
![]() | ![]() |




![]() | ![]() |


![]() | ![]() |
Mỹ Tâm 'lão hoá ngược' ở tuổi 43:
Diệu Thu

![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Mỹ Tâm 'lão hoá ngược' ở tuổi 43:
Diệu Thu
Một số tác dụng của mướp:
- Ngăn ngừa các bệnh về mắt đặc biệt là giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng nhờ thành phần giàu vitamin A, E, các khoáng chất kẽm, đồng.
- Tốt cho tim mạch, chất oxy hóa trong mướp ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, phòng các bệnh hẹp mạch vành, xơ vữa mạch máu não.
- Thực phẩm không thể thiếu cho người đái tháo đường. Theo nghiên cứu, mangan trong mướp thúc đẩy sản sinh insulin kiểm soát đường trong máu, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.
- Nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón, góp phần bảo vệ đường tiêu hóa.
- Giảm tình trạng co thắt cơ, hạn chế chuột rút vì thành phần chứa nhiều kali.
- Tăng cường sắt tốt cho bệnh thiếu máu, phù hợp với người thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
- Giàu vitamin C giúp giảm tình trạng khô da, giảm nhăn, tăng cường chống lão hóa. Bạn có thể dùng loại quả này làm mặt nạ dưỡng da dưỡng ẩm, làm trắng, trị nám da.
Lưu ý khi sử dụng:
Mướp cũng kỵ với củ cải trắng vì đều mang tính hàn. Khi nấu chung người ăn dễ bị lạnh bụng, mệt mỏi. Loại quả này không nấu chung với cải bó xôi (rau chân vịt), do thành phần đều nhuận tràng nên nấu chung có thể gây tiêu chảy.
Khi mua mướp bạn nên chọn quả non, đường vân trên quả mịn, đều nhau, sờ cứng nhưng có độ đàn hồi, cuống màu xanh, bẻ ra có nhiều nhựa. Mướp già thường có đường vân to, vỏ cứng, cuống thâm. Đặc biệt, nếu mướp bị ong chích hay cây còi cọc bạn không nên ăn vì có thể gây ngộ độc, chóng mặt do có chứa chất alkaloid.
100g rau muống cung cấp 55mg tương đương 92% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ này giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C sẽ hỗ trợ quá trình sửa chữa mô liên kết, tóc và da.
Hơn nữa, rau muống góp phần ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, làm chậm quá trình lão hóa và chống lại ung thư.
Giống như các loại rau lá xanh khác, rau muống cũng giàu vitamin A (100g rau cung cấp 210% giá trị vitamin A cần thiết mỗi ngày). Vitamin A hỗ trợ sức khỏe của tóc, da, thị lực và chống lão hóa ở cấp độ tế bào. Rau xanh còn chứa nhiều loại vitamin B, quan trọng cho chức năng trao đổi chất.
Ngoài ra, rau muống còn là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, kali, magie, mangan và phốt pho. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương và răng, điều hòa nhịp tim.
Lưu ý khi ăn rau muống
Không ăn sống
Theo Medical Health Guide, rau muống nhìn chung là loại thực phẩm an toàn và có thể ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên ăn rau sống bởi trong thực phẩm này chứa fasciolopsis buski - một loại ký sinh trùng gây bệnh sán lá ruột. Đặc biệt với rau muống nước, nguy cơ nhiễm các loại chất độc hại càng cao hơn.
Người bệnh có thể khó tiêu, dị ứng và đau bụng khi ăn phải rau chứa loại sán trên. Vì vậy, bạn nên nấu chín, hạn chế ăn rau sống hoặc mới chần sơ qua.
Không ăn rau muống khi có vết thương hở
Khi có vết thương hở, mới phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế ăn rau muống trong vài ngày. Loại rau này tăng sinh collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào có thể gây thừa da, hình thành sẹo lồi.
Không ăn rau muống khi mắc một số bệnh
Những người đau khớp, mắc bệnh gout không nên ăn nhiều rau muống. Trong 100g rau muống có tới 57mg purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Lượng acid uric dư thừa có thể tăng viêm, gây ra các cơn đau xương khớp, gout cấp tính.
Ăn nhiều rau muống cũng không tốt cho người có sỏi thận bởi đây là loại thực phẩm chứa lượng lớn oxalate. Khi dư thừa, oxalate sẽ lắng đọng trong nước tiểu kết hợp với canxi hình thành sỏi thận canxi oxalat.
Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN do Bộ Y tế tổ chức mới đây, bà Bungon Rithiphaqkdee (Cố vấn cao cấp Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á - SEATCA) cho rằng nhiều năm qua, Việt Nam chưa tăng thuế thuốc lá. Tăng thuế thuốc lá mang lại nhiều “thắng” hơn là mất.
Thứ nhất, tăng thu cho ngân sách
WHO và Ngân hàng Thế giới đều khẳng định đánh thuế giúp giảm tiêu thụ thuốc lá, tăng nguồn thu từ thuế. Chính phủ có thể sử dụng nguồn thu từ thuế thuốc lá để phục vụ các quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Thứ hai, giảm tỷ lệ người hút
Tại Điều 6 trong Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá có các hướng dẫn về triển khai chính sách thuế. Thông điệp là thuốc lá và sản phẩm từ thuốc lá phải bán ở mức cao để người dân không có tiền mua, giảm tiêu thụ, thế hệ trẻ được bảo vệ trước thuốc lá.
"Tại việt Nam, 1 bát phở giá 35.000 đồng, tương đương 2 bao thuốc lá. Giá thuốc lá rẻ nên ai cũng mua được và người dân sẽ tiết kiệm tiền ăn bát phở để mua 2-3 bao thuốc lá", bà Bungon nói.
SEATCA tiến hành khảo sát ở các quốc gia về giá thuốc lá như thế nào để người dân không dám mua, bà Bungon cho rằng ở Việt Nam cần bán ở mức hơn 3 USD (hơn 70.000 đồng/bao). Philippines đề xuất tăng lên 10 USD/bao, Indonesia đề xuất 5 USD.
Theo bà Bungon, Philippines là một ví dụ thành công về tăng thuế thuốc lá mà Việt Nam có thể học hỏi. Từ năm 2013, quốc gia này đã tăng thuế thuốc lá một cách đều đặn và tái đầu tư nguồn thu vào các chương trình y tế công cộng. Kết quả, tỷ lệ hút thuốc giảm từ 27% xuống 19,5% sau vài năm, đồng thời doanh thu từ thuế tăng mạnh, đạt 2,9 tỷ USD vào năm 2022. Điều này cho thấy tăng thuế không phải là "đòn đánh" đơn lẻ mà cần lộ trình rõ ràng và sự tái đầu tư hợp lý vào các chương trình chăm sóc sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá.
Hiện tại, Việt Nam tiêu thụ 6,24 triệu bao (dân số 100 triệu người) thu được 716 triệu USD/năm.
Thứ ba, giảm sự mất mát lớn do thuốc lá
Các vấn đề như số người chết do bệnh lý liên quan thuốc lá, mất tiền do người dân tử vong sớm (108.000 tỷ đồng), dành quá nhiều tiền cho mua thuốc lá (49.000 tỷ đồng)…. hoàn toàn có thể giảm bớt khi chính sách thuế đủ mạnh.
Bà Bungon khuyến cáo chính sách tăng thuế thuốc lá càng triển khai nhanh càng tốt, không nên trì hoãn.