
- Thời gian qua Xuân Tiến thường xuyên về Đăk Lăk. Dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh?
- Đúng thế, công việc của tôi bị ảnh hưởng nhiều từ đầu năm 2020. Không có show diễn, tôi về quê, dành thời gian bên cha mẹ. Hai tháng ở quê, tôi đi làm cà phê, phơi lúa, nấu ăn, vui chơi cùng các em nhỏ trong xóm.
Những anh chị nghệ sĩ lớn có thể vẫn đắt show, chỉ ảnh hưởng chút ít, chứ diễn viên trẻ gặp nhiều khó khăn. Show ít, cát-xê hạn chế khiến thu nhập từ nghề diễn của tôi hiện chỉ ở mức đủ sống, không dư dả.
Với mức thu nhập hiện tại tôi chưa thể nghĩ đến mua nhà, xe. Riêng mấy tháng qua, thu nhập của tôi giảm 70%. Tôi phải tiêu xài từ tiền tiết kiệm.
 |
Xuân Tiến thừa nhận mình không giỏi nhưng luôn biết cố gắng. Ảnh: Bá Ngọc. |
- Vậy sau 7 năm theo nghề, anh có gì?
- Bây giờ, mọi người đã biết Xuân Tiến là ai - một diễn viên nhỏ, lùn và có nhiều bạn gái xinh. Nhờ theo nghề diễn tôi đã thay đổi được suy nghĩ của ba mẹ. Người thân từng nghĩ phải đi theo chăm sóc, lo lắng cho tôi suốt đời. Thực tế, tôi đã tự lập, sống bằng chính khả năng của mình. Tôi cũng thay đổi cách nhìn của mọi người về một người khiếm khuyết. Tôi có thể không hoàn thiện như mọi người nhưng vẫn sống lạc quan, vui vẻ, có ích và tự lập.
Trong công việc, tôi thừa nhận mình không phải diễn viên giỏi. Mọi người biết tới tôi chủ yếu nhờ ngoại hình. Và tôi cũng tận dụng ngoại hình để có công việc. Nhưng tôi luôn cố gắng, học hỏi và trau dồi mỗi ngày. Tôi không giấu dốt, điều gì không biết sẽ nhờ đồng nghiệp hướng dẫn.
- Anh có chạnh lòng khi một số khán giả nhận xét Xuân Tiến dùng ngoại hình để mang lại tiếng cười nhiều hơn mảng miếng?
- Ngoại hình là điểm khác biệt khiến khán giả nhớ nhưng tôi vẫn biết diễn xuất. Tôi đâu phải là bình bông di động.
Trong nghề, tôi yêu thích, học hỏi nhiều tiền bối, đàn anh, bạn bè nhưng không mượn nét diễn của ai. Mỗi diễn viên cần phải có nét riêng mới tạo được chỗ đứng trong nghề. Tôi học hỏi ở đồng nghiệp kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn chứ không học nét diễn. Nét diễn của Xuân Tiến là nhanh, loắt choắt, nhí nhảnh. Điểm hạn chế của tôi lại là diễn bị lướt. Tôi đang học hỏi và khắc phục dần nhược điểm ấy.
- Trong 7 năm qua, anh đã cố gắng và trau dồi kỹ năng diễn như thế nào?
- Đồng nghiệp lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn, có điểm hay, tôi đều quan sát, học hỏi. Tôi không sợ người khác đánh giá mình. Tôi không ngại việc mình bị "mắng chửi". Thời gian thi Cười xuyên Việt hầu như tập nào tôi cũng bị đạo diễn mắng. Nhưng càng nghe mắng, tôi càng cố gắng. Tôi cứ nghĩ mình dở. Vì dở mới bị đạo diễn mắng. Để không bị mắng không còn cách nào khác là tôi phải làm tốt hơn từng ngày.
- Thừa nhận mình không giỏi nhưng vẫn theo nghề khác nào anh đang "cố đấm ăn xôi"?
- Diễn xuất là đam mê lớn của tôi. Hơn nữa, tôi còn trẻ, sẽ có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân. Khi nào cùng đường, không ai mời show, tôi sẽ buông bỏ.
Tôi không có tham vọng sẽ trở thành một ai đó trong showbiz. Tôi chỉ có mưu cầu hạnh phúc mà thôi. Như vậy không có nghĩa tôi sớm bỏ cuộc, hèn nhát hay làm hời hợt. Tôi xác định phải làm tốt nhất công việc mình được nhận.
- Từ một người tự ti về ngoại hình đến một diễn viên hài sống lạc quan. Quá trình đó thay đổi ra sao?
- Thời gian đầu bước chân đến TP.HCM - một thành phố rộng lớn, tôi tự ti, sợ hãi. Mọi việc đều tự mình phải tự lo. Xung quanh tôi luôn có những lời bàn tán, không ít bình luận khiếm nhã.
Đến khi vào showbiz, đồng nghiệp gọi tôi là "Tiến lùn", anh Trường Giang nói tôi là "diễn viên lùn nhất showbiz". Ban đầu, tôi không tránh khỏi cảm giác buồn. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực ấy cũng bị xóa tan nhanh chóng. Tôi cho rằng ngoại hình chính là đặc điểm riêng, khiến mình khác biệt với mọi người. Đến bây giờ, không còn bình luận ác ý nào có thể làm tôi đau lòng được nữa.
"Tôi làm nhiều điều cho bạn gái"
- Nhưng anh đã sợ những bình luận về tình yêu đến mức không dám chia sẻ hình ảnh với bạn gái như trước?
- Khi công khai chuyện tình cảm, chúng tôi phải đón nhận hai luồng ý kiến, cả tích cực và tiêu cực. Đọc những bình luận trái chiều, tôi không sao nhưng người thân của bạn gái sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy để chuyện tình cảm của mình bình yên, tôi không nên chia sẻ vô tư như trước.
- Mỗi lần Xuân Tiến công khai bạn gái, khán giả luôn bất ngờ bởi đa số đều xinh đẹp như hot girl. Bí quyết của anh là gì?
- Trong cuộc sống, điều tôi mưu cầu lớn nhất là hạnh phúc. Cha mẹ vẫn nghĩ rằng với vóc dáng quá nhỏ bé, tôi sẽ không có việc làm, càng không thể kết hôn. Từ khi đến TP.HCM đi học, tôi may mắn gặp được những người bạn tốt và có công việc. Tôi cũng không thể nghĩ có ngày mình trở thành diễn viên, được khán giả biết tới.
Khi quen bạn gái, không phải tôi chọn họ vì ngoại hình, vẻ ngoài xinh đẹp. Mọi thứ đến với tôi tự nhiên. Những người có tình cảm với tôi rất tốt. Họ đến với tôi đều xuất phát từ tình cảm. Tôi đâu phải là đại gia để có thể lấy tiền làm vũ khí tán tỉnh. Trước khi nảy sinh tình cảm, chúng tôi đã là bạn bè.
 |
Xuân Tiến cho biết anh rất quan tâm và lo lắng cho bạn gái. Ảnh: Bá Ngọc. |
- Trong tình yêu, anh có gì khác biệt?
- Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là con người của mình. Tôi mưu cầu hạnh phúc nên có thể làm mọi việc để người thân yêu cảm thấy vui vẻ. Công việc của mình là mang nụ cười đến khán giả thì không có lý gì lại tiết kiệm điều đó với người thân. Không ai muốn ngồi trò chuyện với người suốt ngày càu nhàu, than thở. Vì vậy tôi chỉ kể chuyện vui khi gặp bạn gái. Tôi nghĩ đó là điểm cộng của mình.
Tính tôi cũng hay lo nên thường lo lắng cho mọi người. Tôi có thể lo cho bạn gái từ điều nhỏ nhất. Dù tôi không đi xe được, bạn gái thích món gì, tôi vẫn đưa cô ấy tới được quán ăn. Nói chung không có gì mình không làm được, chỉ là có muốn làm hay không thôi.
- Anh và bạn gái hiện tại trải qua những khó khăn thế nào trước khi gắn bó?
- Khi mua một tờ vé số, món đồ nhỏ người ta cũng phải suy nghĩ. Vì thế chúng tôi đều đắn đo trước khi bắt đầu mối quan hệ. Xác định yêu, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm với bạn gái, đối diện với hai bên gia đình, người thân. Làm sao tránh khỏi sự so sánh giữa tôi và một người bình thường. Tôi chỉ biết rằng bạn gái hiện tại là cô gái mạnh mẽ, cá tính và dám vượt qua những lời dèm pha.
Về phía người thân của cô ấy nếu có phản đối cũng là điều tất nhiên. Đó là tâm lý chung của mọi người. Tôi chỉ biết cố gắng mỗi ngày sống và làm việc tốt hơn.
 |
Nam diễn viên dự định kết hôn vào năm 30 tuổi. Ảnh: Bá Ngọc. |
- Mưu cầu hạnh phúc hàng đầu nghĩa là anh cũng mong muốn sớm kết hôn?
- Tôi mới 27 tuổi, cần thêm thời gian để làm việc, kiếm tiền, có điều kiện lo cho tương lai. Nếu có kết hôn, tôi nghĩ phải 30 tuổi. Cát-xê từ nghề diễn hiện khá bấp bênh, chưa thể ổn định cuộc sống. Ngoài đóng phim, tôi phải làm thêm kinh doanh - bán phụ liệu cho đoàn phim.
Theo zingnews.vn

Diễn viên Hồng Ánh và câu chuyện 'người thứ ba'
Hồng Ánh là cái tên đã quen thuộc với khán giả nhiều năm qua tuy nhiên đời tư cô ít khi chia sẻ.
" alt=""/>Xuân Tiến: 'Tôi từng buồn khi bị nói lùn nhất showbiz'

Những nhà giáo dục, quan tâm tới giáo dục trăn trở về ngành trong năm 2016, dự đoán những điểm mới trong năm 2017Tiến sĩ Phạm Thị Ly: Phải tập nghĩ mình sẽ nhận thành quả hoặc lãnh hậu quả quyết định của chính mình

|
TS Phạm Thị Ly Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục Đại học
|
Trong năm qua, giáo dục phổ thông với thành tích PISA tiếp tục đạt được ở mức cao, nhưng không được đón nhận như một niềm vui hay tự hào, vì những bất cập trong thực tiễn giáo dục vẫn đang là mối quan ngại, nổi bật là việc chạy theo thành tích, áp lực học hành quá tải và thiếu kỹ năng sống.
Thông tư 30 về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học là một hướng đi đúng, nhằm giảm nhẹ áp lực điểm số, thành tích và hướng tới cải thiện chất lượng học tập của học sinh, đã bị nhiều giáo viên và phụ huynh phản đối mạnh mẽ. Tương tự như vậy là chương trình giáo dục tiểu học mới VNEN…
Điều này cho thấy đưa cái mới vào thực tiễn giáo dục khó khăn như thế nào. Để cải thiện chất lượng giáo dục, không chỉ cần ý tưởng đúng, chủ trương đúng, mà phải có những chính sách có tính chất nền tảng hơn…
Đối với giáo dục đại học, việc tiếp tục mở rộng uyền tự chủ cho các trường là xu hướng tiến bộ, đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực để thực thi một cách có hiệu quả.
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý phải tập trung vào việc đòi hỏi sự minh bạch, và người học phải rèn luyện khả năng đánh giá và chọn lọc thông tin, và phải làm quen với cách nghĩ, không ai khác ngoài chính mình sẽ hưởng thành quả hay lãnh hậu quả những quyết định của mình, không thể dựa vào ai khác.
Các trường ngoài công lập tiếp tục gây lo ngại với những tranh chấp về quyền sở hữu và điều hành. Những tranh chấp đó cho thấy những khoảng trống trong chính sách, đòi hỏi nhà nước phải cải thiện. Trong khu vực ngoài công lập, không những việc quản trị hệ thống đang có vấn đề, mà quản trị cấp trường cũng rất có vấn đề.
Tôi nghĩ năm 2017, niềm tin đối với giá trị tấm bằng đại học tiếp tục suy giảm, gây khó khăn cho việc phát triển giáo dục đại học, nhất là khu vực ngoài công lập. Các trường bị tranh chấp có thể sẽ bị suy yếu. Những trường có năng lực lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn mới có thể kịp thời thích ứng với những thay đổi của bối cảnh.
Tiến sĩ Trần Đình Lý: Con tàu đổi mới phải chấp nhận sự tròng trành

|
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM |
Ngành giáo dục phải có định hướng chiến lược trung hạn và dài hạn rõ ràng, minh bạch, có lộ trình, phân đoạn, phân vai tránh những sự đổi mới không mang tính dài hạn, loay hoay. Tôi tin rằng khi xã hội và người học hủng hộ từ quan điểm đến cách làm sẽ không có những than phiền mà toàn tâm toàn ý thực hiện sứ mệnh cao cả.
Quan sát giáo dục đại học hiện nay cho thấy, số lượng trường đại học ở Việt Nam chưa nhiều, tỷ lệ sinh viên/một vạn dân là 250 và còn thấp so với chiến lược đặt ra trước đó. Tuy nhiên cần phải nghiêm khắc xem xét và đánh giá lại những trường học để lại tai tiếng cho ngành giáo dục.
Tôi nghĩ năm 2017 sẽ có những đầu tư vào chất lượng. Xu thế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế của các trường đại học. Các trường đào tạo theo hướng hội nhập, trường không đủ sức cạnh tranh sẽ bị giảm thị phần, thậm chí đóng cửa. Việc đổi mới căn bản, toàn diện phải cân nhắc nhưng cũng phải quyết liệt. Con tàu đổi mới phải chấp nhận sự tròng trành, chứ không sóng yên biển lặng.
Nhạc sĩ Sỹ Luân: "Tiên học lễ, hậu học văn" đã biến mất

|
Nhạc sĩ Sỹ Luân, Giám đốc Trung tâm văn hóa-nghệ thuật Trườn ĐH Công nghệ TP.HCM |
Dường như khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn đã biến mất khỏi các trường học. Sinh viên đến trường không còn biết gỡ nón, cúi đầu chào thầy cô. Các emcũng vô cảm với xã hội, xả rác, nói tục, kênh kiệu, đánh nhau, mất hết cả tư cách lề lối đạo đức. Trong khi đó, giáo viên lại bận rộn với giáo án, cơm áo gạo tiền nên không nhắc nhở các em.
Mặt khác, giáo dục vẫn còn thô ráp trong những cuốn giáo trình thiên về thuyết, khiến một bộ phận sinh viên trở nên thụ động, nhút nhát. Các em đang khép kín tâm hồn, hời hợt với cuộc sống, mỗi em là một smartphone và thế giới ảo của riêng mình.
Bản thân tôi mong muốn mang đến cho sinh viên cơ hội được phát triển các kỹ năng mềm cần thiết để thư giãn trong quá trình học tập. Hi vọng ngành giáo dục có những đổi mới tích cực để sinh viên, học sinh xác định rõ hướng đi của mình, biết mình có những thế mạnh gì. Và hơn hết, đừng xem hoạt động văn hóa – nghệ thuật trong trường đại học, các cơ sở giáo dục chỉ là hoạt động vui chơi thông thường, chỉ để phát triển tài lẻ, mà hãy xem đó là cách để phát triển toàn diện người học, giúp sinh viên – học sinh tự tin thể hiện mình.
PGS.TS Đỗ Văn Xê : Không nên đổi mới nữa cho đến khi ổn định

|
Ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ |
Giáo dục cần có sự cải tiến để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn nhưng cũng cần sự ổn định để tránh xáo trộn. Quan sát 20 năm qua, giáo dục cải tiến nhiều hơn sự ổn định nên người dân hoang mang, các hoạt động về giáo dục chưa có nền tảng vững chắc.
Tôi cho rằng, đầu tàu ngành giáo dục đã rất năng động khi có sự thay đổi đáng kể, nhất là quy chế thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Nhưng mong lãnh đạo ngành giáo dục nên bám chặt vào những đổi mới để đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp và không nên đổi mới nữa cho đến khi mọi việc đi vào ổn định.
Điểm mấu chốt là bỏ bớt các việc không liên quan nhiều đến giảng dạy và học tập như thi học sinh giỏi các dạng, thì giáo viên giỏi, thi sáng kiến, sáng chế, tách các việc mang tính hành chính sự vụ ra khỏi nhiệm vụ của giáo viên... để giáo viên có thể tập trung tối đa thời gian vào việc giảng dạy, học sinh tập trung tối đa vào việc học tập. Thầy làm việc của thầy, trò làm việc của trò, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ giảng dạy làm các việc hành chính.
Nhà báo Ngô Kinh Luân: Những nhà làm giáo dục phải xác định lại vai trò của mình trong kiến tạo con người

|
Nhà báo Ngô Kinh Luân, Báo Công an nhân dân |
Năm 2016 có những ồn ào xuất phát từ câu chuyện ngoài tri thức như tranh cãi xung quanh việc cấm dạy thêm, bắt quả tang giáo viên dạy thêm, nữ nhà giáo được điều đi làm tiếp tân, nữ sinh đánh nhau quay clip, đưa trò chơi trực tuyến vào nhà trường… Những cố gắng của những vị làm quản lý công tác giáo dục vẫn chưa khiến tôi thấy điều này đang hiện hữu.
Tiên quyết cho sự phát triển của một quốc gia, cho nhận thức của nhân dân, sự văn minh của một xã hội, phát triển bền vững của một kinh tế, rường cột phải là giáo dục. Một quốc gia chỉ có thể phồn vinh nếu những cá nhân sinh sống trong quốc gia đó được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, đúng đắn và đi kịp với sự phát triển tri thức của thế giới.
“Đi mãi thì thành đường”, không có gì là không thể làm được. Tôi cho rằng, vấn đề chính là những nhà làm giáo dục, từ quản lý đến giáo viên phải xác định lại vai trò của mình, nhận thức đúng sứ mệnh của mình trong công tác kiến tạo con người mới, truyền thụ nhận thức tư duy để tạo ra những tri thức mới.
Hy vọng điều đơn giản này sẽ được lắng nghe và thực hiện.
Lê Huyền
" alt=""/>Đổi mới giáo dục: Mong đợi gì ở giáo dục 2017?