Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, ngày 20/10/2016, HĐND TP đã có văn bản gửi UBND TP về việc đưa công trình tại nhà số 30, 32 phố Lê Thái Tổ ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (QH-KT) đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ.
![]() |
Vị trí dự kiến xây khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ |
Về việc này, UBND TP chấp thuận về nguyên tắc với nội dung của báo cáo, đề xuất nêu trên, giao Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh phương án quy hoạch, kiến trúc, lấy ý kiến các tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia quy hoạch kiến trúc, thông tin rộng rãi để nhân dân và các nhà khoa học được biết, góp ý; thực hiện đúng các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, HĐND TP và các quy định hiện hành.
UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, xác định đầy đủ, chính xác các nhà biệt thự thuộc và không thuộc đối tượng quản lý theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, báo cáo UBND TP để báo cáo HĐND TP điều chỉnh nghị quyết tại kỳ họp cuối năm 2016.
Được biết, khu đất dự kiến xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intimex Việt Nam đang quản lý được Sở TN&MT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BD 985958 vào ngày 8/3/2011. Khu đất có mặt tiền dài nhất của tuyến phố Lê Thái Tổ, bởi hiện tuyến phố này được đánh theo số chẵn từ số 2 đến số 48 thì khu đất này đã bao gồm từ số 22,24,26,28,30,32.
Việc xây dựng công trình tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp ở số 22-32 Lê Thái Tổ ngay sát di sản quốc gia đặc biệt Hồ Gươm có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đáng nói, trong báo cáo của các sở chuyên môn Hà Nội về quá trình giải quyết hồ sơ của dự án này cho thấy, khu đất lập dự án đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp tại số 22-32 có liên quan đến 2 công trình biệt thự cũ xếp nhóm 2 theo danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội” (cụ thể 2 biệt thự cũ ở đây là số 30 và 32-PV).
Ngày 30/12/2015, trên cơ sở báo cáo khảo sát, kiểm định và đánh giá chất lượng hiện trạng công trình nhà biệt thự số 30 và 32 phố Lê Thái Tổ do Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội lập tháng 11/2015, Sở Xây dựng đã có ý kiến cho rằng, công trình tại khu đất nêu trên đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn quá trình khai thác sử dụng và đề nghị Sở QH-KT căn cứ vào quy hoạch, quy chế quản lý sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 để báo cáo thành phố Hà Nội quyết định.
Tham gia ý kiến chuyên môn về vấn đề này, Sở QH-KT kiến nghị giữ nguyên quy mô về tầng cao, chiều cao tầng, mật độ xây dựng các công trình phía ngoài giáp mặt phố Lê Thái Tổ đảm bảo tuân thủ quy định tại “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội nhằm gìn giữ được hình ảnh không gian kiến trúc đặc trưng của tuyến phố Lê Thái Tổ (được đánh giá là tuyến phố giữ kiến trúc đẹp nhất trong khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm)”.
Sở QH-KT cũng đưa ra ý kiến, trong trường hợp các công trình biệt thự nhóm 2 (phía ngoài, giáp phố Lê Thái Tổ) bị hư hỏng nặng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn sử dụng theo ý kiến của Sở Xây dựng thì chủ đầu tư có thể nghiên cứu phương án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.
“Các trường hợp đặc biệt phải phá dỡ để xây dựng công trình mới thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, sau đó UBND thành phố quyết định cho phép phá dỡ công trình”, văn bản nêu rõ.
Hồng Khanh
" alt=""/>Hà Nội sẽ có khách sạn khủng cạnh Hồ Gươm?Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Tiền, Phó trưởng khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết các trường hợp ngộ độc do ăn phải nấm rừng thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, đau thành từng cơn, đi ngoài nhiều lần, nôn ra thức ăn hoặc lẫn máu. Toàn thân người bệnh mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, nổi mẩn; có các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, co giật.
Ngộ độc nấm nặng có thể gây liệt thần kinh, tổn thương gan, thận, hôn mê và tử vong.
Bác sĩ Tiền khuyến cáo người dân chỉ nên ăn các loại nấm được trồng tại nhà, biết rõ chủng loại và nguồn gốc. Tuyệt đối không hái nấm mọc ngoài vườn, rừng về ăn, nhất là các loại có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.
Khi có các biểu hiện ngộ độc sau ăn uống, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.
Tại nghị quyết của HĐQT Viwasupco ngày 11/11/2016, HĐQT công ty đã thông qua đơn xin thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Vũ Quý Hà, Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đồng thời thông qua việc bầu ông Dương Văn Mậu làm Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Cùng với việc thông qua đơn của ông Vũ Quý Hà, HĐQT Viwasupco cũng thông qua việc từ nhiệm của ông Nguyễn Anh Việt - Ủy viên HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020.
![]() |
Hiện trường đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 18 (ngày 11/7). |
Trước đó, Viwasupco cũng đã có sự thay đổi về nhân sự. Ông Bùi Minh Trường - Giám đốc Ban quản lý Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2 chính thức bị miễn nhiệm từ ngày 25/4. Công ty bổ nhiệm ông Lê Minh Quý giữ chức vụ Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án với thời gian bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 25/4.
Không chỉ thay đổi nhân sự, Viwasupco còn có sự “thay máu” cổ đông. Theo đó, cuối tháng 3/2016, cổ đông ngoại Công ty Acuatico Pte Ltd - Singapore đã chuyển nhượng toàn bộ 43,6% vốn điều lệ cho CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh thái, qua đó kết thúc 5 năm rưỡi đầu tư vào doanh nghiệp nước sạch này. Đây là công ty con thuộc sở hữu của Công ty quản lý quỹ đầu tư Avenue (Avenue Capital Group), một quỹ đầu tư của Mỹ.
Acuatico là cổ đông chiến lược của công ty từ năm 2010 sau khi mua số cổ phần trên từ Tổng công ty Vinaconex. Trước đó, Vinaconex là công ty mẹ và nắm giữ gần như toàn bộ vốn tại Viwasupco.
Sau gần 6 năm gắn bó, Acuatico quyết định rút vốn khi Viwasupco đang chuẩn bị đầu tư Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2. Trong những năm có sự hiện diện Acuatico, Viwasupco thua lỗ triền miên do chi phí vay lãi quá lớn. Đến năm 2014, công ty mới chính thức xóa lỗ lũy kế.
Năm 2015, doanh thu công ty tăng lên 404 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 147 tỷ đồng do được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu 439 tỷ, lợi nhuận sau thuế tăng lên 161 tỷ đồng. Mặc dù đã có lãi nhưng công ty vẫn tiếp tục chưa có kế hoạch trả cổ tức do cần tiền thực hiện giai đoạn 2 của công trình. Không nhận được cổ tức từ Viwasupco không có nghĩa là Acuatico thất bại trong khoản đầu tư này bởi đến nay giá trị chuyển nhượng của thương vụ này vẫn còn là một “ẩn số”.
Cuộc thoái lui của cổ đông ngoại gắn bó gần 6 năm với Viwasupco được thực hiện cùng lúc với thời gian Viwasupco chuẩn bị đầu tư vào giai đoạn 2 của Dự án đường ống nước Sông Đà. “Chương mới” của Viwasupco sẽ được viết cùng một nhà đầu tư Việt Nam – CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái.
Dù có sự “thay máu” nhân sự, cổ đông, đường ống sông Đà giai đoạn 2 vẫn chưa biết bao giờ sẽ được hoàn thành. Trong khi đó đường ống sông Đà số 1 vẫn liên tiếp gặp sự cố tới lần thứ 20. Thậm chí gần đây nhất chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đường ống nước sông Đà đã gặp sự cố 2 lần liên tục vào ngày 14/9 và ngày 2/10.
Trong khi đó, liên quan đến việc chọn nhà thầu của gói thầu Gói thầu về Cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện (CCOG-09), báo cáo của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, do thay đổi về cơ cấu cổ đông, điều kiện về pháp lý, tài chính của chủ đầu tư và mong muốn đẩy nhanh thực hiện dự án, triển khai đồng thời toàn bộ tuyến ống có chiều dài 46,4km của Dự án giai đoạn 2 (thay cho việc chỉ thực hiện 21km tuyến ống như đã nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu CCOG-09) nên Hội đồng quản trị Viwasupco đã thông qua Nghị quyết (ngày 12/5/2016) về việc hủy thầu và không ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu CCOG-09 với nhà thầu Xinxing.
Theo thông tin từ biên bản họp HĐQT Viwasupco (ngày 11/11), Tổng Giám đốc công ty đã báo cáo thành viên HĐQT về chỉ đạo của cổ đông lớn về việc ưu tiên thực hiện triển khai đầu tư tuyến ống giai đoạn 2 để hỗ trợ đường ống giai đoạn 1.
Dự án đường ống nước sông Đà, năm 2005 dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông triển khai giai đoạn 1, dài 45,8km, công suất 300.000 m3/ngày đêm, với số vốn 1.500 tỉ đồng. Năm 2009, tuyến ống số 1 được đưa vào vận hành. Năm 2010, công trình được Bộ Xây dựng trao “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam”. Thế nhưng, trong chưa đầy 6 năm vận hành, “công trình vàng” đã vỡ đến 20 lần và nhiều khả năng sẽ vỡ tiếp. Giai đoạn 2 của dự án được khởi công vào tháng 10/2015 với tổng nguồn vốn đầu tư dự án gần 5.000 tỷ đồng. Còn nhớ tại ngày khởi công đường ống nước sông Đà số 2, chính ông Vũ Quý Hà – Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã khẳng định rằng: Đường ống nước số 2, thứ nhất chúng tôi cam kết về tiến độ. Chúng tôi đảm bảo trước 30/5/2016, 21km đầu tiên hoàn thành sẽ hỗ trợ tốt cho đường ống số1. Chúng tôi cũng hy vọng trong năm 2016, nhất là vào mùa nóng việc cấp nước cho thành phố sẽ được ổn định. Tuy nhiên đến nay khi đơn xin thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Vũ Quý Hà, Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã thông qua, tất cả vẫn nằm trong lời hứa. |