. Đây là thành quả sự hợp tác giữa công ty này và NASA, mở ra hướng đi mới cho ngành khai thác vũ trụ của Mỹ.</p><p>Thông tin này sẽ giúp uy tín của SpaceX tăng cao, và rất có thể sẽ lại đẩy giá trị của công ty do Elon Musk sáng lập lên một mức mới trong những vòng gọi vốn sau.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Vào ngày 31/5, SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 đưa hai phi hành gia lên trạm vũ trụ ISS trên tàu Crew Dragon. Ảnh: SpaceX. |
Theo CNBC, giá trị của SpaceX ở thời điểm hiện tại vào khoảng 36 tỷ USD, dựa trên kết quả vòng gọi vốn gần nhất của công ty diễn ra vào tháng 3. SpaceX là một trong những công ty tư có giá trị lớn nhất, và mỗi vòng gọi vốn của SpaceX đều thu hút sự chú ý.
SpaceX lấy tiền đầu tư từ đâu?
SpaceX là công ty tư nhân, đồng nghĩa không niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, công ty này vẫn gọi vốn với rất nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Theo Investopedia, SpaceX được thành lập năm 2002 với nguồn vốn góp chính từ Elon Musk, sau khi ông trở thành triệu phú nhờ bán PayPal. Trong quá trình hoạt động, công ty này cũng mở nhiều vòng gọi vốn, thu hút đầu tư từ các quỹ như Founders Fund, Draper Fisher Jurvetson và Valor Equity Partners.
 |
Tỷ phú Elon Musk là nhà sáng lập, người đầu tư ban đầu của SpaceX. |
Tháng 1/2015, SpaceX có vòng gọi vốn đáng chú ý khi được Google và Fidelity Investmenst đầu tư với số tiền 1 tỷ USD đổi lấy gần 10% cổ phần. Trong năm 2019, SpaceX gọi vốn 3 lần và nhận về tổng cộng 1,33 tỷ USD, theo CNBC.
Gần đây nhất, vào tháng 3 SpaceX đã gọi vốn hơn 500 triệu USD. Theo CNBC, tài liệu của SpaceX gửi Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) cho thấy số cổ phần được bán ra tương đương định giá công ty khoảng 36 tỷ USD, cao hơn mức 33,3 tỷ USD vào năm 2019. CNBC nhận định cổ phần của SpaceX là món đầu tư được quan tâm, và công ty này cũng là một trong những công ty tư nhân có định giá cao nhất.
Vì là một công ty tư nhân, SpaceX không có nghĩa vụ phải công khai các chi phí như nghiên cứu, phát triển cho các dự án vũ trụ của họ. Tuy nhiên, nhà sáng lập Elon Musk từng nói chỉ riêng chi phí phát triển tàu vũ trụ Crew Dragon, con tàu vừa đưa hai phi hành gia NASA lên ISS, đã chiếm khoảng vài trăm triệu USD từ nguồn vốn riêng của công ty.
Do không công khai số liệu tài chính, chỉ có thể dự đoán nguồn thu của SpaceX chủ yếu đến từ việc phóng tên lửa. Ngoài nhiều hợp đồng đã ký với NASA, SpaceX còn ký kết phóng tên lửa với nhiều công ty khác. Mỗi chuyến du hành của tên lửa Falcon 9 có giá khoảng 62 triệu USD, và theo Motley Fool thì SpaceX có thể thu về khoảng 12 triệu USD lợi nhuận, và trừ đi các chi phí hoạt động có lãi khoảng 15%.
"Chúng tôi không cần gọi vốn"
Hiện tại SpaceX đang cùng lúc phát triển 3 dự án đầy tham vọng: Crew Dragon, Starlink và Starship. Trong đó, Crew Dragon là tàu vũ trụ có thể đưa người, hàng hóa lên không gian. Starlink là dự án phóng hàng chục nghìn vệ tinh lên vũ trụ để phát Internet tới mọi nơi trên Trái Đất, còn Starship là tàu vũ trụ cỡ lớn cũng có nhiệm vụ chở người, hàng hóa.
Đó là chưa kể những kế hoạch còn xa hơn mà Elon Musk từng nói đến, như việc thuộc địa hóa Hỏa Tinh. Mỗi dự án của SpaceX đều là những dự án khổng lồ, với chi phí lên tới hàng tỷ USD.
Theo CNBC, Phó chủ tịch SpaceX Jonathan Hofeller cho biết dự án Starlink sẽ tốn khoảng 10 tỷ USD để đạt mục tiêu đưa 12.000 vệ tinh lên vũ trụ. Tuy nhiên, ông Hofeller cũng nói rằng Starlink chủ yếu dùng nguồn vốn từ kinh doanh chứ không phải các vòng gọi vốn của SpaceX. Vị lãnh đạo công ty này cho biết họ có "vị thế khác hẳn" so với những đối thủ cũng trong ngành vệ tinh vũ trụ.
 |
Dự án Starlink, phủ kín Trái Đất bằng mạng lưới vệ tinh của SpaceX có thể thay đổi cách Internet hoạt động. Ảnh: SpaceX. |
"Đó là lý do chúng tôi gần như không tiết lộ gì về những thứ chúng tôi đang làm, bởi chúng tôi không cần phải ra ngoài và gọi vốn cho mảng kinh doanh này", Phó chủ tịch SpaceX cho biết.
Theo Motley Fool, việc chào bán cổ phiếu của SpaceX không hẳn có giá trị gọi vốn để kinh doanh, bởi con số mà họ thu về thấp hơn nhiều so với chi phí mà SpaceX tuyên bố. Mục đích chính của vòng gọi vốn mới nhất là khẳng định giá trị của SpaceX vẫn được giữ nguyên, thậm chí còn tăng nhẹ dù cả thế giới khủng hoảng với dịch Covid-19.
Tín hiệu này, cùng với việc SpaceX hợp tác thành công với NASA, liên tục nhận những hợp đồng từ cơ quan vũ trụ của Mỹ, có thể tạo hình ảnh đẹp cho công ty. Tỷ phú Elon Musk được cho là muốn giữ quyền kiểm soát của mình với SpaceX, do vậy ông không có ý định chào bán cổ phiếu SpceX cho công chúng (IPO) trong tương lai gần. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng SpaceX có thể tách riêng Starlink để IPO trong vài năm tới. Khi đó, giá trị cổ phần SpaceX có thể dùng để xác định các thông số cho IPO.
Theo Zing

Tàu vũ trụ Crew Dragon của tập đoàn SpaceX “cập bến” ISS
Hoạt động “cập bến” diễn ra chỉ 19 giờ sau khi tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của bang Florida.
" alt=""/>Giải mã SpaceX: Công ty của Musk lấy tiền ở đâu để thay đổi thế giới?

Tiềm năng thị trường Influencer Marketing
Với sự phát triển như vũ bão của truyền thông đại chúng, những thông tin thật giả trôi nổi trên thị trường vô tình tạo nên cuộc “khủng hoảng lòng tin” từ phần lớn người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng đã và đang thay đổi xu hướng mua hàng của bản thân, họ không còn chạy theo những quảng cáo tràn lan trên thị trường nữa, mà hướng lòng tin vào những “người ảnh hưởng” (Influencer) và các thông tin truyền miệng để đưa ra quyết định mua của bản thân.
Theo báo cáo Quảng cáo và Niềm tin toàn cầu của Nielsen, 92% người tiêu dùng tin vào giới thiệu của bạn bè, người thân và những người họ tin tưởng hơn là quảng cáo của chính thương hiệu đó.
Nắm bắt được tầm quan trọng của những “người ảnh hưởng”, các nhãn hàng đã tận dụng Influencer Marketing để mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng, đồng thời củng cố niềm tin từ họ đối với nhãn hàng, mang tác động tích cực cho lợi tức đầu tư của thương hiệu.
 |
Ngân sách dành cho các chiến dịch Influencer Marketing ngày càng lớn. |
 |
Đo lường ROI các chiến dịch Influencer Marketing vẫn là một thách thức lớn. |
 |
Đo lường bằng lượt tương tác (Engagement) là phương thức đo lường chủ đạo trong các chiến dịch Influencer Marketing. |
Điều các nhãn hàng “mong mỏi” từ chiến dịch Influencer Marketing
Điều đầu tiên các nhãn hàng mong muốn từ một chiến dịch Influencer Marketing là “tăng độ nhận diện thương hiệu”. Với lợi thế của Influencer – có khả năng tự sản xuất nội dung qua việc chia sẻ thông tin, trải nghiệm về thương hiệu tới những người trung thành thì việc đón đầu xu thế, có được sự ủng hộ của họ trước đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ tạo khác biệt rất lớn trong thành công của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhãn hàng muốn xây dựng tình yêu và lòng tin từ khách hàng thông qua lời nói của các Influencer vì họ có độ tin cậy và sức ảnh hưởng lớn tới công chúng. Influencer luôn hiểu rõ tệp khán giả của mình nên sẽ biết cách lồng ghép thương hiệu một cách khéo léo để mang khách hàng về cho nhãn hàng. Chính vì vậy, việc chọn lọc những Influencer phù hợp với định hướng sẽ giúp các nhãn hàng tiếp cận đúng tập khách hàng mục tiêu của mình.
Cuối cùng, Influencer Marketing cũng giúp tỉ lệ ROI (Return on investment - tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu tư) vượt trội. Theo nghiên cứu của Tomoson (một trong những đơn vị hàng đầu tại Mỹ cung cấp dịch vụ Influencer Marketing), trung bình 1 chiến dịch Influencer Marketing tốt mang lại doanh thu cao gấp 6,5 lần chi phí bỏ ra. Influencer Marketing được đánh giá là kênh phát triển nhanh nhất của doanh nghiệp để thu về khách hàng trên kênh trực tuyến.
Anh Trần Hữu Tùng - Giám đốc Mocato Việt Nam - đơn vị đồng hành và tin tưởng lựa chọn Ecomobi Social Selling Platform (SSP) làm kênh quảng cáo mũi nhọn từng khẳng định “SSP không chỉ giúp Mocata tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn nâng cao đáng kể mức tăng trưởng về mặt doanh số.”
Mocato tiết kiệm thời gian và ngân sách để lựa chọn Social Seller dựa trên thư viện có sẵn trên hệ thống. Bên cạnh đó, công cụ Chatbot giúp Mocato chốt đơn nhanh chóng, thu thập chính xác dữ liệu người dùng và chuyển dữ liệu đó vào hệ thống Tracking phân tích, từ đó điều chỉnh chiến lược kế tiếp một cách hiệu quả – điều mà trước đây Mocato chưa từng nghĩ tới sẽ thực hiện được.
 |
Performance Influencer là xu hướng dịch chuyển tất yếu cho các chiến dịch marketing trong năm 2020 |
Cơ hội X10 thu nhập dành cho các Influencers
Sự phát triển liên tục của các mạng xã hội cũng kéo theo việc các Influencers nổi lên ngày một nhiều, làm thế nào để trở nên nổi bật và đem về thu nhập cao luôn là bài toán khó đặt ra cho các Influencers. Theo CEO Trương Công Thành, Ecomobi luôn hướng tới lợi ích của Influencer, và đây chắc chắn là xu hướng dịch chuyển mà công ty đã và đang hướng tới. Nếu như trước đây, các Influencers chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ chi phí booking của nhãn hàng, thì khi hợp tác cùng Ecomobi, họ sẽ nhận thêm một khoản hoa hồng từ các sản phẩm bán được cho nhãn hàng.
YouTuber Dương Dê đã trở thành cái tên quen thuộc trong cộng đồng Influencer với những nội dung sáng tạo liên quan đến tin tức và trải nghiệm sử dụng thiết bị công nghệ, xe cộ. Sau gần 1 năm hợp tác cùng Ecomobi, Dương Dê vượt lên sở hữu 434k Followers và dành 4 nút bạc danh giá của Youtube.
Ngoài ra, tân binh Kiều Chinh với kỳ vọng ban đầu chỉ là nhà sáng tạo nội dung về mỹ phẩm và làm đẹp, sau gần 6 tháng gia nhập cộng đồng Social Seller, Kiều Chinh trở thành cái tên được các nhãn hàng săn đón với kênh Youtube đạt 100k lượt Followers.
Kiều Chinh chia sẻ: “Ecomobi SSP giúp tôi đạt được những thành công ngoài mong đợi. Nguồn thu nhập ổn định và bền vững giúp tôi duy trì đam mê và đầu tư hơn nữa vào các nội dung sáng tạo của mình. Cảm ơn đội ngũ Ecomobi đã giúp tôi kết nối được với các brand và cộng đồng Influencer một cách đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng.”
Bên cạnh việc hỗ trợ các Influencers có thêm thu nhập, Ecomobi SSP còn là cầu nối giúp những “người ảnh hưởng” có cơ hội được hợp tác với các nhãn hàng lớn trong và ngoài nước. Không chỉ dừng lại ở giá trị kinh tế, mà hợp tác xuyên quốc gia còn là giá trị mà Ecomobi SSP đem tới cho các Influencers của mình.
Việc đẩy mạnh nguồn thu cho các Influencers sẽ phát triển thành xu hướng, có khả năng thay đổi cục diện Influencer Marketing trong những năm sắp tới. Bên cạnh đó, để tối ưu hoá doanh thu và độ phủ cho các nhãn hàng, Ecomobi đang cố gắng xây dựng và hoàn thiện một cộng đồng Social Seller đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh, có mức độ ảnh hưởng rộng rãi để tiếp cận tới nhiều nhóm khách hàng hơn trong thời gian tới.
Ecomobi SSP là nền tảng toàn diện và duy nhất hỗ trợ các Nhãn hàng hoặc Nhà cung cấp gia tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu thông qua việc thúc đẩy bán hàng trên các kênh Truyền thông xã hội và Cộng đồng. Ngoài ra, Ecomobi SSP còn hỗ trợ Social Seller thực hiện các chiến dịch bán hàng trên mạng xã hội, đồng thời mang đến cho Seller cơ hội hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới. Cập nhật thông tin về Ecomobi tại www.ecomobi.com.
Quân Nguyễn
" alt=""/>Xu hướng dịch chuyển tất yếu cho các chiến dịch marketing trong năm 2020