Công nghệ màn hình hay tấm nền màn hình được coi là “trái tim” của TV, quyết định lớn đến chất lượng hình ảnh. Hai trong số nhiều loại tấm nền mà bạn có thể nghe đến là LCD LED và OLED.
![]() |
Sự khác biệt giữa công nghệ màn hình OLED và LED. |
Khác với dòng sản phẩm TV LCD, OLED là công nghệ khác biệt khi sử dụng các điểm ảnh tự phát sáng, đem lại khả năng hiện thị màu đen ở mức tuyệt đối. Nhờ vậy, công nghệ màn hình OLED có lợi thế rõ rệt khi không cần đến đèn LED nền hay LED viền để phát sáng.
TV OLED tạo màu đen tuyệt đối, không xuất hiện hiện tượng hở sáng hay loang sáng, đồng thời đem đến cho người xem góc nhìn rộng và độ mỏng ấn tượng.Chất lượng hình ảnh sắc nét, góc nhìn rộng, khả năng xử lý các cảnh chuyển động ấn tượng và thời gian đáp ứng siêu nhanh của OLED cũng rất thích hợp để theo dõi các trận bóng ở SEA Games.
Ngoài ra, TV OLED LG được hỗ trợ công nghệ Cinema HDR với đầy đủ 4 chuẩn gồm Dolby Vision, Advance HDR, HDR10 Pro và HLG Pro. Sự kết hợp của tấm nền OLED và chuẩn HDR giúp TV LG OLED có khả năng hiển thị xuất sắc, giúp mang cả sân bóng về phòng khách.
Giá
Là nhà sản xuất TV OLED số một, LG cũng là thương hiệu có dải sản phẩm TV phủ khắp các phân khúc giá, đem đến nhiều lựa chọn cho người dùng.
Cao cấp nhất là TV OLED với nhiều ưu điểm vượt trội. Giá cao cũng không còn là vấn đề khiến người mua khó tiếp cận TV OLED. Các model TV OLED LG, có giá chỉ nhỉnh hơn các mẫu TV LED khác trong khi chất lượng hình ảnh vượt trội, là lựa chọn khôn ngoan cho khách hàng.
TV OLED LG B9 và C9 của năm 2019 hay B8, C8 của 2018 đang là lựa chọn tốt nhất nếu so về tiêu chí chất lượng và giá cả. Với kích thước 55 inch hoặc 65 inch, các mẫu TV này có giá chỉ từ 30 triệu đến 60 triệu đồng.
Ở phân khúc thấp hơn, dòng TV LED của LG sử dụng hai công nghệ nền tảng là Nano Cell và IPS. Giá của TV Nano Cell SM9000 sử dụng đèn nèn LED toàn mảng (Full Array) có giá 43 triệu đồng cho kích thước 65 inch là lựa chọn phù hợp cho nhu cầu xem bóng đá chất lượng tốt.
![]() |
Dòng TV Nano Cell của LG cũng là lựa chọn ưa thích của người hâm mộ bóng đá. |
Ngoài ra, LG còn mang đến các dòng TV 4K phổ thông sử dụng công nghệ IPS độc quyền của hãng. Các dòng TV 4K kích thước 55 inch sử dụng tấm nền IPS như UM7400 và UM7290 có giá rất hợp lý chỉ từ 12 triệu đến 19 triệu đồng.
Kích cỡ
Ngoài sản phẩm đầy đủ cho nhiều phân khúc giá, TV 4K của LG còn có đầy đủ kích thước màn hình cho khách hàng lựa chọn xem bóng đá. Với những người thích TV kích thước siêu lớn để thoả mãn đam mê sân cỏ, dòng TV 4K LED IPS UM7500 75 inch là lựa chọn tuyệt vời, với giá chỉ khoảng 38 triệu đồng.
Trong khi đó, các lựa chọn phổ biến hơn về kích thước màn hình từ 43 - 65 inch, 70 inch cũng được áp dụng cho dòng sản phẩm OLED hay LED NanoCell của LG. Nhờ đó, người dùng có thể thoải mái cân nhắc, tính toán về khả năng tài chính, không gian đặt TV hay nhu cầu xem bóng đá để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Âm thanh
Bên cạnh chất lượng hình ảnh, âm thanh cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm xem bóng đá của người dùng. Công nghệ đa kênh Ultra Surround được tích hợp trên các dòng TV LG khiến bạn hòa mình, đắm chìm trong cầu trường sân vận động.
Âm thanh từ TV được phát ra theo nhiều hướng khác nhau đem lại trải nghiệm âm thanh vòm cuốn hút. Loa công suất lớn hỗ trợ công nghệ Dolby Atmos giúp khán giả cảm nhận rõ nhất bầu không khí cuồng nhiệt và sức nóng từ các sân bóng tại SEA Games.
![]() |
TV OLED LG cũng là lựa chọn của Quang Hải và cả gia đình khi xem bóng đá. |
Các công nghệ hỗ trợ
Một điểm đặc biệt trên các dòng TV LG là chế độ hình ảnh và âm thanh chuyên biệt dành cho bóng đá. Khi chuyển sang chế độ này, màu sắc được tự động tối ưu để các trận cầu hiển thị sống động, bắt mắt hơn nhờ độ bão hòa, tương phản được cải thiện rõ rệt.
Mặt cỏ xanh tươi hơn, áo đấu, cờ cổ vũ nổi bật hơn, âm thanh sôi động hơn, mang lại hình ảnh âm thanh chân thực như tại sân vận động. TV OLED 2019 còn được hỗ trợ nội dung HFR được quay ở tốc độ lên đến 120 hình một giây, đem lại chuyển động mượt mà với các pha bóng chuyển động nhanh.
Không chỉ vậy, các dòng TV LG OLED và NanoCell 2019 đều được trang bị chip xử lý Alpha 9 thế hệ thứ hai có khả năng tự động nhận diện, phân tích chất lượng nguồn nội dung, môi trường xung quanh và tối ưu hóa hình ảnh, âm thanh đầu ra.
Thuật toán Deep Learning cũng giúp tối ưu chất lượng âm thanh bằng việc nhận diện hiệu ứng và tần số âm thanh, tạo ra âm thanh cân bằng với không gian xung quanh tùy thuộc vào từng nội dung.
Bên cạnh các mẫu TV 4K với các phân khúc khác nhau phục vụ người xem bóng đá, tại SEA Games 30, LG cũng mang đến cho người hâm mộ Việt Nam hàng loạt quà tặng hấp dẫn và hữu dụng, bao gồm loa Bluetooth, nồi chiên không dầu, bếp nướng và một năm xem phim online và truyền hình chất lượng cao miễn phí trên các ứng dụng Film+, ClipTV và VTV Cab On.
Doãn Phong
" alt=""/>5 tiêu chí chọn TV 4K thưởng thức những trận cầu đỉnh caoẤn vào đường link, bạn sẽ chẳng thấy gì ngoài một màu đen, kéo xuống đến mấy, bạn cũng chỉ thấy màu đen. Lời khuyên chân thành nữa mà tôi đưa ra: nếu bạn mở file trên máy tính, bạn có thể sử dụng thanh kéo để đi xuống tận cùng file PDF kia; còn nếu bạn trên mobile, xin đừng thử vuốt liên tục xem bao giờ sẽ xuống trang cuối.
Tập file gồm 2568 trang này trải rộng đúng 1km2 ngoài đời thực đó.
Bạn có thể tự hỏi ai là người có đầu óc thiên tài nghĩ ra được thứ quái lạ này, bạn sẽ phải tìm câu trả lời tại Đại học Pennsylvania. Có một giáo sư đang đứng lớp, giảng giải học trò về cách tiêu phí thời gian trên Internet. Tất cả những câu chữ có trong bài viết đều có thực: lớp học cách phí thời gian là có thật, file PDF "rộng 1km2" kia cũng có thật, và người tạo ra nó – giáo sư Kenneth Goldsmith – cũng có thật.
Hồi tháng Tư năm nay, khi Motherboard nối liên lạc với giáo sư để hỏi về cái file PDF đáng tò mò, ông khoe rằng ông đang in nó ra, toàn bộ 2.568 trang đen ngòm.
"Chỉ cần khoảng 6 ram giấy thôi, với giá 3,99 USD một ram, tôi có thể in ra được một kilomet vuông với giá 24 USD", ông Goldsmith nói với Motherboard. "Nhưng để xếp lại cho tròn diện tích, vừa vào trong căn hộ của tôi tại Manhattan thì lại là vấn đề khác …"
Đây là dự án giáo sư Goldsmith làm chung với Aarea.co, một "phòng tranh nghệ thuật" do Marcella Viera và Livia Benedetti, đều là người Brazi, quản lý. Và đây cũng chẳng phải dự án "quái dị" đầu tiên ông Goldsmith bắt tay thực hiện.
"Vài năm trước, tôi đã thực hiện tác phẩm đoạn thẳng dài 1 dặm trên nền tảng kĩ thuật số", ông Goldsmith khoe. "Tôi đã định thực hiện dự án một kilomet vuông nhiều năm trước rồi, nhưng CPU không đủ sức render khoảng màu đen rộng như thế. Giờ thì làm được rồi, và tôi quyết định thực hiện nó".
Theo lời giáo sư nói, việc tạo ra một kilomet vuông màu đen khá dễ. Chỉ cần một dòng code để render một điểm ảnh – pixel màu đen duy nhất lên 4.320.000 lần, tạo nên được một kilomet vuông màu đen. Nhắc tới việc in ra toàn bộ file PDF cả ngàn trang, có lẽ bạn nhớ ngay tới một dự án tương tự của giáo sư Goldsmith, "Hãy in ra toàn bộ Internet".
Ông mời người dùng Internet toàn cầu in ra một phần bất kì của Internet và gửi tới một phòng tranh tại Mexico. Dự án nhằm tưởng nhớ tới Aaron Swartz, vẫn được coi là người đồng sáng lập Reddit, đã tự vẫn khi đối mặt với bản án tù quá nửa đời người vì đã công bố 5 triệu bản nghiên cứu khoa học vốn phải trả tiền để đọc.
Dự án "Hãy in ra toàn bộ Internet" có những thành công của riêng mình. Theo những gì ông Goldsmith viết trong cuốn sách "Tốn thời gian trên Internet", phòng tranh tại Mexico đã chất đầy "đống giấy nặng mười tấn, chồng lên thì cao tới 5 mét".
Kể cả dự án một kilomet vuông của ông cũng là để tỏ lòng thán phục một nghệ sĩ khác, đó là Walter De Maria – một nghệ sĩ sống tại thế kỷ 20, tiên phong trong ngành nghệ thuật với những tác phẩm nằm gọn trong một không gian giới hạn. Hai trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của De Maria là cắm 400 cọc kim loại trải đều 1 dặm vuông (khoảng 2,59 km2), được gọi là Đồng Sét – The Lightning Field; tác phẩm khác là Kilomet Đất Thẳng Đứng - Vertical Earth Kilometer, chôn một cọc kim loại dài 1km, đường kính 5 cm xuống lòng đất, cọc được chôn sâu đúng 1km để bề mặt của đỉnh cọc ngang bằng với mặt đất.
Còn về phần giáo sư Kenneth Goldsmith, ông nói rằng file PDF chỉ xuất hiện trên mạng một ngày thôi, trước khi ông gỡ nó đi. Thế rồi ông vẫn để đó hẳn một tháng, và bản thân ủng hộ việc chia sẻ tài liệu, ông chẳng nói gì về việc file PDF được lưu ở nhiều nơi khác nữa.
"Chắc là nếu file đã dược lưu, thì hẳn nó sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng có điều ta nhìn nhiều thứ chỉ một lần trên không gian mạng, rồi quên luôn chúng đi", ông Goldsmith nói. "Nếu xét theo nghĩa đó, thì toàn bộ Internet cũng chỉ là thứ dùng một ngày rồi quên thôi".
Theo GenK
" alt=""/>Bạn đừng dại dột in 2.568 trang PDF toàn một màu đen ra làm gì nhé