
Chúng tôi có mặt ở khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM)vào buổi chiều cuối năm. Khác với không khí rộn rịp bên ngoài, ở đây quang cảnhtrầm mặc. Mọi người ai nấy đều hiện nét căng thẳng trên gương mặt. . .
Trên giường bệnh số 40, bé trai nằm thiêm thiếp. Tứ chi của bé chỉ tay phảicòn nguyên vẹn. Các chi còn lại đều băng trắng toát. Bé ngủ. Giấc ngủ của bédường như không bình yên. Thỉnh thoảng bé trở mình và chợt khóc thét lên khikhông có người thân bên cạnh.
![]() |
Bé Huy chỉ còn cánh tay phải nguyên vẹn |
Bé tên Đỗ Đức Huy, 27 tháng tuổi con của anh Đỗ Đại Trường là một trong 3 nạnnhân trong tai nạn xảy ra vào ngày 3/1 vừa qua tại nút giao thông ĐT 741 – MỹPhước Tân Vạn (P. Đình Hoà, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Buổi sáng hôm ấy, bé Huy ngồi sau xe máy 49N - 073.10. Người cầm lái là bànội của bé, chị Đỗ Thị Lý, 47 tuổi. Chị Thy, mẹ của bé đặt bé ngồi lọt giữa 2người. Khi xe vừa qua ngã tư, từ phía sau xe ben 61C - 161.42 lao tới húc thẳngvào xe máy làm cả 3 người văng xuống đường. Chị Lý nằm ngay bánh sau bên phải tửvong tại chỗ. Bé Huy văng vào bánh trước bên trái. Riêng chị Thy văng xa hơn chỉbị thương ở vai. . .
![]() |
Chị Thy cho bé bú |
Nghe tiếng khóc của con, chị Thy vội vả trở vào. Chị xoa vào lưng bé : "Ngoanđi con. Đừng khóc nữa." Đứa bé ngoan ngoãn tiếp tục chìm sâu vào giấc ngủ. Nhìnđứa bé không ai không khỏi chạnh lòng. Chân phải của bé bị cụt đến gần háng.Chân trái mất bàn chân. Tay trái bó băng trắng toát . . .
Trò chuyện với chúng tôi, chị Thy cho biết, khi tai nạn xảy ra chị không cònnhớ gì hết. Chị được chuyển viện ngay lúc đó. Sau này chị không hình dung đượcchỉ biết rằng bà nội và cháu nằm ngay dưới bánh xe.
Bé Huy còn sống nhưng muốn kéo bé ra phải cán qua người bà nội hoặc người bémột lần nữa mới lấy bé ra được. Bà nội đã chết. Không ai muốn bà bị dày xéo mộtlần nữa nên chiếc xe chạy tới cán qua người bé mới lôi được bé ra ngoài . . .
![]() |
Hiện trường nơi xảy ra tai nạn (ảnh kienthuc.net) |
Chị kể lại, chị quê Quảng Ngãi anh quê Thanh Hóa. Cùng 25 tuổi cả hai xâydựng gia đình tử 3 năm trước và bé Huy là đứa con đầu tiên. Sinh sống bằng côngviệc phụ giúp trong quán ăn, thu nhập của vợ chồng chị cũng đắp đổi qua ngày.
"Sẽ không có gì đáng nói nếu tai nạn không xảy ra. Chúng tôi cũng đãsắp sẵn chuyện tết nhất rồi. Quần áo mới của bé Huy vẫn còn đó. Bé còn trêngiường bệnh với tay chân tật nguyền. Nhìn cháu mà xót xa lắm". Chị Thy buồn bãtâm sự với chúng tôi.
Hiện nay, chị vẫn chưa bế được cháu vì bả vai phải bắt ốc inox. Phải một nămmới tháo ra được. Sau khi tai nạn xảy ra, cả chị và cháu không còn ai chăm sóc.Anh Trường, cha bé Huy phải đưa thi thể mẹ về quê an táng. Nhưng đau lòng nhấtlà ông nội bé Huy. Cái chết của bà quá đột ngột khiến ông như người mất trí. Đãnhiều ngày trôi qua nhưng ông vẫn chưa quân bình lại được . . .
![]() |
Dưới bánh xe là thi thể nạn nhân (ảnh Phapluatplus) |
Tinh trạng của bé Huy hiện nay rất đáng quan ngại. Chi Thy cho biết, tronglần khám gần đây các bác sĩ nói bé Huy bị sốt do nhiễm trùng máu. Thời gian điềutrị của bé có khả năng kéo dài. Do chấn thương vùng đầu khiến bé đang mất trínhớ tạm thời. Hai chân bé cũng bị dập nát, phải cắt bỏ bàn chân trái, tháo khớpchân phải đến tận đầu gối. Phần bụng phải cấy da, tay trái đang điều trị hoạitử.
Khả năng cả gia đình bé Huy ăn tết trong bệnh viện là rất cao. Hiện nay, chiphí điều trị cho bé là một gánh nặng. Mặc dù đã được tài xế gây tai nạn bồithường chi phí mai táng và một phần viện phí, chị Thy và anh Trường khó lòng cánđáng nổi phần còn lại.
Mùa xuân đang trở về. Không khí tết tràn ngập cả phố phường nhưng trong mộtgóc của phòng bệnh, vẫn còn nhiều người thơ ơ với tết. Điều ước muốn đơn giảnnhất của họ là các cháu chóng qua được cơn nguy kịch và điều này có lẽ là mónquà tết lớn nhất trong đời . . .
Trần Chánh Nghĩa
Ban đầu, anh Nghĩa khá bất ngờ vì suốt nhiều năm làm nghề, anh chưa khi nào tiếp nhận một yêu cầu như vậy. Khách đến xăm thường chỉ yêu cầu xăm các nét chữ thẳng, ngay ngắn, xăm hình hoa cỏ, con vật, hình ảnh mô tả con người…
Tuy nhiên, sau đó, được nghe câu chuyện ý nghĩa mà vị khách chia sẻ, anh Nghĩa đã thực hiện hình xăm rồi quay lại clip, đăng lên mạng xã hội. Hình xăm là những nét chữ to nhỏ không ngay hàng thẳng lối với nội dung: "Con yêu ba nhiều lắm. Con thương bà nội. Khánh Thy. Duy Khánh. Xuân Thảo. Cô hai Đoan. Ba Trang".
Hình xăm trên được anh Nghĩa thực hiện trong khoảng 1 tiếng mô phỏng y hệt các nét chữ của bé, cả những nét bé tô đi tô lại…. "Nhìn thì tưởng là dễ nhưng thực ra lại khó hơn nhiều thể loại hình xăm khác mà tôi từng thực hiện", anh Nghĩa cho hay.
Kết nối với ông bố trong đoạn clip trên - anh Nguyễn Duy Trang (38 tuổi, sinh sống tại quận Gò Vấp), chia sẻ nảy ra ý tưởng xăm những nét chữ của con lên tay một cách rất tình cờ.
Vợ chồng anh không còn chung sống cùng nhau 2 năm qua. Hai con anh sống cùng mẹ, ở cách nhà của anh chừng 30 phút đi xe máy. Năm vừa qua, bé Nấm con anh đến tuổi đi học lớp 1 nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chỉ được học online ở nhà. Vì không sống cùng con nên anh cũng không sát sao được việc học của con.
Anh Trang cùng hai con của mình (Ảnh: N.D.T)
Dịp Tết Nguyên đán, anh đón Nấm về nhà chơi cùng ông bà nội. Khi ấy, ông bố này mới hỏi con rằng thời gian học online ở nhà, bé đã học được những gì, viết được chữ gì thì viết thử cho ba và bà nội xem.
Bà nội bé Nấm tiện tay xé tờ lịch trên tường đưa cho cháu gái viết. Cô bé ngoan ngoãn ngồi viết từng nét chữ nguệch ngoạc nhưng chứa đầy tình cảm: "Con yêu bà nhiều lắm. Con yêu bà nội nhiều lắm". Ngoài ra, trên tờ lịch, bé Nấm còn viết thêm tên anh hai Duy Khánh, tên mẹ Xuân Thảo, tên cô hai Đoan.
Đọc những dòng chữ con gái viết, anh Trang cảm thấy vô cùng bất ngờ bởi dù chưa được đến trường 1 ngày đúng nghĩa nhưng con anh đã có thể viết được hết tên các thành viên trong gia đình, lại có thể viết ra suy nghĩ yêu thương ba và bà nội qua những dòng chữ.
Sau buổi hôm ấy, anh Trang giữ tờ lịch con gái viết bên mình để là kỉ niệm. Tuy nhiên, cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy những nét chữ đầu đời của con cứ âm ỉ trong anh. Ông bố này sau đó quyết định tìm đến anh Nguyễn Trọng Nghĩa để thực hiện hình xăm đặc biệt này.
"Trên tay có tên mẹ của bé nữa, mọi người trêu xăm vậy liệu có là cản trở cho tương lai. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều bởi với tôi đây là kỷ niệm liên quan đến con, là những nét chữ đầu đời của con nên tôi rất tự hào và muốn lưu giữ những nét chữ ấy để sau này cho con gái xem", anh Trang chia sẻ thêm.
Nói về phản ứng của bé Nấm khi thấy những dòng chữ mình viết được "in" trên tay ba, anh Trang cho hay: "Mới đầu bé khá ngạc nhiên, không nghĩ tôi lại xăm hình ảnh này. Sau đó, mỗi lần đi chơi, bé thường chùi xem nét chữ có mờ đi hay không. Khi ấy tôi nói với con "những nét chữ của con sẽ mãi trên tay ba".
Hiện nay, dù không sống cùng con gái nhưng anh Trang vẫn thường xuyên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con. Cứ vài ba ngày, anh cùng hai con lại gọi điện nói chuyện qua video 30 phút -1 tiếng. Mỗi dịp cuối tuần rảnh rỗi, anh thường sắp xếp công việc để đưa các con đi ăn, đi chơi.
Theo Dân trí
" alt=""/>Chuyện cảm động về người cha xăm những nét chữ đầu đời của con lên tayBên cạnh đó, anh Tô Yô Ta có rất nhiều video quảng cáo, review cho các sản phẩm, hướng dẫn sử dụng ô tô, lái xe... Trong số đó, anh có nhiều video sở hữu hàng triệu lượt xem.
Dù sở hữu kênh có hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội nhưng chưa ai biết họ tên đầy đủ của Mr Tô.
Cách đây vài ngày, trong lúc dọn nhà, anh Tô Yô Ta thấy bảng tên đeo trên áo từ thời mới vào làm ở Thaco Trường Hải. Anh chụp ảnh bảng tên và gửi lên nhóm Zalo của bạn bè đại học.
“Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị đi làm thì mở nhóm chát Zalo lên xem. Thấy mọi người trò chuyện rôm rả, tôi xúc động, nhớ lại thuở mới đi làm nên lấy ảnh chia sẻ lên trang Facebook cá nhân.
Tôi không ngờ bức ảnh đó được mọi người chia sẻ khắp nơi. Thông thường, mỗi bài đăng của tôi chỉ được chừng vài ngàn lượt like (thích) nhưng lần này đạt hơn 30 ngàn lượt”, anh Tô Yô Ta cho biết.
Lúc nhỏ, anh Tô Yô Ta thường thắc mắc tại sao cha lại đặt tên mình như thế. Những lần đó, anh đều nhận được lời giải thích cặn kẽ từ cha.
Anh Tô Yô Ta kể, cha anh làm nghề sửa chữa ô tô và yêu thích các thương hiệu xe nổi tiếng. Trong một lần ngồi uống nước với anh trai, ông nảy ra ý định sẽ đặt tên con theo tên các kỹ sư, danh nhân nổi tiếng trên thế giới. Ông muốn những cái tên đó sẽ mang đến may mắn cho các con.
Đến lúc kết hôn và có con trai đầu lòng, ông vẫn giữ nguyên ý định, lấy thương hiệu Toyota để đặt tên con.
Anh Tô Yô Ta nhớ lại: “Theo tục lệ ở quê, trong lễ đầy tháng, em bé sẽ được người lớn đặt tên. Tôi được ông cố đặt cho một cái tên khác nhưng khi làm giấy khai sinh, cha tôi lại chọn tên Tô Yô Ta”.
Từ nhỏ, anh Tô Yô Ta cũng thích ô tô giống cha và học giỏi môn Vật lý. Ngày làm hồ sơ dự thi đại học, anh không lăn tăn, chọn ngay ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Tốt nghiệp đại học, anh có 1 năm làm việc tại Thaco Trường Hải. Tuy nhiên, anh không theo đúng chuyên ngành mà chuyển từ kỹ thuật đơn thuần sang nhân viên bán hàng.
Sau đó, anh Tô Yô Ta chuyển sang làm việc tại Toyota Phú Mỹ Hưng. Anh nhớ, chủ đề đầu tiên của buổi phỏng vấn là cái tên đặc biệt của anh. Chỉ sau 10 phút trao đổi, anh được nhận vào vị trí nhân viên bán hàng.
Quá trình làm việc năng nổ, anh được đề bạt làm trưởng nhóm, đào tạo nhân viên bán hàng.
Sau 8 năm làm việc tại Toyota Phú Mỹ Hưng, anh Tô Yô Ta xin nghỉ vào đầu năm 2023. Anh quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xe đã qua sử dụng. Đồng thời, anh còn nhận lời huấn luyện, đào tạo nhân viên bán hàng cho các đại lý.
Em gái tên Tô Cô Rô Na, em trai tên Tô Sô Ny
Hồi nhỏ, anh Tô Yô Ta thường bị bạn bè cùng lớp, cùng trường trêu đùa, bởi cái tên độc lạ. Lúc đó, anh tức tối, cãi nhau, thậm chí lao vào đánh lại các bạn.
Lớn lên, anh suy nghĩ tích cực hơn, ít khi giận dữ và không cảm thấy tự ti với cái tên có một không hai.
Từ lúc học cấp 2, anh bắt đầu có suy nghĩ: “Tên của mình đặc biệt thì càng phải cố gắng học tập, vươn lên cho xứng đáng. Mình mà học dở sẽ rất xấu hổ. Đằng sau cái tên Tô Yô Ta là sự kỳ vọng của cha mẹ”.
Thêm nữa, cái tên đặc biệt khiến anh trở thành cậu học trò được nhiều người chú ý, từ thầy cô cho đến bạn cùng trường.
“Trường cấp 3 có gần 2.000 học sinh thì đa số các bạn đều biết đến tên tôi. Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn lan nhanh hơn. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân”, anh Tô Yô Ta cho biết.
Cái tên đặc biệt còn khiến anh Tô Yô Ta rơi vào các tình huống “dở khóc dở cười”. Khi bán hàng ở đại lý ô tô, anh đều chủ động trao danh thiếp và giới thiệu bản thân.
Tuy nhiên, khách hàng thường thắc mắc, Tô Yô Ta có phải là tên thật của anh. Để chứng minh, anh chỉ còn cách lấy CMND đưa cho khách xem. Rút kinh nghiệm, những lần sau, anh chỉ giới thiệu mình tên Tô, tránh việc khách hỏi lại.
Tô cũng là cái tên mà bạn bè thời đại học thường gọi anh Tô Yô Ta. Trước đó, bạn bè gọi anh bằng Ta nhưng thấy khó xưng hô, mọi người chuyển sang Tô cho dễ.
Cái tên Tô Yô Ta cũng cho anh nhiều kỷ niệm hài hước khi bước vào yêu. Trước đó, anh trò chuyện cùng bạn gái mới quen bằng tài khoản Facebook Tô Yô Ta. Tuy nhiên, cô gái này cứ nghĩ đó là biệt danh, chứ không phải tên thật của anh.
Sau 3 tháng nhắn tin tìm hiểu, anh và bạn gái hẹn gặp nhau. Trong lần hẹn đầu, anh giới thiệu mình tên Tô Yô Ta thì bạn gái không tin, nghĩ anh trêu đùa. Anh không còn cách nào khác, đành “trình” CMND cho bạn gái kiểm tra.
Phản xạ đưa CMND ra cho mọi người xem trong các cuộc gặp đầu dần quen thuộc với anh Tô Yô Ta. Thậm chí, anh chẳng đợi người đối diện thắc mắc mà đưa hẳn CMND hoặc bằng lái xe.
Ngoài anh Tô Yô Ta, 2 người em của anh cũng được cha đặt tên theo các dòng xe và hãng điện tử nổi tiếng. Người em gái tên Tô Cô Rô Na, em trai út tên Tô Sô Ny (tên thường gọi Win).
Một người em gái khác được mẹ anh làm khai sinh với tên Tô Kiều Mi do lúc đó cha anh bị bệnh.
Đúng với kỳ vọng của cha anh Tô Yô Ta, 4 người con đều tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định.
Ảnh: Nhân vật cung cấp