Chiếc xe buýt mất lái lao vun vút về phía một tàu hoả đang tiến lại khiến hành khách thét lên kinh hãi.

Chiếc xe buýt mất lái lao vun vút về phía một tàu hoả đang tiến lại khiến hành khách thét lên kinh hãi.
Đầu tiên, hãy cùng nói đến gameplay của We Happy Few, trong game, bạn có thể làm rất nhiều việc, từ chế tạo vật phẩm hồi máu, lựu đạn, đồ phá khóa, vũ khí hay cũng có thể là các thiết bị đánh lạc hướng,… Thực sự nghe qua thì việc được tự do chế tạo đồ đạc sẽ thú vị, nhưng thực chất những việc đó đem lại cảm giác chán chường nhiều hơn là hào hứng đi tìm nguyên liệu.
Lối chơi của We Happy Few khuyến khích và thiên về stealth – hành động lén lút kết hợp với giải đố hơn là hành động. Các câu đố trong We Happy Few khá đa dạng và sáng tạo, tuy nhiên về tổng thể gameplay của We Happy Few thì thật sự Gearbox đã khá cẩu thả trong việc thiết kế gameplay.
Hãy nói về một ví dụ cụ thể, đó là việc lẩn trốn kẻ địch bằng cách trà trộn với các NPC, trong We Happy Few, có hai khu vực địa hình lớn nhất là khu vực ngoại thành và khu vực trong thành phố. Với mỗi khu vực thì sẽ có những trang phục riêng để thay đổi và trà trộn với các NPC, nhưng vấn đề là, đa phần các trường hợp thì chẳng cần đến kẻ địch phát hiện thì các NPC cũng đã làm thay điều đó rồi, bằng cách hét lên khi nhìn thấy người chơi để báo động. Nhưng rõ ràng chúng ta đã thay đổi trang phục để trà trộn rồi đúng không? Vấn đề là, hầu hết các bộ trang phục đều không giúp ích được gì nhiều và chúng ta vẫn thường xuyên bị phát hiện.
Việc di chuyển trong game cũng là một vấn đề cần lưu ý, dĩ nhiên là game có hệ thống fast travel, nhưng cách phân bố thì không hợp lý chút nào, và chúng ta vẫn phải chạy bộ là chính. Mà game lại có thanh stamina – thể lực, cho nên việc cứ phải di chuyển liên tục mà vẫn phải lưu ý đến thanh stamina khá là khó chịu và bất tiện. Phần lớn thời lượng gameplay, chúng ta sẽ chỉ chú trọng làm sao để di chuyển nhanh nhất đến vị trí nhiệm vụ chứ còn tương tác với các NPC thì, thật sự vừa tốn thời gian mà không hữu dụng cho lắm.
We Happy Few là một game sinh tồn nữa, vì vậy lẽ dĩ nhiên là việc tìm cách sống sót cũng là một phần quan trọng không kém. Nhưng vấn đề là, vai trò của yếu tố sinh tồn trong game hiện chưa được tối ưu một cách phù hợp. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều, quá nhiều thời gian vào việc thỏa mãn cơn đói, cơn khát, nhu cầu ngủ nghỉ của bản thân đến mức nhịp độ của game như bị bẻ vụn ra. Bạn khó lòng mà tập trung thực hiện các nhiệm vụ trong game hoặc đơn giản là khám phá thế giới của game một cách liền mạch cho được khi thông báo bạn cần ăn, cần uống, cần kiếm một chiếc giường mà ngả lưng cứ liên tục xuất hiện với tần suất cao đến khó chịu, khiến chính bạn cũng hiểu sao mà mình lại nhanh đói, nhanh khát và chóng mệt đến thế (cũng có thể là di tác dụng phụ của loại thuốc Joy mà mọi người trong We Happy Few sử dụng chăng?)
Phần gameplay của We Happy Few thực sự không có nhiều điểm nhấn và nói thẳng ra khá nhàm chán và nhiều bất cập, nhưng lý do gì đã giúp nó níu chân người chơi? Không gì khác ngoài cốt truyện, nói cách khác, phần lớn người chơi tiếp tục chơi We Happy Few là vì cốt truyện, vì muốn biết câu chuyện tiếp theo sẽ ra sao và cái kết như thế nào, hơn là chơi vì gameplay hấp dẫn.
Như đã nói ở trên, We Happy Few có một cốt truyện khá thú vị và độc đáo, bối cảnh của game là một thành phố giả tưởng có tên Wellington Wells với nét phong cách rất giống London của nước Anh thập niên 60. Thành phố Wellington Wells, sau khi trải qua một cuộc chiến tàn khốc, người dân Wellington Wells thay vì chấp nhận hiện thực tang thương, đứng lên cùng nhau xây dựng cuộc sống mới thì họ lại chọn cách trốn tránh, chọn sống cuộc đời chìm trong ảo giác do loại thuốc tên là “Joy” đem lại. “Joy”, như cái tên của mình, là một loại thuốc đem niềm vui và sự khoái lạc đến cho người sử dụng, nhưng tất cả chỉ là ảo giác, là những cái hư ảo, không phải thực tế. Những người dân Wellington Wells đã chọn cách quên đi thực tại mà chìm đắm vào mộng ảo của riêng mình, dần dà, việc này đã trở nên quen thuộc đến mức họ coi việc sử dụng Joy là việc hàng ngày và những ai không sử dụng Joy giống họ thì phải bị loại trừ khỏi xã hội. Họ gọi những người không sử dụng Joy là “Downer” và tìm mọi cách để xua đuổi, thậm chí tấn công và giết hại những Downer, chỉ để tiếp tục duy trì một xã hội giả dối nơi mọi người đều chìm đắm trong ảo mộng của Joy.
Tất nhiên, không thể mãi sống với ảo giác, con người cần ăn, cần uống, mà Wellington Wells vốn đã rất thiếu thốn nhu yếu phẩm rồi. Wellington Wells đang đứng trên bở vực sụp đổ, chúng ta vào vai một Downer và phải tìm cách thoát khỏi Wellington Wells điên loạn này trong khi thời gian không còn nhiều, đồng thời phải thoát khỏi sự truy đuổi của người dân nơi đây. Một cốt truyện hoàn toàn mới lạ và thú vị, đó là động lực chính để kéo chân người chơi ở lại và khám phá thế giới của We Happy Few.
Nhìn chung, We Happy Few là một game hành động sinh tồn kết hợp giải đố với cốt truyện đáng giá, mặc dù phần gameplay chưa thực sự hoàn thiện, cộng với cái giá của game cũng không hề rẻ ($60) cho nên game thủ sẽ cần cân nhắc ít nhiều trước khi lựa chọn bỏ tiền và thời gian ra với We Happy Few. Nhưng theo ý kiến cá nhân người viết, We Happy Few vẫn đáng chơi bởi vì sự sáng tạo và hấp dẫn mà cốt truyện của game đem lại.
Theo GameK
" alt=""/>Đánh giá We Happy Few: Bom xịt đôi khi cũng có giá trị riêng của mìnhTại Việt Nam, khi đội bóng chiến thắng dù là cấp độ nào, thời điểm khác nhau thì cảm xúc từ người hâm mộ cũng chân thành, nồng nàn, hồn nhiên như vừa vô địch World Cup, Euro, hay cúp C1 - tất nhiên là với nghĩa bóng.
Với tôi, cà phê sáng nay thật đầy năng lượng tích cực, ít nhất với bạn tôi, một chàng trai yêu bóng đá cuồng nhiệt, và niềm đam mê dành trọn cho eSports, thông qua Fifa online 4 (FO4), như một game thủ kỳ cực… đích thực.
Khi hỏi về cảm xúc với đội tuyển Olympic Việt Nam, về chiến thắng trước một đội bóng Tây Á, về trận bán kết trong mơ với Hàn Quốc, thì anh cười lớn và trả lời rõ to: "Vô địch!".
Vô địch, hai từ rất ngắn nhưng vắn tắt cả một hành trình cảm xúc không giới hạn của người hâm mô, dù đó là Việt Nam, Nhật Bản, UAE, hay Hàn Quốc trong kỳ Đại hội thể thao châu Á (Asiad 2018).
Nhưng với Việt Nam thì khác, cho dù có hay không, thì hai từ "vô địch" vẫn được dùng như một lời yêu, lời thương, lời động viên rất đỗi hồn nhiên dành cho đội tuyển. Tôi hỏi thêm, "vậy tối qua đi bão hay ngồi chơi game?", anh liền nói: "Phải đi chứ, cả đời có mấy lần như vậy, chơi game ngày nào chẳng được".
Đấy, với một game thủ kỳ cựu như anh, không hẳn lúc nào cũng ưu tiên cho game, như nhiều người vẫn nghĩ về game thủ, ít nhất với đám bạn của anh, trong đó có tôi.
"Với tôi, nhờ những khoảnh khắc từ bóng đá hiện thực được mô phỏng trong game, tạo nên chuỗi cảm xúc mà chỉ game thủ mới biết mới hiểu, giữa game và bóng đá, giữa thế giới ảo và hiện thực. Đó là U20 giành vé vào vòng chung kết World Cup năm ngoái, đó là U23 giành ngôi á quân châu lục đầu năm nay, và đó cũng là, chiến thắng tối qua của Olympic Việt Nam trước Syria thi đấu quả cảm và thiếu chút may mắn", người bạn ấy chia sẻ.
Khi được hỏi "sao anh lại yêu bóng đá Việt Nam đến thế", người bạn ấy nói "không hề", chính xác hơn là vì lứa cầu thủ hiện tại, có đầy đủ tố chất hấp dẫn người hâm mộ xem và ghiền rồi yêu lúc nào chẳng hay. Như một Xuân Trường bản lĩnh, một Quang Hải khéo léo, và một Văn Hậu quả cảm… khoan đã, dừng lại một chút, có gì đó sai sai?
Không phải thế, không phải một cá nhân nào cả, mà đó là lối chơi tập thể, tôn trọng chiến thuật từ ban huấn luyện, cộng hưởng nền tảng thể lực dồi dào (có lần được bạn bè khu vực khen vui là "vua hiệp phụ"), phần còn lại là tinh thần quả cảm, và nhất là, háo danh hám lợi không có trong suy nghĩ của từng cầu thủ, dù là một thoáng.
Tất cả những điều vừa nêu trên, là lý do nhỏ thuộc bề nổi mà người hâm mộ cảm nhận qua hình ảnh, nhận thấy qua lối chơi, và tận hưởng qua từng trận đấu, cụ thể là chiến thắng hoặc chiến bại, miễn đó là một trận đấu của những chiến binh thật thụ, là được.
Một thứ bóng đá sạch, rất khó trong thời hiện đại, nhưng để không vẩn đục thì có thể. Với lứa cầu thủ hiện tại, dù đó là người không biết gì về bóng đá, hay bẫy việt vị, hoặc thủ môn và thủ thành là một hay hai vị trí? Thì họ vẫn yêu, vẫn mê theo kiểu ham mê, rồi dung hòa cùng niềm phấn khởi của người hâm mộ, qua từng câu chuyện, như tôi và người bạn ấy trong một sáng cà phê Sài Gòn đầy rôm rả.
Đó là bóng đá, chỉ có bóng đá mới làm được điều này, qua đôi chân của cả đội, mang tên Olympic Việt Nam.
Xoay chuyển câu chuyện theo chiều khả đoán, về game, cụ thể là FO4. Tôi gợn buồn khi phải nói với người bạn ấy, "bao lâu nữa mới có nhiều cầu thủ Việt Nam được cập nhật trên thị trường chuyển nhượng, theo cách "đường đường chính chính?", anh nhướn mắt nhìn tôi và nói: "Sẽ không lâu nữa, tin tôi đi".
Nhìn lại quá khứ của một năm trước, khi mà Fifa online 3 đã cập nhật 17 cầu thủ trong đội tuyển U20 Việt Nam vào game, như một động thái ăn mừng cùng người chơi khi đội giành vé vào vòng chung kết U20 World Cup, mang tên Vietnam Star (một dạng thẻ mùa giải trong game). Tôi gợi lại câu chuyện này với người bạn ấy, anh nhẹ cười rồi vẩn vơ nói:
- Ước gì FO4 cũng vậy, cũng có đội tuyển Olympic Việt Nam trong game, thì hay biết mấy. Mà nếu có, đó có phải là niềm vui miễn phí đến từ FO4?
Tôi bỏ lửng, và người bạn ấy cũng vậy.
Theo GameK
" alt=""/>Fifa Online 4: Game thủ, khi bóng đá là tất cả