Nhận định, soi kèo Feyenoord vs PEC Zwolle, 02h00 ngày 26/4: Không được phép mất điểm
Năm nay, vẫn câu hỏi cũ, tôi nhận được nhiều câu trả lời mới. Như anh Nguyễn Đinh Khoa, một nhà văn trẻ ở Quận 7, TP.HCM chia sẻ: “Tết này, anh ở nhà đọc sách”.Anh lý giải, những ngày Tết bản thân được “tách rời” hoàn toàn với công việc, có thời gian dành cho mình. Đọc sách là một cách chăm sóc trí và tâm mình tốt nhất, vì ở trong đó có quá nhiều thứ hay ho chờ đón.
Trong khi đó, anh Lê Minh Hạ, một đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng của tôi, lại dành những ngày trước Tết để đi “gieo yêu thương”. Anh kể, cả chục năm nay, vẫn luôn dành thời gian hiếm hoi trước khi bay về quê để đến một trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần tặng quà, nấu cho họ một bữa ăn.
Anh cảm nhận mình còn may mắn hơn nhiều, ngay cả khi đã trải qua một năm sóng gió vì dịch Covid-19, đó là giá trị tỉnh thức nhận về từ những chuyến đi như vậy.
Thưởng thức Tết theo một cách khác - anh Trung Long ở An Giang lại dành khoảng thời gian nghỉ ngơi để về ngôi chùa quê từng gắn bó lúc ấu thơ. Phụ công quả ở chùa trong những ngày cuối và đầu năm, nhìn thấy nụ cười người đến chùa trong dịp Tết khiến lòng anh vui. Với Long, chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để góp nhặt năng lượng tích cực để rồi sau đó lại tiếp tục hành trình dài mưu sinh ở thành phố.
Tôi biết, Tết là khoảng thời gian ý nghĩa của hầu hết mọi người, đặc biệt là những người đi xa mong trở về nhà, đón Tết trong mong chờ sum họp. Thế nhưng, đúng vào thời điểm mọi người chuẩn bị về nhà, cao điểm nhất, 26 - 27 Tết, TP.HCM lại bùng dịch.
Tôi về sớm hơn, vào tối 24 tháng Chạp - sau khi cơ quan tất niên vào buổi sáng. Tôi cũng sống, làm việc ở địa điểm không nằm trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội do có ca Covid- 9 nên chỉ đi khai báo y tế tại trạm xá xã. Ở xóm tôi, nhiều bạn bè, anh chị đã hủy vé, quyết định ăn Tết xa quê vì “quá nguy hiểm”, “làng quê đang bình yên”…
Lựa chọn ở lại giữa lúc đang háo hức về nhà sau một năm dài quả thật là sự đắn đo, cân não. Nhưng rồi những người con xa quê vẫn quyết định theo mệnh lệnh của trái tim: không thể tạo thêm khó khăn cho công tác chống dịch đang cam go lúc này. Khi mà cả nước xác định chống dịch xuyên Tết, mỗi người nếu có thể cũng cần góp một phần nhỏ, “hy sinh” một chút cảm xúc, mong muốn cá nhân.
Tôi hỏi cậu Bảy - người hàng xóm, có buồn không - khi biết con của cậu cùng bốn đứa cháu hủy vé về. Ông nhìn tôi nói, nếu không buồn là nói dối nhưng cũng không nên cưỡng cầu trong những tình huống cấp bách.
“Vui một chút mà khổ dài lâu hơn thì không đáng để mạo hiểm”, người cha người ông gần 70 mùa xuân khẳng định. Tôi cảm phục ông, rõ ràng, người lớn vẫn luôn sáng suốt.
Nghe ông nói, tôi cũng mừng vì ở vùng quê mình, cách TP.HCM gần 1.000km, nhưng người dân đã hiểu được sự nguy hiểm của Covid-19 để sống chung với nó.
Việc thiện, người Việt mình thường làm, bằng nhiều cách. Dễ thấy nhất là đóng góp tài vật vào những quỹ từ thiện, chương trình cứu tế lũ lụt, thiên tai… Nhưng có những việc thiện không cần bỏ tiền, đôi khi hiệu quả còn lớn hơn nhiều.
Đó có thể là một lời nói, một chia sẻ mang lại giá trị chuyển hóa, giúp người vui lên, bớt u ám trong cái nhìn về cuộc sống, tìm thấy ánh sáng. Chẳng hạn như chúng ta không cố chấp để về nhà giữa mùa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; không đến nhiều chỗ, nhiều nơi chứa nguy cơ vì tập trung đông người…
Ở yên và yên với việc đó, tôi gọi là sống thiền. Biết rõ hoàn cảnh thực tế đang là để sống với một cách tốt nhất, tích cực nhất chính là sống có chất thiền. An trú trong hiện tại. Tôi được nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói đến phương pháp đó cách đây hơn 15 năm, cũng trong mùa xuân như thế này.
Lời dạy của thiền sư đơn giản, bắt đầu bằng việc “thở vào, biết mình đang thở vào/ thở ra, biết mình đang thở ra”. Thực ra, đó là lời dạy về “biết mình đang là” - sống với hiện tại - đã được Đức Phật chia sẻ nhiều thế kỷ trước.
Khép mình lại đọc sách, về ở nhà với mẹ, dọn dẹp nhà cửa, hủy các cuộc hẹn hò, họp lớp, lên chùa công quả… là một trong những gợi ý trong cái Tết đặc biệt này. Những người bạn của tôi đã làm được, tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Nhất là với nhiều người vẫn hay than thở “không có thời gian cho mình”, thì đây là cơ hội.
Bạn sẽ không cần “miễn cưỡng” tiếp khách khứa, tụ họp, hội hè trong Tết, chính đáng đóng cánh cửa phòng để chăm sóc tâm hồn mình. Đó cũng là lúc ta mở cửa lòng mình để những điều nhẹ nhàng, nhất là khi đã cùng cả thế giới đi qua những ngày đại dịch. Thực ra, chỉ khi nào con người chấp nhận mọi sự bất như ý thì mới có thể vượt qua nó dễ dàng. Nhà thiền gọi đó là “nhận diện sự thật” để sống với nó.
“Be beautiful be yourself” - Ta có là ta, ta mới đẹp - là điều mà Thiền sư Nhất Hạnh nhắc nhở môn sinh Làng Mai. Ai cũng có vẻ đẹp riêng, chỉ cần người ấy nhận ra và sống với. Hoàn cảnh nào cũng có cái hay và giá trị nếu chúng ta thấy cơ trong nguy.
Với người Phật tử, dịp đầu năm luôn là thời điểm đi chùa với nhiều lễ tiết như đàn Dược Sư, cầu an đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, Trung ương Giáo hội đã có chỉ đạo các chùa không tổ chức lễ cầu an tập trung đông người và tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Đó là chỉ đạo kịp thời, một cách làm mang lại bình an không từ việc “cầu an”.
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Lời dạy này mang ý nghĩa giúp mỗi người giữ tâm an trong mọi hoàn cảnh lên xuống, được mất. Hay nói cách khác, cái an không phụ thuộc hoàn cảnh. Để có được điều đó, giữa dịch bệnh này không gì khác hơn chính là trở về thực tại, tỉnh thức để ứng phó.
Dịch bệnh chắc chắn còn diễn biến phức tạp, còn dài, nên Tết thiền cũng là để tái tạo năng lượng để năm mới tiếp tục gánh gồng, vững chãi vượt qua.

Khiêu vũ, đọc sách... ngày cận Tết ở khu cách ly Hà Nội
Những ngày sát Tết trong khu cách ly tập trung ở Trung đoàn Pháo binh 58 (Quốc Oai, Hà Nội) trôi qua trong không khí yên ắng với nhiều cảm xúc lẫn lộn của 145 công dân đang phải cách ly và sẽ ăn Tết ở đây.
" alt=""/>Tết sống chậm, đóng cửa để chăm sóc tâm hồn
 quê Tứ Kỳ, Hải Dương. Những năm chiến tranh, ông vào Bình Dương sống rồi kết hôn với người vợ cùng quê, sinh lần lượt ba người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ngọc và Nguyễn Thị Tâm.</p><p>Năm 1960, trong một lần vợ chồng cãi nhau, ông Chung nóng giận đã đánh vợ. Quá giận, bà Nhẽ - vợ ông, đã bỏ đi, để lại ba con nhỏ. Con gái họ - Nguyễn Thị Tâm khi đó mới hơn 9 tháng tuổi.</p><p>Cũng năm đó, ông Chung đi lính, đành phải gửi 3 con cho người hàng xóm nuôi giúp. Do Tâm còn nhỏ, hay ốm yếu nên người hàng xóm quyết định cho đi làm con nuôi.</p><p>Vợ chồng ông Lộc Văn Sáng cưới nhau mấy năm nhưng chưa có con đã nhận cô bé Tâm làm con nuôi. Ở với bố mẹ nuôi, Tâm được đặt tên khác là Lộc Thị Lệ.</p><table class=)
 |
Chị Tâm và ông Chung ngày gặp lại. |
Chị Bình cho biết, trước đây, nhà bố mẹ chị và nhà ông Sáng chỉ cách nhau một con đường ở phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Khi đi học ở trường tiểu học gần nhà, chị có nhìn thấy em gái mình - Nguyễn Thị Tâm đi học cùng. "Nhìn thấy bảng tên trên áo em Tâm, tôi nhận ra đó là em gái mình", chị Bình nói.
Năm 1975, gia đình ông Sáng chuyển đến huyện Xuân Lộc, Đồng Nai sống. Vợ ông Chung bỏ đi mấy tháng cũng về xin đoàn tụ cùng chồng. Sau giải phóng, vợ chồng ông cũng đến xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, Đắk Lắk xây dựng kinh tế mới. Chị Tâm thất lạc bố mẹ ruột từ đó.
Lá thư tìm em gửi đi từ năm 2009
Đến nơi ở mới, vợ chồng ông Chung sinh thêm 4 người con nữa. Tuy nhiên, nỗi nhớ thương đứa con gái bị cho đi làm con nuôi khi chỉ mới mấy tháng tuổi của ông Chung không bao giờ nguôi.
Mấy chục năm qua, ông Chung muốn đi tìm con, nhưng không biết địa chỉ, thông tin liên lạc của gia đình ông Sáng. Một phần, nơi ông ở là vùng sâu vùng xa nên thông tin liên lạc, phương tiện đi lại khó khăn.
Năm 2009, ông Chung, khi này đã 75 tuổi , có xem chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly. Ông thấy nhiều người thân tìm được nhau chỉ qua những manh mối nhỏ nên nói con gái lớn viết thư gửi cho chương trình nhờ tìm con gái út.
 |
Em gái nói gì, con gái lớn ông Chung viết ra giấy cho bố đọc. |
Nhà báo Thu Uyên cho biết, ban tổ chức chương trình nhận được thư con gái ông Chung gửi từ tháng 10/2009. Trong thư, con gái ông Chung cung cấp được nơi ở cũ của gia đình mình và gia đình ông Lộc Văn Sáng, cũng như đơn vị mà ông Sáng từng đóng quân.
Tuy nhiên, do các địa chỉ người gửi thư cung cấp thay đổi, người cần tìm cũng đến nơi ở mới nên phải mất hơn 10 năm sau việc tìm con gái cho ông Chung mới hoàn thành.
"Từ các địa chỉ trong lá thư mà người viết cung cấp, chúng tôi vẽ lại hành trình di chuyển của gia đình ông Lộc Văn Sáng để việc tìm người dễ hơn. May mắn, dòng họ Lộc ít người nên việc lần ra nơi ở của chị Tâm hiện tại dễ hơn một chút", nhà báo Thu Uyên nói.
Không nghĩ mình là con nuôi
Sau giải phóng, vợ chồng ông Lộc Văn Sáng chuyển đến huyện Xuân Lộc, Đồng Nai sống. Chị Tâm cũng lấy chồng, sinh lần lượt 4 người con ở mảnh đất này.
Nhà báo Thu Uyên cho biết, ban đầu, người chương trình liên lạc được với em gái của chị Tâm (con gái của ông Sáng) và người này không đồng ý cung cấp thông tin. "Đội tìm kiếm của chương trình phải xuống tận nơi ở, thuyết phục, em gái chị Tâm mới đồng ý", nhà báo Thu Uyên kể.
Gặp người của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, chị Tâm cho biết, từng nghe nhiều người bị lừa vì tin người lạ gọi điện đến nên các thành viên trong gia đình bảo nhau phải cảnh giác. Sau khi hai bên nói chuyện thân mật, chị Tâm mới sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình.
Chị Tâm kể, ở với bố mẹ nuôi, chị được thương như con ruột nên không nghĩ mình là con nuôi. “Sau khi nhận nuôi tôi, bố mẹ sinh lần lượt được 7 người con nữa. Vậy là tổng cộng, bố mẹ có đến 8 người con (4 trai và 4 gái). Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ hết thương tôi”, chị Tâm xúc động nói.
 |
Dòng tin nhắn ngày gặp lại. |
Năm 10 tuổi, trong một lần ra chợ gần nhà, chị Tâm được một người phụ nữ mua bát phở cho ăn. Chị ăn xong, người này nói: “Cháu là con nuôi của vợ chồng ông Sáng. Bố đẻ cháu là ông Chung - người ân nhân của cô. Trước đây, bố đẻ cháu có nhờ cô trông cháu giúp khi mẹ cháu bỏ đi”.
Còn nhỏ nên chị Tâm không phân biệt được thế nào là con ruột và con nuôi, nhưng chị vẫn hỏi chuyện bố mẹ thì được kể sự thật. “Sau đó, bố Sáng có đưa tôi đi gặp bố mẹ đẻ. Lúc đó, tôi có gặp bố Chung, chị Bình và chị Ngọc.
Gặp tôi, bố Chung ôm rồi nói: “Con gọi ba đi con” nhưng tôi không gọi được. Khi tôi về lại nhà bố Sáng, bố Chung có cho tôi lương khô và một cái áo mới. Lần khác, bố Chung có đến trường gặp rồi cho tôi 500 đồng”, Chị Tâm nhớ lại.
Người phụ nữ sinh năm 1960 cho biết, vì bị cho đi làm con nuôi khi chỉ mới mấy tháng tuổi, lại được bố mẹ nuôi yêu thương như con đẻ nên chị không phân biệt thế nào là con ruột, thế nào là con nuôi. "Mãi đến khi lấy chồng tôi mới phân biệt được", chị Tâm nói.
Chồng chị Tâm đã mất vì bệnh hai năm trước. Nhiều lần nghe vợ tâm sự chuyện gia đình, anh định chạy xe máy chở vợ về Phú Lợi hỏi thông tin về bố mẹ ruột và các chị để đi tìm, nhưng không thực hiện được vì nhiều lý do.
"Mấy chục năm qua, tôi cứ nhớ hình ảnh bố Chung muốn tôi gọi bố nhưng tôi không gọi được. Tôi cứ nghĩ, chắc bố buồn và đau khổ lắm", chị Tâm chi sẻ.
Sau khi đối chiếu thông tin có nhiều trùng khớp, ban tổ chức chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã tổ chức một cuộc gặp cho bố con ông Chung. Ngày gặp lại, ông Chung đã 87 tuổi, tai bị điếc nên không thể nghe con gái nói. Vậy là, chị Tâm muốn nói gì thì người con gái lớn ông Chung phải viết ra giấy cho bố đọc.
Câu đầu tiên chị nói với bố trong buổi gặp đầu tiên sau 46 năm mất liên lạc: "Con thương ba và nhớ các chị em nhiều".
Nước mắt rưng rưng, ông Chung ôm con và nói hối hận vì quyết định để con rời xa vòng tay mình mấy chục năm trước. Sau đó, bố con họ kể cho nhau chuyện về gia đình và những nỗi nhớ thương trong hơn 46 năm năm mòn mỏi ngóng trông nhau.
Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam
Tú Anh

Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau
Bán nhà trả nợ cho vợ xong, cụ Keo đưa gia đình ra khu chợ, quây bạt sinh sống. Vài năm sau, người cha này cho cả hai con gái đi làm con nuôi ở hai gia đình khác nhau.
" alt=""/>Con gái xúc động gặp lại cha ruột sau 61 năm chia ly
Vợ chồng Hoài An (31 tuổi) kết hôn được 7 năm, có một con gái năm nay học lớp 2. Trước đây, Trường (34 tuổi) là tài xế của công ty gia đình chị.Thấy chàng trai đồng hương, xuất thân cơ hàn nhưng thông minh, tháo vát, có chí cầu tiến, ba của Hoài An bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình những ngày trẻ vào TP.HCM lập nghiệp.
Sự đồng cảm đó khiến ông có cảm tình đặc biệt với Trường và hết lòng nâng đỡ anh. Sau vài năm, Trường từ vị trí lái xe trở thành cánh tay phải đắc lực của ông trong công ty.
Ông còn đồng ý gả cô con gái duy nhất mà ông rất mực yêu thương cho Trường. Sau khi kết hôn, vợ chồng Trường chung sống hạnh phúc trong căn biệt thự ở khu vực nam Sài Gòn do ba mẹ vợ tặng.
Cách đây hơn hai năm, ba mẹ Hoài An không may qua đời trong một vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng. Cùng lúc đột ngột mất đi hai người thân nhất, chị không chịu đựng nổi cú sốc nên bị sang chấn tâm lý.
Hoài An phải chuyển giao quyền điều hành công ty cho chồng để có thể tập trung vào việc tĩnh dưỡng, chữa bệnh. Trường ủng hộ quyết định này. "Không có gì quan trọng hơn sức khỏe của vợ", anh nói.
 |
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân. |
Hoài An nghẹn ngào kể lại câu chuyện với chuyên gia tâm lý: "Thời gian đầu, anh Trường hết lòng quan tâm, chăm sóc em. Ba em mất, công ty rơi vào tình trạng "nồi da xáo thịt", cũng may có anh ra sức chèo chống đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo.
Lúc đó e tự nhủ, mình thật may mắn có được một người chồng tài giỏi, lại hết lòng yêu thương vợ con như vậy. Nhưng ngày tháng vui vẻ qua nhanh. Về sau, anh lấy lý do bận việc thường xuyên đi sớm về muộn, ngay cả đưa đón con đi học anh cũng giao cho người giúp việc. Vợ chồng ít chuyện trò, chia sẻ, chuyện chăn gối cũng nguội lạnh...".
Một ngày, Trường để quên điện thoại ở nhà. Nhờ vậy, Hoài An tình cờ phát hiện ra người chồng mà bao lâu nay chị hết lòng yêu thương, tin tưởng đã phản bội mình, ngoại tình với một cô ca sĩ phòng trà xinh đẹp.
Khi sự việc vỡ lở, Trường không ăn năn hối lỗi mà ngang nhiên công khai qua lại với người tình. Anh ráo hoảnh nói đã hết tình cảm với vợ, tuyên bố muốn ly hôn.
Bi kịch thay, ngay lúc đó, Hoài An bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Nhưng tất cả điều này vẫn không thể níu kéo trái tim của gã đàn ông bạc tình.
Nói đến đây, Hoài An khóc nghẹn. Chị thậm chí từng có suy nghĩ muốn tự vẫn để được giải thoát. Nhiều năm công tác trong ngành tâm lý, đây là một trong những trường hợp bi kịch, đau lòng nhất mà chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) nhận tư vấn.
Bà nói: "Có lẽ đau lớn nhất là cảm giác bất lực của bản thân khi nhìn mọi thứ mình từng có, những người ta từng yêu, những tình cảm ta từng hết lòng vun đắp, trân quý bỗng chốc hoá cát bụi, dần tuột khỏi tầm tay mình mà không thể làm được gì...".
Quay lại trường hợp của Hoài An, chuyên gia tâm lý khuyên chị chấp nhận yêu cầu ly hôn. "Đừng cố gắng tìm cách đi ngược nắng, ngược gió, cũng đừng tìm cách níu kéo một người đã một mực muốn buông.
Hãy chia một nửa tài sản cho Trường để đổi lấy sự bình an cho em và quyền nuôi dưỡng con là xứng đáng, quay về thu xếp sống một cuộc sống mà em có thể quản lý được, tạo điều kiện tốt nhất cho việc trị liệu tâm lý và bệnh ung thư. Chỉ như vậy thì quá trình chuyển hoá phiền não mới có thể diễn ra...", chuyên gia nói.
Vị chuyên gia cũng cho rằng: "Sống, không quan trọng là dài hay ngắn, quan trọng là sống như thế nào. Tôi mong em trân trọng thời gian còn lại ở bên cạnh con gái và những người thân yêu. Đừng quên chỉ dạy cho con các kiến thức, kỹ năng cần thiết chăm sóc, bảo vệ bản thân. Nếu một lúc nào đó hai mẹ con phải nói lời tạm biệt, em có thể yên tâm rằng con gái sẽ tiếp tục sống tốt.
Hãy đi du lịch nếu đó là đam mê của em, bước ra ngoài nhìn ngắm thế giới khi em vẫn còn có thể cùng con tận hưởng và sống trong khoảnh khắc đẹp...".
Ba tuần sau cuộc tư vấn với chuyên gia tâm lý, Hoài An làm thủ tục uỷ quyền cho luật sư thu xếp ly hôn. Sau đó chị và con gái sang Pháp để điều trị căn bệnh ung thư.
Đón hai mẹ con ở sân bay là một người bạn gái thân đang định cư tại đây. Với sự giúp đỡ tận tình của bạn, cuộc sống của mẹ con Hoài An ở nơi mới nhanh chóng được ổn định.
Ngoài những lúc phải nhập viện, Hoài An dành thời gian bên con gái nhỏ. Chị tự lái xe đưa đón con đi học. Cuối tuần, hai mẹ con lại tíu tít trong bếp cùng nhau học nấu ăn và chăm sóc cho vườn hoa hồng xinh đẹp trước nhà. Chị cũng tập thiền và tiếp tục trị liệu tâm lý để chữa lành những tổn thương tâm hồn.
Sau ly hôn, Trường bận tận hưởng hạnh phúc mới, không thèm đoái hoài gì đến con gái. Về sau, qua người quen, Hoài An biết được Trường đang gặp khó khăn trong kinh doanh, khó có thể duy trì. Nguyên do là hầu hết đối tác làm ăn đều có mối quan hệ thâm tình với ba của Hoài An trước đây. Khi biết chuyện xảy ra, họ lần lượt quay lưng từ chối hợp tác với anh ta.
Tuy nhiên Hoài An không quá bận tâm về những điều này. Chị không còn oán hận hay đổ lỗi cho Trường đã gây ra nỗi khổ, niềm đau cho mình.
Trong email mới nhất, chia sẻ cùng chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân, chị viết: "Nhìn lại cuộc đời mình, chúng ta nhận ra mỗi người xuất hiện trong cuộc sống đều có nguyên do.
Cảm ơn người đã ở bên cạnh trong những lúc thăng trầm khiến ta cảm nhận được sự ấm áp, biết thế nào là yêu thương và quan tâm đến người khác. Cảm ơn người đã lừa dối, phản bội ta vì đã giúp ta nhận ra bài học về bản chất vô thường, khổ và vô ngã của đời sống…".
May mắn nhờ đáp ứng tốt phác đồ điều trị ung thư, sức khỏe của Hoài An có sự chuyển biến tích cực. Hiện tại, chị có cuộc sống bình an bên cạnh con gái tại nước Pháp.
Linh Giang

Đi tìm lời giải cho việc đàn ông ngoại tình và sự tử tế
Thay vì đi tìm lời giải cho việc đàn ông ngoại tình, sao chúng ta không đi tìm câu trả lời dễ hơn cho câu hỏi dễ hơn? - nhà văn Hoàng Anh Tú viết.
" alt=""/>Người phụ nữ giàu có vượt qua cú sốc bệnh tật, chồng ngoại tình