Nhóm đối tượng gây rối, cưỡng đoạt tài sản ở quán nhậu Tiên Cua (Ảnh: CTV).
Đây là nhóm đối tượng có hành vi gây rối và cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại quán hải sản Tiên Cua trên địa bàn phường 3 (TP Vĩnh Long). Công an TP Vĩnh Long đã làm rõ hành vi của từng đối tượng.
Trong quá trình điều tra, Khiết bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. Ngày 21/11, Khiết đã ra đầu thú và thừa nhận hành vi phạm tội.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền nội dung "Giang hồ Vĩnh Long vào quán ăn quỵt, quậy phá, nhục mạ nhân viên".
Quá trình điều tra, xác minh, Công an TP Vĩnh Long xác định có 15 đối tượng liên quan vụ việc, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 đối tượng, củng cố hồ sơ xử lý các đối tượng còn lại.
" alt=""/>Bắt tạm giam nhóm giang hồ ăn quỵt, quậy phá quán nhậu, nhục mạ nhân viênĐể trở thành một quốc gia siêu cường, chính phủ Trung Quốc bỏ nhiều nỗ lực cho công cuộc chuyển đổi số. Không chỉ phát triển kinh tế số để làm giàu đất nước, chuyển đổi số hệ thống y tế của Trung Quốc cũng đạt được những tiến bộ to lớn giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 77,13 tuổi vào năm 2021 và dự kiến tăng lên 77,3 tuổi vào năm 2022. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay đã giảm đi đáng kể và phần lớn người dân đều có bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, song hành với quá trình công nghiệp hóa đó là các hệ lụy mà Trung Quốc phải đối mặt. Vào năm 2019, ung thư là nguyên nhân gây ra 25,7% số ca tử vong do bệnh tật gây ra ở các đô thị Trung Quốc. Theo Statista, tỷ lệ tử vong của nó là 161,56 ca trên 100.000 dân vào năm 2019.
Điều trị các bệnh này cần tới 70% ngân sách y tế của Trung Quốc. Ngoài ra, dân số hơn 1,4 tỷ người của đất nước đang già đi nhanh chóng, nên tìm cách duy trì khả năng phục hồi của ngành chăm sóc sức khỏe càng trở nên cấp thiết hơn. Hơn nữa, số người ở nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ y tế chuyên nghiệp ở Trung Quốc vẫn chưa cao bởi phần lớn nguồn lực y tế chính đang tập trung ở các thành phố lớn.
Nhận ra sự thay đổi là tất yếu đối với hệ thống y tế, chính phủ Trung Quốc tăng cường phát triển, sử dụng các thiết bị kỹ thuật số được kết nối để thay đổi cách thức làm việc của bác sĩ với cuộc sống của bệnh nhân.
Trong đó, có thể kể Hệ thống Quản lý Sức khỏe Cá nhân ở Thượng Hải. Đây là một công cụ để quản lý bệnh mãn tính, cho phép các chuyên gia y tế quản lý bệnh nhân của họ hiệu quả hơn bên ngoài bệnh viện và bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc mọi lúc, mọi nơi. Cùng lúc này, các mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới đang thúc đẩy sự phát triển của nền tảng Hệ thống Thông tin Y tế Khu vực (RHIN). Giải pháp này sẽ hạn chế được tình trạng mất cân bằng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc, tăng khả năng tiếp cận trong khi chi phí được tiết kiệm đáng kể.
Những đổi mới trên đều mang lại lợi ích cho bệnh nhân, miễn là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, chính phủ và các công ty bảo hiểm cởi mở với họ. Mọi người buộc phải phải thích ứng với các cách làm việc khác nhau, các công nghệ khác nhau, các mô hình kinh doanh mới và có lẽ về cơ bản nhất, chăm sóc sức khỏe không phải là gánh nặng chi phí mà là cơ hội để đổi mới.
Chúng cũng là động lực để các công ty và chính phủ đầu tư vào quan hệ công - tư như một cách để khuyến khích đổi mới có hệ thống. Với quy mô rộng lớn, Trung Quốc đòi hỏi các giải pháp có thể mở rộng quy mô lớn, chỉ được tạo ra khi khu vực tư nhân và khu vực công hợp tác chặt chẽ với nhau.
Ngoài ra còn có một vai trò quan trọng đối với các công ty đa quốc gia có mặt ở Trung Quốc từ lâu. Họ hoạt động như những công ty địa phương, hiểu và phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều doanh nghiệp được tin cậy và tôn trọng, liên tục mang đến các giải pháp và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sáng tạo với những hiểu biết sâu sắc về địa phương nhằm cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Công chúng cũng là một đối tác quan trọng trong việc chuyển đổi sang một hệ thống y tế bền vững hơn. Giống như các quốc gia khác, Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa và thay đổi lối sống, khiến nhiều người Trung Quốc lười vận động, lựa chọn chế độ ăn uống kém và dẫn đến béo phì.
Đó là lý do tại sao thật chính phủ Trung Quốc khởi động các chương trình như Trung Quốc khỏe mạnh 2020, tập trung vào việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính và hướng đến các lựa chọn lối sống tốt hơn.
Người dân Trung Quốc ngày càng hiểu biết hơn về sức khỏe thông qua mạng xã hội và nhận thức rõ hơn về công nghệ sức khỏe cá nhân. Tất cả những điều này mang lại niềm tin rằng Trung Quốc có thể - và sẽ - tăng cường sức sống của hệ thống y tế với khát vọng về một tương lai khỏe mạnh hơn đối với công dân đại lục.
Thái Hoàng(Tổng hợp)
Ứng dụng các công nghệ vào sản xuất trồng lúa ở tỉnh Hắc Long Giang góp phần cung cấp đủ sản lượng gạo cho hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.
" alt=""/>Chuyển đổi số tăng cường sức sống của hệ thống y tế Trung QuốcTổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Khi ông Joe Biden và ông Donald Trump trao đổi với nhau ở Nhà Trắng vào tuần trước, vị tổng thống sắp mãn nhiệm đã nói rõ rằng việc ủng hộ Ukraine là vì lợi ích của Mỹ.
Ông Biden cảnh báo, nếu Mỹ để Nga thành công trên chiến trường Ukraine, thì sẽ có nguy cơ Washington bị kéo vào cuộc chiến quy mô lớn hơn ở châu Âu.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump dường như có quan điểm khác Tổng thống Biden, khi ông ủng hộ giải pháp đàm phán hòa bình và tuyên bố sẽ khiến xung đột khép lại trong 24 giờ.
Gần một tuần sau cuộc trò chuyện ở Nhà Trắng, truyền thông Mỹ đưa tin rằng ông Biden dường như đã cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm tấn công 300km bắn vào lãnh thổ Nga, diễn biến mà Moscow cảnh báo sẽ làm leo thang căng thẳng.
Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin nói trên trong khi một quan chức cấp cao của EU đã xác nhận nó.
Rất nhiều đồng minh của ông Trump, bao gồm cả con trai ông, đã bày tỏ sự phản đối với thông tin nói trên, cho rằng nếu đó là sự thật, thì ông Biden đang kéo Mỹ tới gần Thế chiến III.
Tuy nhiên, hầu hết những nhân vật thân cận trong vòng tròn quyền lực của ông Trump, bao gồm ứng viên bộ trưởng quốc phòng, ứng viên ngoại trưởng và ngay cả Tổng thống đắc cử vẫn chưa lên tiếng về điều này.
Mike Waltz, người được ông Trump lựa chọn làm cố vấn an ninh quốc gia, mô tả quyết định của ông Biden là "sự leo thang", nhưng thay vì chỉ trích động thái này, ông lại nói rằng đó là một lựa chọn "chiến thuật" của Nhà Trắng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trênFox News, ông Waltz tiếp tục nói rằng ông Trump đang để mắt đến một "chiến lược lớn" để chấm dứt cuộc chiến.
Theo Telegraph, các cố vấn chính sách trước đây của ông Trump dường như từng đề xuất một kế hoạch là trang bị cho Ukraine đủ hỏa lực để buộc Nga phải vào bàn đàm phán. Ngoài ra, cũng có một kế hoạch là Mỹ dưới thời ông Trump sẽ gây áp lực buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán.
Đây có thể là lý do ông Trump quyết định im lặng để xem xét tình hình và phản ứng của Nga trước động thái của chính quyền ông Biden.
Ông Trump luôn tự xem mình là người hiểu biết về nghệ thuật đàm phán. Ông hiểu rằng để đạt được kết quả có lợi thì bên đàm phán cần có vị thế đủ mạnh mẽ. Nếu Ukraine ngồi vào bàn đàm phán trong tương lai gần, họ cũng cần có vị thế đủ mạnh.
Rõ ràng là Nga đang có ưu thế hơn hẳn khi có liên tiếp đạt được đà tiến trên chiến trường. Theo Telegraph, những thông tin về việc Triều Tiên cử quân hỗ trợ Nga trong cuộc chiến khiến chính quyền ông Biden dường như lo ngại rằng lợi thế của Nga sẽ chỉ gia tăng trong thời gian tới. Nga và Triều Tiên đã nhiều lần bác bỏ thông tin nói trên.
John Hardie, chuyên gia từ Quỹ Bảo vệ Dân chủ, cho biết việc ông Biden dỡ bỏ lệnh hạn chế vào lúc này sẽ giúp Ukraine có lợi thế hơn trong các cuộc đàm phán tương lai.
"Bất kỳ điều gì chúng ta có thể làm để tăng đòn bẩy của Ukraine trong các cuộc đàm phán đó đều sẽ hữu ích. Hiện tại, ông Putin nghĩ rằng ông ấy nắm giữ các quân bài vì Ukraine gặp khó trên chiến trường. Nga đã thấy sự mệt mỏi của phương Tây trong cuộc chiến".
Matthew Savill, giám đốc khoa học quân sự tại Viện nghiên cứu RUSI (Anh), cho biết tên lửa ATACMS có thể sẽ giúp lực lượng Ukraine giữ vững Kursk, một lá bài đàm phán quan trọng khác. Nó cũng phục vụ cho mục đích chính trị.
"Người Ukraine cần thuyết phục chính quyền tương lai của Mỹ rằng họ vẫn đáng được ủng hộ, hay nói theo quan điểm giao dịch của ông Trump, thì đây vẫn là một khoản đầu tư tốt", ông Savill cho biết.
Đây có thể là lý do ông Trump vẫn đang quan sát mọi thứ để tính đường đi nước bước cho chiến lược Ukraine dưới thời ông, nên ông vẫn chưa lên tiếng. Ông dường như vẫn cân nhắc thiệt hơn trong quyết định của Tổng thống Biden.
Theo giới quan sát, ông Trump dường như muốn kết thúc cuộc chiến ở Ukraine sớm để tập trung cho cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Ông Trump cũng không ít lần lo ngại về việc Nga và Trung Quốc đang sát lại gần nhau. Hồi đầu tháng, ông từng cam kết sẽ tìm cách chia rẽ 2 nước này nếu thắng cử.
" alt=""/>Giải mã sự im lặng của ông Trump trước tin Mỹ "xé rào" tên lửa cho Ukraine