Sau gần 2 tháng điều trị, số tiền viện phí ngày càng lớn. Phòng công tác xã hội của bệnh viện đã liên hệ đến Báo VietNamNet, mong có thể làm cầu nối giúp cụ ông gặp được nhà hảo tâm, đồng thời tìm kiếm thân nhân.
Bài viết "Cụ ông “vô danh” bị chấn thương sọ não cần giúp gấp" được đăng tải cuối tháng 12, may mắn ông được nhiều người thương, giúp đỡ. Báo VietNamNet sau đó đã đóng toàn bộ số tiền do bạn đọc ủng hộ là 129.155.500 đồng vào viện phí cho ông.
Mới đây, thông tin từ phòng công tác xã hội, sau hơn 3 tháng nỗ lực tìm kiếm, đã tìm thấy người nhà của cụ ông. Chị Nguyễn Võ Ngọc Hà (31 tuổi) gặp lại cha trong cảnh nghẹn ngào. Được biết ông tên Nguyễn Văn Dũng, 64 tuổi, ngụ tại quận 8, TP. HCM.
Chị Hà chia sẻ, gia đình chị vốn không dư dả, mẹ chị lại bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Thời điểm trước khi ông Dũng mất tích, người em gái mới bị gãy chân. Bản thân chị lại đang mang bầu sắp sinh nên chẳng phụ đỡ được là bao. Chị đoán có lẽ buồn cảnh gia đình nên ông đi lang thang ngoài đường rồi gặp nạn.
Ngày 28/2, chị đã làm thủ tục để chuyển viện cho cha về Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp ở quận 8 để tiện đi lại, chăm sóc.
Chân thành cảm ơn các bạn đọc hảo tâm đã chung tay giúp đỡ, sẻ chia để kịp thời cứu tính mạng cho cụ ông.
Trong tuần lễ các CLB yên tĩnh để nhường chỗ cho vòng loại EURO 2024, Bayern tạo nên vụ nổ lớn trong bóng đá thế giới.
Sau trận thua Bayer Leverkusen (1-2) trong khuôn khổ Bundesliga mới đây, BLĐ Bayern nhận ra rằng nhà cầm quân 35 tuổi không thể tiếp tục công việc hiện tại.
Theo các tờ báo lớn "Bild" và "Kicker", thông báo chính thức sẽ sớm được đưa ra.
Nhà báo Christian Falk của "Bild" cho biết, Nagelsmann - hiện đang nghỉ mát tại Áo - choáng váng khi lần đầu tiên nghe thông tin bị sa thải vào tối 23/3.
Thứ Hai tới (27/3), Bayern sẽ chuẩn bị cho trận "Kinh điển" tiếp Dortmund với đội ngũ quản lý mới.
Có 3 lý do khiến Bayern Munich sa thải Nagelsmann:
- Rạn nứt trong phòng thay đồ. Nagelsmannliên tục phàn nàn về sự tồn tại của một "nốt ruồi" trong đội hình của Bayern, và điều này bị rò rỉ cho báo chí.
Các quan chức cao cấp của Bayern rất khó chịu với tình huống này. Nhà ĐKVĐ bóng đá Đức phải thành lập một bộ phận để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Mối quan hệ giữa vị thuyền trưởng sinh năm 1987 với Thomas Muller không tốt. Từ chỗ không thể đụng đến, tiền vệ 33 tuổi ngồi dự bị khá nhiều và ít đóng góp vào lối chơi.
- Mâu thuẫn với BLĐ. Tờ "Bild" khẳng định có nhiều khác biệt giữa cựu HLV RB Leipzig với các thành viên trong bộ máy quản lý.
Sau trận thua Bayer Leverkusen, GĐTT Hasan Salihamidzic tỏ rõ sự thiếu hài lòng: "Đó không phải là điều mà Bayern muốn. Quá ít nỗ lực, tinh thần, đấu tranh, sự quyết đoán. Tôi hiếm phải chứng kiến điều này".
Chiến thuật mà Nagelsmann xây dựng không thuyết phục được BLĐ, khi ông thử nghiệm quá nhiều.
Hơn nữa, từ đầu mùa giải các bên đã có xung đột về dự án bóng đá, mà cụ thể là thương vụ chuyển nhượng Harry Kane. Nagelsmann yêu cầu mua đội trưởng đội tuyển Anh nhưng không được đáp ứng.
- Nắm bắt cơ hội ký hợp đồng với Tuchel. Bayern tận dụng lịch FIFA cuối cùng trong mùa giải để ký hợp đồng với Thomas Tuchel, một trong những HLV người Đức được yêu thích nhất.
Bayern từng quan tâm đến Tuchel từ trước khi thuê Nagelsmann, nhưng không tìm được tiếng nói chung.
Vị HLV từng vô địch Champions League 2020-21 với Chelsea sẽ có vài ngày chuẩn bị trước khi cùng CLB xứ Bavaria chạy nước rút, nổi bật là hai cuộc chiến gặp Man City.
Tuchel sẽ ký hợp đồng 2 năm rưỡi và bắt đầu làm việc Saebener Strasse kể từ thứ Hai.
Bước xuống bục giảng, thầy giáo trẻ mỉm cười. Đây không phải là lần đầu tiên thầy Văn nhận được những câu trả lời như thế.
Là Phó Giám đốc Chương trình Giáo dục tổng quát của Trường ĐH Thái Bình Dương (Nha Trang), anh Văn luôn trăn trở về việc “Làm thế nào để sinh viên hạnh phúc?”.
ThS Võ Đình Văn
Những trăn trở này bắt nguồn từ khi anh còn đang theo học tại Mỹ. Rất nhiều sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, nhưng lại chẳng mấy vui vẻ, thậm chí thường xuyên rơi vào trạng thái khủng hoảng. Áp lực, mệt mỏi khiến họ tìm đến những thói quen có hại.
Ngay tại ngôi trường anh Văn đang dạy cũng không hiếm những trường hợp như thế.
“Có sinh viên không thiếu bất cứ thứ gì, thậm chí đi học bằng những phương tiện khiến người khác phải “ghen tị”. Thế nhưng bạn ấy nói rằng, cũng có những lúc thấy cuộc sống không còn gì ý nghĩa”.
“Liệu mình có thể thiết kế một khóa học để dạy sinh viên hạnh phúc?” - Lời “đặt hàng” của thầy Phó hiệu trưởng Phạm Quốc Lộc thôi thúc anh Văn bắt tay vào xây dựng chương trình.
“Nhiều người thắc mắc rằng, làm sao có thể dạy được “hạnh phúc”, bởi điều này chủ yếu vẫn đến từ may mắn. Nhưng thực tế, có những hành vi thông qua tập luyện cũng có thể giúp chúng ta cảm nhận và đạt mức độ hạnh phúc cao hơn, ví dụ như thông qua thiền chánh niệm, tập luyện lòng biết ơn hay trao lòng tốt tới những người khác.
Từ đó, tôi muốn sinh viên hiểu rằng, thành công hay hạnh phúc là điều chúng ta hoàn toàn có thể đạt được chứ không phải trông chờ vào một sự may mắn nào đó”.
Và thế là, môn học có tên “Thành công và hạnh phúc” ra đời. Đây là một trong chuỗi các môn sinh viên sẽ phải học ngay từ năm đầu tiên bước vào trường, bên cạnh những môn như Tranh biện về đạo đức, Cảm thụ nghệ thuật, Trách nhiệm xã hội,…
Sinh viên muốn hạnh phúc hơn
“Học về hạnh phúc” không còn xa lạ ở nhiều trường đại học trên thế giới.
ĐH Yale – ngôi trường nằm trong danh sách các trường Ivy League của nước Mỹ – vào đầu tháng 1/2018 đã kiến tạo ra lớp học có tên gọi “Khóa học về Hạnh phúc”. Chỉ trong vòng 3 ngày, đã có khoảng 1.200 sinh viên - chiếm 1/4 sinh viên bậc đại học của Yale – ghi danh. Đây cũng là khoá học có số lượng sinh viên tham dự đông nhất trong hơn 317 năm lịch sử của trường.
Và khi khóa học này xuất hiện trên trang giáo dục trực tuyến Coursera, nó đã bứt phá lên con số 1,8 triệu người đăng ký – một con số kỷ lục cho bất cứ một khoá học trực tuyến nào trong lịch sử nhân loại.
Lý giải cho việc ra đời của những lớp học hạnh phúc này, Carole Pertofsky, Giám đốc Chương trình Nâng cao Hạnh phúc và Sức khoẻ của ĐH Stanford, đã nhắc đến hiện tượng “Những chú vịt Stanford”.
“Họ là những con vịt đang thảnh thơi bơi trên làn nước xanh trong, đôi cánh sải theo ánh mặt trời rực rỡ với gương mặt tự mãn, nhưng ẩn sâu trong lớp sóng ngầm kia là sự tăm tối với những cú đạp điên cuồng khi phải vật lộn để tiếp tục di chuyển về phía trước”.
Áp lực phải thành công đã khiến tỷ lệ sinh viên mắc chứng căng thẳng, lo âu, thậm chí phải tìm đến cái chết ở những ngôi trường hàng đầu nước Mỹ tăng lên mức “không tưởng”.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, tự sát là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng thứ 2 của đất nước này đối với những người ở độ tuổi 10 – 24.
Vì thế, những người đứng đầu các trường mong muốn, những tiết học như thế này sẽ làm phong phú hơn đời sống tinh thần của sinh viên, gạt bỏ những áp lực học hành, thi cử, để sinh viên luôn cảm thấy lạc quan và sống hạnh phúc.
“Nhiều người trong số chúng ta luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, không hạnh phúc. Vì thế, thông qua lớp học này, em mong muốn sẽ học được một vài mẹo để có cuộc sống bớt áp lực hơn”, Riley Richmond, 22 tuổi nói.
Trong khi đó, tại các trường đại học của Trung Quốc, các khóa học dạy về hạnh phúc, về tình yêu… được mở ngày càng nhiều, thu hút sự quan tâm của sinh viên.
Theo một bài viết trên Tân Hoa Xã, bản chất của các khóa học này là hướng dẫn, định hướng sinh viên trau dồi khả năng quản lý hạnh phúc của chính mình. Sinh viên được học cách kết nối, khả năng đồng cảm và chia sẻ. Bên cạnh đó, có thái độ tích cực, lạc quan khi đối mặt với các khó khăn.
Sinh viên cần học những gì?
‘Mình nên làm gì với cuộc đời mình’ là câu hỏi khiến nhiều người vật vã suốt cả cuộc đời.
Đáp án được gói gọn trong "Ikigai" - cụm từ bắt nguồn từ Nhật Bản, được kiến giải rất rõ trong cuốn sách nổi tiếng “Ikigai - Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng” của hai tác giả Hector Garcia và Francesc Miralles.
Ikigai được ghép từ hai từ là “cuộc sống” và “trở nên có giá trị”, đó chính là mục đích sống của con người. Xác định được Ikigai của bản thân sẽ mang đến cảm giác hài lòng, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống.
Theo quan niệm của người Nhật, Ikigai bao gồm: Điều bạn yêu thích (Đam mê và sứ mệnh), Điều bạn làm giỏi (Đam mê và nghề nghiệp), Điều giúp bạn kiếm ra tiền (Chuyên môn và kỹ năng), Điều thế giới cần (Sứ mệnh và kỹ năng).