![]() | ![]() |
Lúc đó, Kobayashi Ayako mới 11 tuổi và đây là vai diễn để lại dấu ấn trong sự nghiệp diễn xuất của cô. Bén duyên với nghệ thuật khi mới 7 tuổi qua các chương trình giải trí thiếu nhi trên truyền hình, từ thành công của bộ phim Oshin, tên nhân vật cũng gắn liền với tên tuổi sự nghiệp và hình ảnh của Kobayashi Ayako.
Đến nay, mỗi khi nghe đến tên của cô, khán giả Nhật Bản đều nghĩ tới hình ảnh cô bé Oshin 40 năm trước. Sau thành công của Oshin, cô tiếp tục tham gia nhiều phim điện ảnh, truyền hình nhưThe firefly, A morning of farewell, Hotel new moon, Yuzu no Ha Yurete, Natsuzora... Năm 2013, cô xuất hiện trong phim Oshin phiên bản điện ảnh, vai bà chủ thuê Oshin nhỏ làm việc.
Phim Oshincủa Nhật Bản:
Đường tình lận đận
Năm 1998, Kobayashi Ayako kết hôn với một kiến trúc sư. Cô không giải nghệ, vẫn nhận được sự ủng hộ của chồng trong việc hoạt động nghệ thuật.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 11 năm. Cả hai ly hôn trong yên bình và không có con chung.
![]() | ![]() |
Nguyên nhân hai người ly hôn do chồng cũ quá bận rộn, hay phải đi công tác xa, và tính chất công việc diễn viên của Kobayashi Ayako cũng tạo khoảng cách cho hai người.
Năm 2020, Kobayashi Ayako hẹn hò với diễn viên kém cô 4 tuổi - Ashida Shotaro. Cả hai quen biết khi diễn chung trên sân khấu 7 năm trước đó. Ashida Shotaro sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bố và chị gái đều là diễn viên.
Độc thân ở tuổi 51
Ở tuổi 51, cô sở hữu nhan sắc tươi tắn, trẻ trung rạng rỡ và vẫn độc thân. “Tôi hài lòng với cuộc sống tự do tự tại, chưa có ý định đi bước nữa”, nữ diễn viên trải lòng.
Hiện Kobayashi Ayako tham gia nhiều bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình nhưng chưa có vai diễn nào để lại ấn tượng như Oshin. Ngoài diễn xuất, cô còn thử sức ở vai trò MC.
Trên trang cá nhân, Kobayashi Ayako thường xuyên cập nhật hình ảnh đi leo núi vui vẻ cùng bạn bè và tận hưởng những thú vui như chơi đàn piano, ukulele, múa ballet cổ điển, diễn xướng kịch Nhật, pha trà đạo…
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Những năm gần đây, Kobayashi Ayako đều đặn đóng phim, tham gia show truyền hình, diễn nhạc kịch. Ở tuổi 51, cô được nhiều khán giả nhận xét có gương mặt hiền hậu, luôn toát lên vẻ năng động.
Nữ diễn viên Kobayashi Ayako:
Thắm Nguyễn
Con nhà siêu giàu Morgan Curtis tại California, Mỹ. Ảnh: Guardian
Cuộc sống khiêm tốn của Curtis hiện tại không phải do cô đầu tư thua lỗ hay tiêu tán hết tài sản gia đình. Lí do đơn giản là cô đã chọn từ bỏ 100% tài sản thừa kế và 50% thu nhập kiếm được để "phân phối lại" cho các phong trào xã hội, các tổ chức vì người da màu, các dự án đất đai và các nhóm chống biến đổi khí hậu. Để minh bạch, Curtis còn chia sẻ công khai các khoản quyên góp hàng năm của cô trên mạng.
Curtis hành động như vậy bởi cô cho rằng tổ tiên của mình không bắt đầu từ con số không. Ông cố của cô sở hữu một nhà máy bông ở New York nơi mà công nhân "không thể ngừng lao động trong đồn điền", trong khi ông nội cô có một đồn điền đường rộng 11.000 mẫu Anh ở Cuba. "Tổ tiên của tôi đã làm giàu từ việc ủng hộ chế độ nô lệ và thuộc địa. Vì vậy, tôi coi số tiền này không phải của mình, nó thuộc về những cộng đồng đã bị đánh cắp đất đai và bị bóc lột sức lao động", Curtis nói.
Curtis lần đầu tiên biết đến đặc quyền con nhà giàu của mình vào năm 8 tuổi, khi gia đình cô mua một ngôi nhà thứ hai tại Isle of Wight. Ở tuổi thiếu niên, khi một người bạn thân của cô đã phải đi làm thêm để giúp mẹ trả tiền thuê nhà còn cô "thậm chí chưa bao giờ phải nghĩ đến việc hỗ trợ gia đình". Cùng lúc đó, Curtis cũng quan tâm tới những tác hại từ công việc khai thác mỏ của gia đình đến môi trường và ngạc nhiên khi cha nói "những thứ đó đem lại rất nhiều lợi nhuận".
"Tôi cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, tức giận và khao khát được thay đổi. Có thể bạn cũng giống tôi, có tổ tiên đã làm giàu từ những bất công xã hội. Nhưng điều làm chúng ta xấu hổ nhất không phải là những gì họ đã làm mà là những gì chúng ta chưa làm", Curtis nói.
Curtis hiện kiếm sống bằng cách huấn luyện những người thừa kế, giúp họ nghiên cứu về tổ tiên và lập kế hoạch phân phối lại tài sản. Cô có hai anh trai - một người cũng đang từ bỏ quyền thừa kế của mình.
Morgan Curtis cảm thấy hạnh phúc dù sống giản dị, tiết kiệm. Ảnh: Guardian
Theo tập đoàn dịch vụ tài chính Sanlam, trong thập kỷ tới, thế hệ con nhà giàu sẽ thừa hưởng 409 tỷ USD từ cha mẹ họ. Song không phải ai cũng muốn nhận khoản thừa kế khổng lồ này. Một bộ phận nhỏ nhưng dường như đang đông dần những người trẻ tuổi cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về tài sản thừa kế của họ.
Hiện số lượng người giàu lên tiếng về bất bình đẳng thường xuyên hơn. Tiêu biểu là MacKenzie Scott, vợ cũ của người giàu thứ hai thế giới Jeff Bezos, đã chi 12 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện trong hai năm qua. Trong một bài đăng trên blog vào tháng 7/2020, Scott "hi vọng những người giàu có không còn nghĩ rằng những lợi ích mà họ nhận được là điều hiển nhiên". Trong khi đó, Abigail Disney, người thừa kế đế chế giải trí Disney cũng nói rằng bà không chọn trở thành tỷ phú và sẽ thông qua luật cấm máy bay tư nhân trên toàn cầu nếu bà có thể.
Resource Generation - một cộng đồng tập trung những người từ 18 đến 35 tuổi giàu nhất ở Mỹ. Họ thực hiện "cam kết phân phối công bằng của cải, đất đai và quyền lực". Được thành lập vào những năm 90, tổ chức này có tốc độ phát triển nhanh chóng gần đây. Tính đến cuối năm 2021, số thành viên của Resource Generation tăng hơn 65% so với năm 2019. Năm ngoái, hơn 800 thành viên đã cam kết đóng góp 100 triệu USD cho các phong trào công bằng xã hội. Đối tác tại Anh của tổ chức này có tên Resource Justice, được thành lập vào năm 2018 bởi Leonie Taylor - người có cha kiếm được hàng triệu USD từ dầu mỏ.
"Cảm giác tội lỗi thực sự đến từ việc được hưởng lợi từ những bất công trong hệ thống xã hội. Tôi coi số tiền mình được hưởng là của chung toàn xã hội", Taylor nói. Anh điều hành một chương trình kéo dài 6 tháng, trong đó người giàu tìm hiểu về sự bất bình đẳng và chia sẻ câu chuyện cá nhân. "Nó giúp thành viên tìm cách hành động, hơn là che giấu và cảm thấy xấu hổ", Taylor cho biết.
MacKenzie Scott - vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos - là một trong những người làm từ thiện nhiều nhất thế giới trong hai năm gần đây. Ảnh: FilmMagic
Đối với Curtis và Taylor, cảm giác tội lỗi là một cảm xúc hữu ích thúc đẩy họ cho đi của cải. Nhưng không phải ai cũng hành động theo cách này. Stephen, người được thừa kế 2 triệu USD sau khi ông qua đời một thập kỷ trước cũng cảm thấy "tội lỗi khi chứng kiến những người khác vật lộn để sinh tồn". Nhưng Stephen cho rằng cảm giác tội lỗi "không nhất thiết khiến tôi phải quyên góp một đống tiền". Thay vào đó, anh chăm chỉ làm nhiều việc hơn như một cách báo đáp xã hội.
Sau thời gian từ bỏ lối sống thượng lưu, Curtis cho biết: "Tôi yêu cuộc sống hiện tại. Tôi thấy nó giàu ý nghĩa và mục đích hơn. Tôi không mua nhiều thứ. Tôi không đi nghỉ mát xa hoa và cũng không thấy mình muốn nhiều hơn thế. Bản thân tôi và những người đến từ các gia đình giàu có khác, chúng tôi thấy việc nghỉ dưỡng ở khách sạn 5 sao không quyết định bạn có kỳ nghỉ hạnh phúc bên gia đình. Ý nghĩa cuộc sống và cảm giác hạnh phúc của chúng ta đến từ các mối quan hệ và chất lượng của chúng, hơn là chất lượng của những món đồ đắt tiền".
Theo Gia đình & Xã hội
" alt=""/>Những 'rich kid' muốn cho đi hết tài sản thừa kế![]() |
Đại dương đenlà hành trình nhẫn nại của tác giả Đặng Hoàng Giang cùng người trầm cảm, kể cho chúng ta câu chuyện vừa dữ dội vừa tê tái về những số phận mà vì định kiến và sự thiếu hiểu biết của chính gia đình và xã hội, đã bị tước đi quyền được sống với nhân phẩm, được cống hiến, được yêu thương và hạnh phúc.
Là tiếng nói chia sẻ hiếm hoi với thế giới của người trầm cảm, là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, Đại dương đenđồng thời là công trình giáo dục tâm lý, cung cấp kiến thức căn bản về trầm cảm: hình hài nó thế nào, nó từ đâu tới, nó có thể phá hủy ra sao, có những phương thức trị liệu nào và mỗi chúng ta có thể làm gì để những người không may mắn được sống an hòa với nhân phẩm của mình.
Những câu chuyện từ thế giới của những người trầm cảm được kể trong cuốn sách Đại dương đencủa TS Đặng Hoàng Giang có thể gây ra một cú sốc cho những người bình thường, chúng ta: không ai có thể hình dung thế giới ấy lại đen tối và đau đớn đến thế. Hàng ngày chúng ta đi làm, đi chơi, lướt mạng chém gió, càu nhàu về nạn tắc đường, bực tức vì trời quá nóng và nhìn chung than thở rằng cuộc sống nhàm chán, không hề biết rằng cái nhàm chán đó là nỗi khát khao của biết bao con người. Đấy cũng là điều mà tác giả theo đuổi nhiều năm nay qua các dự án sách của mình.
Cùng với cuốn sách này, tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành đồng khởi xướng đường dây nóng Ngày Mai.
Là một sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, được triển khai bởi một nhóm tình nguyện viên tâm huyết, bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2021, Ngày Maicung cấp sơ cứu tâm lý, trợ giúp những cá nhân đang trong khủng hoảng, đặc biệt là người trẻ trầm cảm, và người thân của họ. Ngoài ra, đường dây nóng cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về sức khỏe tinh thần.
Dự án hoạt động hoàn toàn bằng nguồn lực tài chính được đóng góp bởi cộng đồng. Ngoài cước viễn thông, người gọi điện không phải trả thêm bất cứ một chi phí nào.
![]() |
TS Đặng Hoàng Giang. |