Với kinh nghiệm từ 2 lần tổ chức cuộc thi Robocon quốc tế trước đó vào các năm 2007 và 2013, ngay sau khi chủ đề "Ném còn" được Ban tổ chức của ABU Robocon thông qua và lựa chọn, Hội đồng ra đề thi gồm đại diện của Đài Truyền hình Việt Nam và các chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa đã có nhiều buổi làm việc chi tiết để thảo luận, xây dựng các nội dung cụ thể của luật thi ABU Robocon 2018.
Hội đồng còn có sự hỗ trợ về chuyên môn từ Ban thư ký ABU Robocon, trong đó có Tiến sĩ Shimizu - một trong những người sáng lập sân chơi Robocon và đồng hành cùng cuộc thi trong suốt những năm qua.
Tính khả thi của trò chơi Ném còn khi đưa vào cuộc thi Robocon là một trong những điều khiến Ban cố vấn của Robocon và Hội đồng ra đề thi băn khoăn. Do đó, một sân chơi mô phỏng với đầy đủ cột còn, vòng tròn được dựng lên cùng các loại quả còn kích thước khác nhau được đưa vào thử nghiệm để rút kinh nghiệm.
Sau quá trình thử nghiệm, Ban cố vấn và Hội đồng ra đề thi kết luận đề thi năm nay đáp ứng được tiêu chí mới mẻ, hấp dẫn và hứa hẹn đem lại không khí sôi nổi, hào hứng không chỉ cho các bạn sinh viên mà còn cho các khán giả đến với sân chơi Robocon.
Theo Ban Tổ chức cuộc thi, đề thi năm nay mang nhiều điểm mới về kỹ thuật, đòi hỏi các đội tuyển phải thiết kế robot hội tụ các yếu tố, trong đó, kỹ thuật, độ chính xác và sự khéo léo là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, đề thi Robocon năm nay cho phép các đội tuyển tự thiết kế những quả còn độc đáo, rực rỡ sắc màu, mang dấu ấn riêng của từng đội.
Ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Robocon 2018 cho biết: "Không chỉ mang nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, chủ đề luật thi Robocon năm nay còn đem đến nhiều nét khác biệt và thú vị hơn so với đề thi các năm trước. Ngay khi phát đề thi, sinh viên tại các nước bạn đều ồ lên trước màn mô phỏng động tác ném còn của các robot".
Theo luật thi đấu cụ thể của Robocon 2018, mỗi trận đấu vẫn diễn ra trong vòng 3 phút với hai đội xanh và đỏ. Mỗi đội sử dụng 2 robot gồm 1 robot điều khiển bằng tay và 1 robot tự động (các đội có thể sử dụng 2 robot tự động nếu muốn và trong trường hợp này, 1 robot tự động sẽ giữ vai trò như robot điều khiển bằng tay).
" alt=""/>Luật thi đấu Robocon 2018 như thế nào?OGvà Virtus.procó lẽ không còn phải quá lo lắng về điều đó, vì một lời mời tham dự trực tiếp TI7 gần như chắc chắn sẽ dành cho hai đội tuyển xuất sắc nhất cùa Kiev Major. Đó là còn chưa kể tới việc OG đã lên ngôivà đem về nhà số tiền thưởng một triệu USD sau chiến thắng 3-2 đầy kịch tính trước VP.
OG cùng VP đã có một trận Chung kết Tổng rất cân bằng, và đây cũng là trận đấu đầu tiên kéo dài tới Game 5 kể từ màn chạm trán quyết định tại TI3 giữa Na`Vi vs Alliance. Mặc dù không thể đạt được kết quả như mong đợi, nhưng đây vẫn là một trong những trận đấu Dota 2chuyên nghiệp hay nhất lịch sử.
Trước thềm Kiev Major, nhiều fan hâm mộ đã lo ngại rằng, kịch bản giải đấu có thể sẽ là Shanghai 2.0. Nhưng mọi thứ lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại, khiến nó trở thành một trong những sự kiện hấp dẫn nhất trong kỷ nguyên Valve Major.
Lựa chọn ra một MVP (player xuất sắc nhất giải đấu) từ một team không góp mặt trong trận Chung kết hẳn là điều hiếm thấy trong thế giới eSports, nhưng trang RedBullvẫn đang cố gắng đi theo hướng này.
Evil Geniusescó thể rời giải ở hạng 3-4, nhưng với họ, midlaner Syed Sumail “SumaiL” Hassan lại là người để lại nhiều ấn tượng nhất.
Cả EG và SumaiL đều khởi đầu chậm chạp ở Major. Trong trận đấu đầu tiên gặp TNC, EG đã để thua cả hai game và SumaiL không để lại bất cứ ảnh hưởng gì. Nhưng đã có sự khác biệt ở những trận đấu sau đó của EG, khi họ quyết định sử dụng những hero chẳng-giống-SumaiL-tí-nào!
Game đấu đầu tiên, chúng ta được chứng kiến Troll Warlord rồi tiếp tục là Magnus, chúng đều không thuộc phong cách của SumaiL. Sau thất bại, draft của EG thay đổi rất nhiều, tạo cơ hội cho SumaiL có được những lựa chọn thoải mái nhất, và điều đó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chung toàn đội.
Thực tế, sau trận thua khó hiểu trước TNC, SumaiL phần lớn sử dụng Invoker, Puck, Queen of Pain và Storm Spirit. Chỉ duy nhất hai game, anh chàng này lại chơi “trội” và EG thua cả hai.
Nhưng tại sao RedBulllại vẫn dành tặng danh hiệu MVP cho một player mà chỉ thể hiện tốt trong một danh sách hạn hẹp các hero? Vâng, rất đơn giản thôi, đó là tầm ảnh hưởng mà SumaiL thể hiện trong tất cả các game đấu là không thể đong đếm được.
Cả OG và RP lọt vào được tới trận Chung kết Tổng đều nhờ vào lối chơi tập thể đầy ấn tượng, nhưng về phía EG, nó phụ thuộc nhiều hơn vào SumaiL nhờ những pha xử lý mang tính bước ngoặt hoặc snowball đối phương để giành thắng lợi.
Ví dụ đầu tiên được đưa ra là ở vòng 1/16 khi EG đối đầu với Thunderbirds (đội hình cũ của DC). SumaiL có trong tay hero đã làm nên tên tuổi của anh, Storm Spirit, và sở hữu KDA 10/2/18. SumaiL liên tục di chuyển, chọn mục tiêu chuẩn xác, giúp đồng đội có được ưu thế trong các pha combat nhưng lại không tỏ ra xao nhãng với đối thủ.
Điều tương tự tiếp diễn khi SumaiL điều khiển QoP ở game đấu tiếp theo với Thunderbirds, khi mà ultimate của anh đã đóng vai trò then chốt quyết định các pha teamfight. Thay vì luôn sẵn sàng giúp đỡ UNiVeRsE khi anh này đang đối đầu với kẻ dịch, SumaiL bình tĩnh giữ ulti lại vài giây để bảo đảm rằng nó gây ra sát thương lên nhiều kẻ địch, chứ không đơn thuần chỉ là mục tiêu bị khóa lại bởi Legion.
QoP thực sự đã giúp cho EG đảo ngược thế trận nhờ khả năng của SumaiL. EG cũng là team duy nhất lựa chọn cô nàng này tại vòng play-off. Và mặc dù không có được thắng lợi chung cuộc với QoP, nhưng nó luôn tạo ra hiệu quả lớn, khi mà SumaiL tỏ ra hoàn toàn vượt trội so với Arteezy trên cùng một hero.
Trong khi QoP là một trong những mảnh ghép quan trọng trên chặng đường kết thúc trong top 4 Kiev Major của EG, thì game đấu đáng nhớ nhất với SumaiL có lẽ là màn chạm trán với SG e-sports, team đại diện cho Brazil. Sau khi gây bất ngờ “đá bay” Team Secret ở vòng đấu trước, SG bước vào trận đấu gặp EG với hy vọng tiếp tục làm nên điều kỳ diệu.
Khi mà loạt Bo5 đang có tỉ số 1-1, SG đã “lật kèo” game khó và dẫn 10.000 vàng ở phút 45. Họ đã khiến cho tất cả khán giả theo dõi trận đấu nghĩ rằng, đây sẽ là một chiến thắng dễ dàng. Nhưng rồi SumaiL xuất hiện, và thể hiện ai mới xứng đáng là ông chủ, như đoạn clip phía dưới.
Pha kích hoạt Dream Coil đó của Puck, mà chúng ta nên tham khảo mỗi ngày, đã dính trọn cả năm hero đói phương, xoay đổi cục diện và đưa EG vươn lên dẫn trước để rồi họ không bao giờ đánh mất cơ hội. Chỉ với một pha xử lý, SumaiL đã cứu EG khỏi bị loại sớm, và rất có thể giành được lời mời trực tiếp từ Valve tới TI7 vào cuối năm nay.
Nếu SumaiL không thể thành công trong tình huống mấu chốt đó, thì đây vẫn sẽ là một cơ hội tốt để chúng ta bàn về team Dota 2Brazil đầu tiên góp mặt trong top 4 một giải đấu Major.
Tất nhiên, sau thắng lợi đó, EG không thể hiện được quá nhiều, nhưng SumaiL vẫn tuyệt hay. Thực tế, ở game đấu cuối cùng với OG, SumaiL là player gây ra nhiều sát thương bằng tổng những thành viên khác bên phía EG cộng lại, đây hẳn là một điều phi lý khi bạn nghĩ về nó.
Sở hữu những con số thống kê đáng chú ý và thực hiện hàng loạt các pha xử lý đáng nhớ dường như là thứ gì đó mà SumaiL có thể làm ngay trong…giấc ngủ. Giờ là lúc để theo dõi xem, EG sẽ đi xa đến đâu khi SumaiL vẫn tiếp tục tỏa sáng rực rỡ. Nó không thường xuyên xảy ra, nhưng khi SumaiL đạt phong độ cao nhất, anh chàng có thể một mình đem về chiến thắng dành cho EG.
Ngay cả khi bạn đánh giá thấp tất cả những gì mà SumaiL có thể làm được, thì cú Dream Coil đó vẫn là lý do chính khiến EG nằm trong top 4 Kiev Major, và đó mới là điều quan trọng.
ABC(Theo RedBull)
" alt=""/>[Dota 2] SumaiL xứng đáng là MVP của Kiev MajorBộ Công Thương vừa chính thức công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 - một ấn phẩm được phát hành thường niên nhằm mang lại bức tranh tổng thể về hoạt động xuất nhập khẩu trong năm qua.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay, chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cũng đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng mũi nhọn như: điện thoại và các loại linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2017, cùng với việc cán cân thương mại thặng dư, nhập khẩu được kiểm soát hợp lý; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp, chiếm 81,3% tỷ trọng xuất khẩu cả nước, tăng thêm 1,1% về tỷ trọng so với cùng kỳ năm 2016 (năm 2016 chiếm 80,2%). Kết quả này cho thấy xuất khẩu nhóm mặt hàng công nghiệp tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp năm 2017 đạt 174 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2016, cao hơn mức tăng trưởng năm 2016 (11%) và mức tăng trưởng chung của cả nước (21,2%). Đây là năm thứ 6 liên tiếp kể từ năm 2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp tiếp tục giữ mức ổn định và cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước, góp phần chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam.
Về các mặt hàng, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2017 vừa qua hầu hết các mặt hàng mặt hàng công nghiệp đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm 2016, với mức tăng cao nhất là hơn 55% và thấp nhất là 2,4%. Trong số 32 mặt hàng công nghiệp được thống kê có đến 28 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số, chiếm trên 90% số mặt hàng có tăng trưởng trong năm 2017.
![]() |
Đáng chú ý, trong báo cáo mới công bố, dẫn nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương cho biết có 19 mặt hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD, trong đó có các mặt hàng lĩnh vực ICT như: Điện thoại và linh kiện (45,3 tỷ USD, tăng trưởng 31,9%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (25,9 tỷ USD, tăng trưởng 36,8%); Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (3,8 tỷ USD, tăng trưởng 28,5%). Ba nhóm mặt hàng này đều có tên trong danh sách 17 mặt hàng công nghiệp năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh, trên 20%.
Trong năm 2017, các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng công nghiệp (gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) vẫn giữ được tốc độ tăng trường cao. Đơn cử, với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam đạt khoảng 35,8 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2016. Hầu hết mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường này đều có tăng trưởng dương. Trong đó, mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, tăng 329% so với năm 2016, đạt kim ngạch 63,9 triệu USD.
" alt=""/>Điện thoại và linh kiện chiếm hơn 21% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017