Ông Nadiem Makarim (trái) trong lần làm việc với đoàn quan chức Tp.HCM do bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu hồi tháng 8-2019 tại trụ sở tập đoàn Gojek, Jakarta (Indonesia).
Chủ tịch Andre Soelistyo và nhà sáng lập còn lại, Kevin Aluwi, sẽ trở thành đồng Tổng Giám đốc (CEO) mới, điều hành doanh nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Gojek cho biết đã chuẩn bị cho khả năng này và hoạt động kinh doanh không có gì xáo trộn.
Ông Makarim, 35 tuổi, nói “tham gia nội các là vinh hạnh lớn” trước phóng viên tại dinh Tổng thống ở Jakarta. Tổng thống Joko Widodo sẽ thông báo vai trò cụ thể của ông trong tuần này. Ông và Tổng thống đã thảo luận về “hướng đi phát triển Indonesia trong tương lai”, bao gồm nguồn lực con người, đầu tư.
Truyền thông Indonesia suy đoán ông Makarim có thể nhận vị trí mới trong bộ kinh tế kỹ thuật số hoặc giáo dục. Ông rời Gojek đúng vào lúc hãng tăng cường nỗ lực trên toàn khu vực. Chủ tịch Soelistyo về đây từ năm 2016 và trước đây từng đứng đầu Northstar Group, còn đồng sáng lập Aluwi đang phụ trách bộ phận phân tích và khoa học dữ liệu.
“Chúng tôi rất tự hào vì vị lãnh đạo của tập đoàn, ông Nadiem Makarim, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước Indonesia lên một tầm cao mới trên sân chơi quốc tế” người phát ngôn của Gojek chia sẻ. “Đây là một điều chưa từng có tiền lệ, khi tầm nhìn của nhà sáng lập của một công ty bản địa Indonesia đã được ghi nhận là hình mẫu để nhân rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển sâu rộng của đất nước.”
“Chúng tôi đã có sự chuẩn bị cho bước chuyển biến này, và sẽ không có sự thay đổi hay gián đoạn gì đối với công ty Gojek. Chúng tôi tôn trọng quy trình lựa chọn của Ngài Tổng thống, và sẽ không đưa ra lời bình luận thêm cho đến khi nội các Indonesia công bố danh sách chính thức.”
" alt=""/>CEO Gojek từ chức, gia nhập nội các IndonesiaLội dòng lịch sử, vào năm 1961 tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tuyên bố rằng nước này sẽ đưa nhân loại lên Mặt trăng trước Nga trong chiến tranh lạnh diễn ra trong thời kì đó. Và lời tuyên bố này đã trở thành hiện thực, khi tàu Apollo 11 đưa những phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 1969.
Những chiếc máy ảnh đầu tiên được sử dụng bởi NASA là chiếc Leica 1G, có cảm biến tia cực tím để chụp được những bức ảnh UV, và chiếc Ansco Autoset, có cảm biến thông thường để chụp những bức ảnh màu.
Phi hành gia Wally Schirra thời kì đó sử dụng máy ảnh Hasselblad 500c để chụp những bức ảnh cá nhân, và sau đó đã đề nghị NASA chuyển sang sử dụng loại máy ảnh này. Các kĩ sư của NASA đã 'chế' chiếc máy 500c này để nhẹ hơn, cùng với đó là thêm những nút bấm điều khiển để sử dụng được khi các phi hành gia mặc áo bảo vệ, và thêm một gá để film nữa nhằm gia tăng số ảnh có thể chụp được. Các kĩ sư sau đó đã rất hài lòng về sản phẩm này, nên đã đặt Hasselblad thêm nhiều chiếc nữa để đưa chúng lên Mặt trăng.
Phi hành Neil Amstrong, người đầu tiên đặt chân lên bề Mặt trăng đã sử dụng một chiếc Hasselblad 500EL, với một tấm kính đặc biệt để có để đo được khoảng cách của các sự vật nhờ vào bức ảnh đã chụp lại. Ống kính được sử dụng là Zeiss Biogon 60mm f/5.6, cho góc nhìn khoảng 35mm trên máy ảnh Full-frame.
Chiếc máy ảnh đầu tiên của Schirra với ống kính Planar f/2.8 80mm đã được bán tại một cuộc đấu giá, với mức giá là $275.000 vào năm 2014. Nhưng tất cả những chiếc còn lại trên chiếc tàu Apollo 11 đều không được đem bán, nhưng lí do tại sao? Câu trả lời là chúng...đã nằm lại trên bề mặt Mặt trăng.
Theo như Hasselblad, thì để tiết kiệm nhiên liệu cho mô-đun hạ cánh để bay trở lại tàu vũ trụ, các phi hành gia đã phải bỏ lại toàn bộ 13 chiếc máy Hasselblad 500EL. Họ chụp đầy các cuộn phim, sau đó rút chúng ra rồi đem về để tạo ra những bức ảnh lịch sử, nhưng đáng tiếc là những chiếc máy ảnh tạo nên những bức ảnh đó thì lại bị bỏ lại!
Về tác giả: Allen Murabayashi là chủ tịch của Photoshelter, một trang chuyên về nhiếp ảnh. Bài viết trên là chia sẻ của ông với trang Petapixel.
Theo GenK
" alt=""/>Có bỏ tiền tỷ cũng không mua được những chiếc máy ảnh đã được các phi hành gia đem lên Mặt trăng!![]() Trên thực tế, việc mạ vàng hay sơn crome cho xe được dân chơi xe độ thế giới thực hiện từ khá lâu còn tại Việt Nam, thú chơi này mới xuất hiện được vài năm trở lại đây. Số lượng xe mạ vàng cũng rất ít nhưng đều là xe "khủng" trị giá tiền tỉ nên gây ra nhiều sự chú ý. Siêu môtô Ducati 848 EVO của một dân chơi phía Nam vừa được mạ vàng 24K cho hầu hết các chi tiết bằng kim loại lộ ra (trừ động cơ) như hệ thống khung xe, la-zăng, giảm xóc, lò xo đến các loại ốc vít. Được biết, quá trình làm đẹp cho xe một cách sang chảnh này kéo dài gần 2 tháng. Siêu môtô này có giá nguyên bản khoảng 700 triệu đồng còn chi phí "bọc vàng" cho xe chưa được hé lộ. Trước đó, ông chủ một hãng taxi tại Quảng Ninh đã cùng lúc mạ vàng cho 2 chiếc xe hạng sang của mình là Range Rover và Rolls-Royce Phantom. Chiếc Range Rover mạ vàng của đại gia Quảng Ninh thuộc phiên bản giới hạn Autobiography Ultimate Edition với tổng các chi phí khi nhập về Việt Nam lên đến gần 10 tỷ đồng. Các chi tiết được mạ vàng trên xe gồm ốp lưng, cổ và viền bo ngoài của gương chiếu hậu, la-zăng. Còn xe siêu sang Rolls-Royce Phantom được mạ vàng 24K hình rồng và đường viền vàng dọc thân xe. Ngoài ra, các chi tiết như bộ la-zăng, logo, viền đèn, tay nắm cửa cũng "phủ vàng" 24K. Việc thêm trang trí vàng cho các chi tiết ngoại thất khiến chiếc xe siêu sang trị giá gần 20 tỷ đồng này càng thêm nổi bật khi xuất hiện trên đường phố. Một đại gia tại Vinh – Nghệ An được biết đến khi dùng vàng 24k để làm đẹp cho xe sang Lexus RX 350. Chất liệu vàng được sử dụng để tạo một số hoạ tiết trang trí ngoại thất như logo, viền vàng chạy ngang thân xe. Được biết thời gian làm đẹp cho xe sang này vào khoảng 3 tuần. Một chiếc Rolls-Royce Phantom khác cũng được mạ vàng để làm đẹp. |
Việc mạ vàng cho các chi tiết xe được thực hiện cầu kỳ với nhiều công đoạn từ xử lý bề mặt tạo bóng và sáng, tẩychất bẩn bám trên bề mặt và dầu điện hóa, sau đó là họa hóa bề mặt. Sau khi hoàn tất việc mạ vàng, các chi tiết xe được phủ một lớp Nano cứng để tránh xây xước. |
(Theo Lao động)
" alt=""/>Dân chơi Việt và trào lưu mạ vàng xế khủng