Các gói hàng cần giao gấp trong ngày nhiều đến mức không để vừa thùng chứa của xe tải, một số được chất đống trên ghế phụ, cạnh tài xế.Nhân viên giao hàng Nhật Bản (44 tuổi), người từ chối tiết lộ họ tên, nói với Mainichirằng anh bắt đầu làm việc lúc 9h và không ngừng nghỉ trong suốt 13 tiếng qua.
Bữa trưa với shipper này là một chiếc bánh ngọt. Anh ăn ngay trên xe trong vòng 5 phút.
Tài xế đến từ Yokohama nói rằng anh làm việc quá sức và bắt đầu thấy khủng hoảng từ hồi tháng 9. "Tôi phải lái xe liên tục. Nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi có thể gây ra tai nạn hoặc ngã xe. Những gói hàng này có thể giết chết tôi".
 |
Nhiều shipper kiệt sức vì làm hơn 12 giờ/ngày. Ảnh: Japan Times. |
Bị đẩy đến giới hạn
Tháng 11/2017, người đàn ông này đã ký hợp đồng với một công ty chuyển phát do Amazon Japan GK thầu phụ để giao các gói hàng.
Lương khởi điểm của tài xế là khoảng 180.000 yen. Số tiền không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, nên anh phải liên tục vay mượn. Tổng số nợ hiện lên tới 1,8 triệu yen.
Vì muốn tăng thêm thu nhập, người này bắt đầu kinh doanh riêng với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ giao hàng hay còn gọi là tài xế giao hàng tự do.
Với tài xế giao hàng tự do, họ phải tự chuẩn bị phương tiện giao hàng cũng như tự trả tiền xăng và các chi phí khác.
 |
Trong mùa dịch, nhiều shipper cảm thấy không được trả công xứng đáng. Ảnh: Nikkei. |
Tài xế đến nhà kho của công ty giao hàng theo hợp đồng lúc 8 giờ, 5 ngày/tuần. Chiếc xe tải nhỏ luôn chất đầy những gói hàng cần được giao vào ngày hôm đó.
Anh được trả 17.000 yen/ngày, bất kể số lượng kiện hàng có thể giao là bao nhiêu. Thu nhập hàng tháng khoảng 350.000 yen. Sau khi trừ tiền xăng và các chi phí khác, tài xế còn khoảng 200.000 yen.
"Tôi còn nợ 1 triệu yen và đang trả khoảng 50.000 yen/tháng, vì vậy cuộc sống rất khó khăn. Tôi muốn kết hôn, nhưng không có tiền. Tôi cũng không thể gặp gỡ ai đó vì nơi làm việc toàn là đàn ông".
Ngoài ra, trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng các gói hàng tăng lên đáng kể. Đầu năm ngoái, mỗi ngày tài xế giao khoảng 110 gói hàng, nhưng từ khoảng tháng 5 năm nay, có lúc con số này đã tăng lên đến hơn 200 gói.
"Tôi cảm thấy như mình đang bị đẩy đến giới hạn. Tiền công mỗi ngày không thay đổi, nhưng số lượng gói hàng đã tăng lên đáng kể".
Giảm lương, sa thải vô lý
Một người đàn ông khác (30 tuổi) sống ở Tokyo cũng đã đăng ký trở thành tài xế giao hàng tự do vào năm 2019.
Anh làm việc 8 tiếng/ngày, chủ yếu từ 7h đến 15h và kiếm được 16.000 yen/ngày. Người này hài lòng với công việc và nghĩ mình có thể giữ nhịp độ làm việc như vậy đồng thời có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, tháng 10/2020, công ty giao hàng đột ngột hủy hợp đồng với anh, gửi email giải thích ngắn gọn: "Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo từ khách hàng về việc hàng hóa chưa được giao".
Người đàn ông này đã nộp đơn khiếu nại lên công ty, nói rằng anh luôn hoàn thành đơn hàng đúng quy trình, chưa từng gây ra sự cố. Tuy vậy, đến hiện tại, anh chưa nhận được phản hồi từ công ty.
"Tôi cảm thấy rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tôi không thể chấp nhận điều này", tài xế nói.
 |
Khoảng 40% tài xế giao hàng ở Nhật từng bị công ty đơn phương cắt giảm, thay đổi bất lợi về giá cước. Ảnh: Paolo from Tokyo. |
Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), số lượng các doanh nghiệp vận tải có động cơ cỡ nhỏ, cung cấp dịch vụ giao hàng bằng ôtô hoặc xe máy khoảng 150.000 vào cuối năm 2016. Nhưng số lượng đã tăng lên, đạt khoảng 177.000 vào cuối tháng 3/2020.
Một quan chức MLIT cho biết: "Khi số lượng doanh nghiệp bán hàng hóa trực tuyến và các dịch vụ khác ngày càng tăng, số lượng tài xế tự do ký hợp đồng với các công ty giao hàng có lẽ cũng đang tăng lên".
Với tư cách là tài xế tự do, những người này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động, quy định về mức lương tối thiểu và giờ làm việc tối đa.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công đoàn vận chuyển hàng hóa Keikamotsu Union có trụ sở tại Yokohama, hơn 25% nhân viên giao hàng tự do làm việc hơn 12 giờ/ngày. Khoảng 40% từng bị công ty đơn phương cắt giảm, thay đổi bất lợi về giá cước.
Hideharu Takahashi, đại diện của công đoàn, cho biết: "Một số công ty viết trong hợp đồng rằng: 'Nếu giao hàng không đúng địa chỉ, tài xế sẽ bị phạt 30.000 yen'. Nhiều người bị sa thải vô lý hoặc bị buộc phải làm điều gì đó bất lợi. Tuy nhiên, nếu tài xế phàn nàn, hợp đồng của họ sẽ bị hủy bỏ hoặc không được giao việc nữa".
Theo Zing

Lễ tân khách sạn làm thêm shipper mùa dịch
Ban ngày làm lễ tân tại một khách sạn, sau giờ hành chính anh Ân lại khoác lên mình chiếc áo shipper đi giao hàng và giành thời gian tham gia nhóm cứu hộ miễn phí giúp đỡ người bị tai nạn.
" alt=""/>Sự khắc nghiệt của nghề shipper ở Nhật Bản
Không mời vào nhà, cũng chẳng tiếng cảm ơn, vợ Hiển giật tập giáo án rồi đi thẳng vào nhà, không quên khuyến mãi thêm câu đầy ý ghen tuông: “Đến đưa giáo án hay cố tình đến tìm chồng người khác”.Mai và Hiển là đồng nghiệp cùng dạy chung trường. Hiển lớn hơn Mai 5 tuổi nhưng nhìn khá trẻ và cũng đã có vợ. Tuy nhiên, qua những lời tâm sự của Hiển thì Mai nhận thấy cuộc sống hôn nhân của anh không hề hạnh phúc, thậm chí còn đầy bi kịch vì vợ anh là người ghen tuông vô đối và rất hung dữ.
Hiển sống với vợ chẳng qua cũng vì đứa con trai 2 tuổi. Nhiều khi anh cũng muốn ly hôn nhưng nhìn con, anh lại chùng lòng. Theo lời Hiển và qua tiếp xúc, Mai cũng sợ cả vợ anh. Chính vì thế mà dù hai người là đồng nghiệp thân thiết nhưng Mai rất ít khi qua nhà Hiển, chỉ trừ những trường hợp bắt buộc.
Nhớ có lần, cô tạt ngang qua để đưa xấp giáo án mà Hiển bỏ quên trên trường, vợ anh đã tiếp đón cô với ánh mắt hình viên đạn. Không mời vào nhà, cũng chẳng tiếng cảm ơn, vợ Hiển giật tập giáo án rồi đi thẳng vào nhà, không quên khuyến mãi thêm câu đầy ý ghen tuông: “Đến đưa giáo án hay cố tình đến tìm chồng người khác”.
Nghe vợ đồng nghiệp nói mà Mai sững người. Hiển thấy Mai đến thì chạy ra mời cô vào nhà. Nhưng vợ anh đã kịp chặn lại bằng cách lôi đứa con nhỏ ra đánh dằn mặt chồng. Thấy đứa bé khóc toáng lên, Mai hoảng quá nên vội vàng xin phép về. Còn Hiển, anh đứng đó với khuôn mặt vừa giận dữ vừa bất lực.
Hôm sau, Hiển lên trường gặp Mai xin lỗi. Anh ngậm ngùi kể về cuộc cãi nhau lớn giữa anh và vợ tối hôm qua. Vợ Hiển ghen tuông với Mai nên mới cấm đoán cô vào nhà. Anh còn kể về đứa con nhỏ, bị ăn đòn mà không mắc lỗi gì. Nếu đêm qua không có sự can thiệp của cha mẹ vợ, chắc Hiển đã đánh cho vợ anh một trận.
Mai cũng hiểu hoàn cảnh của Hiển. Nhà anh vốn nghèo khó, còn nhà vợ anh rất giàu có. Chính cha mẹ vợ đã xin việc cho anh, rồi còn mua nhà, mua đất cho vợ chồng anh ở. Vì thế, anh sống gần như phụ thuộc vào gia đình vợ. Vợ anh vốn là tiểu thư được nuông chiều từ nhỏ nên thấy chồng hiền càng lấn lướt. Dần dần chẳng xem chồng ra gì nữa.
 |
Nhớ có lần, cô tạt ngang qua để đưa xấp giáo án mà Hiển bỏ quên trên trường, vợ anh đã tiếp đón cô với ánh mắt hình viên đạn (Ảnh minh họa). |
Nhiều lần chịu đựng không nổi, anh đề cập đến chuyện ly hôn thì nhà vợ và vợ anh lại làm ầm ĩ lên. Họ bêu rếu anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, nhà vợ lo cho đầy đủ giờ muốn phủi tay bỏ đi. Vợ anh còn uống thuốc tử tự khiến anh sợ mất mật. Vì thế, anh chỉ còn cách tìm niềm vui trong công việc và đứa con, anh chán ngán tổ lạnh của mình vô cùng.
Nhiều lần, Hiển gặp Mai nói chuyện mà mắt đỏ hoe. Anh muốn thoát khỏi cuộc sống tù ngục này nhưng không biết phải làm sao. Trai ở nhà vợ thật là chó chui gầm chạn, ức chế nhục nhã không chịu được. Anh kể, anh cũng đi làm, vợ anh cũng đi làm nhưng về nhà, cô ta ngồi gác chân xem ti vi. Còn anh thì vừa chăm con, vừa dọn dẹp, nấu ăn. Thằng con sợ mẹ ngay từ nhỏ nên chỉ quấn bố. Anh bảo nó lên chơi với mẹ cho anh nấu ăn thì nó khóc toáng lên không chịu. có khi còn bu lấy chân anh, sợ anh đem nó lên cho mẹ.
Còn vợ anh, chơi với con được một chút là cũng đánh thằng bé. Từ nhỏ đến giờ, vợ anh chẳng bao giờ cho con ăn được bữa nào. Vì cứ cho ăn, thằng bé nhè ra là lãnh ngay một cái bạt tai. Xót con, anh Hiển lại phải xoắn tay cho con ăn, thậm chí dọn chiến trường con ị ra.
Càng nghe anh kể, Mai càng thấy anh là người đàn ông tốt nhưng đã gặp phải người vợ không biết trân trọng. Cô ấy luôn tự cho rằng mình làm ra nhiều tiền hơn thì mình có quyền, có tiếng nói trong nhà hơn. Có khi, chồng làm gì không vừa ý, cô ấy sẵn sàng mắng chồng ngay mà chẳng nể nang ai.
Đồng nghiệp trên trường ai cũng thông cảm cho hoàn cảnh của Hiển. Có lễ hội hay chương trình gì thì anh là người đầu tiên được ưu tiên về trước chứ chẳng phải các chị em phụ nữ. Thậm chí, nhiều khi tiệc mới bắt đầu, vợ anh gọi anh cũng phải về ngay nếu không muốn gia đình xảy ra tranh cãi.
Một hôm, Hiển lên trường với một vết bầm trên cánh tay, còn mắt anh thì thâm quầng thấy rõ. Ai hỏi anh cũng chẳng trả lời, anh chỉ gọi riêng Mai ra căng tin. Mai càng ngạc nhiên hơn khi Hiển nhờ cô thảo giúp đơn ly hôn cùng một số giấy tờ liên quan. “Anh không thể chung sống với cô ta được nữa. Hôm qua ba anh lên nhà chơi. Cô ta đi làm về không chào, khi xuống ăn cơm thì giở thái độ trịch thượng. Món nào ba anh gắp vào, cô ta không đụng đũa. Ba anh hỏi sao không ăn món này thì cô ta ngang nhiên trả lời 'Ba già cả, nước bọt đầy vi khuẩn, con không dám ăn'. Ba anh nghe vậy thì tự ái đứng dậy, thu xếp đồ đạc đi về. Vậy mà cô ta cũng chẳng thèm tiễn. Anh mắng thì xa xả mắng lại. Quá tức, anh đánh cô ta một tát. Không ngờ, cô ta lao vào cắn tay anh thế này đây, còn lôi con ra đánh. Thật không thể chịu đựng nổi nữa. Nhưng nếu làm đơn ly hôn mà để cô ta thấy thì không dễ gì mà đưa ra tòa được. Em làm giúp anh đơn ly hôn đơn phương, gửi giúp anh, còn anh, anh sẽ thu xếp đưa con trai theo anh luôn. Anh chỉ tin tưởng 1 mình em, nên em đừng nói ra ngoài”, nghe Hiển nói, Mai càng thấy tội nghiệp anh hơn.
Thảo xong đơn ly hôn, cô đem xuống tòa nộp giúp anh và nhắn tin báo anh biết cô đã nộp đơn rồi. Không ngờ, khi đó, anh và vợ đang cãi nhau ở nhà. Thấy tin nhắn, bà vợ lao đến chộp điện thoại đọc trước.
Thế là ngay sáng hôm sau, khi đang nghỉ tiết trên phòng hội đồng trường, Mai đã bị vợ Hiển lao đến đánh ghen. Mọi người còn chẳng hiểu chuyện gì thì Mai đã bị người đàn bà kia xé áo, đánh cho bầm mặt. Đồng nghiệp cô phải đến giữ, kéo cô kia mới chịu buông tay nhưng vẫn không ngừng mắng cô: “Đồ lăng loàn, mày làm đơn giúp chồng tao để đến với chồng tao chứ gì. Mày đừng tưởng dễ qua mặt bà. Tao không ly hôn, tao không cho mày với chả toại nguyện đâu”.
Nhận được tin báo, Hiển bỏ dở việc dọn đồ đi chạy cấp tốc lên trường. Nhìn Mai tả tơi sau trận đánh ghen, mọi người bàn tán ồn ào, học sinh dáo dác ngó nghiêng mà anh nóng ran mặt. Lần đầu tiên, anh công khai đánh vợ trước mặt mọi người rồi lôi cô ta lên xe chở về.
“Chưa bao giờ mình nghĩ mình bị đánh ghen chỉ vì thảo đơn ly hôn giúp đồng nghiệp. Thật quá bàng hoàng. Có lẽ, từ nay về sau, mình không dám giúp ai như vậy nữa. Quá sợ rồi”, Mai tâm sự.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Vợ ghen tuông vô đối