Theo phát ngôn viên quân đội Israel Daniel Hagari, không quân nước này đã đẩy mạnh tấn công vào mạng lưới đường hầm của Hamas, và các công trình khác. Trong đêm 27/10, Israel thông báo đã tấn công 150 mục tiêu dưới lòng đất, và bắn hạ người đứng đầu lực lượng không quân của Hamas là Asem Abu Rakaba.
“Rakaba đã tham gia lên kế hoạch cho vụ thảm sát ngày 7/10. Ông ta đã chỉ đạo các thành viên Hamas xâm nhập vào Israel bằng dù lượn, và tấn công UAV vào các đồn bốt của quân đội Israel”, hãng tin Reuters dẫn lời quân đội Israel.
Số lượng lớn binh sĩ và khí tài của Israel hiện được đặt trong tình trạng sẵn sàng nhận lệnh thực hiện chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza, đồng thời Israel tăng cường các đợt không kích Hamas.
Theo Israel, 1.400 người ở nước này mà chủ yếu là dân thường đã thiệt mạng sau các cuộc tấn công của Hamas, và hơn 200 người khác bị bắt làm con tin.
CNN cho hay, trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant hôm 27/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa nhắc lại “tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường trong các hoạt động của quân đội Israel”. Lầu Năm Góc cho biết thêm, ông Austin cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về “cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Gaza”, và để Hamas thả tất cả con tin.
Hàng trăm ngọn nến đã được các thầy cô, người thân, bạn bè, sinh viên Trường ĐHKH Huế thắp sáng trong khuôn viên ngôi trường mà Nguyễn Văn Nhã đã có gần 4 năm gắn bó, học tập.
Tất cả cùng tưởng niệm và nguyện cầu cho Nhã ra đi thanh thản và yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
![]() |
“Nguyễn Văn Nhã là một sinh viên tốt, một người chăm chỉ, có học lực khá, hiền lành, tử tế và luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của khoa.
Với nghĩa cử cao đẹp quên mình cứu người của Nhã, em đã ra đi để cho 3 người được ở lại. Hành động đẹp của Nhã chắc chắn sẽ được lan tỏa.
Trước gia cảnh của sinh viên Nguyễn Văn Nhã, nhà trường và Khoa Công nghệ thông tin đã và đang làm nhiều cách để vận động giúp đỡ cho gia đình em…”, đại diện lãnh đạo Trường ĐHKH Huế chia sẻ.
Như tin đã đưa, chiều 30/4, em Nguyễn Văn Nhã (SN 1998, quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, sinh viên năm 4, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học Huế) cùng nhóm bạn khoảng 20 người về biển Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) để tắm biển.
Khoảng 17h30 cùng ngày, Nhã phát hiện 3 bạn nữ trong nhóm bị đuối nước, sóng biển cuốn trôi nên bơi đến ứng cứu
Sau khi dìu được các bạn vào gần bờ, do bị kiệt sức, em Nguyễn Văn Nhã bị sóng cuốn trôi, mất tích.
Chính quyền địa phương và đội cứu hộ bờ biển tổ chức lực lượng tìm kiếm nam sinh viên xấu số. Khoảng 30 phút sau sự việc xảy ra, em Nhã được lực lượng cứu hộ tìm thấy trong tình trạng đã tử vong.
Quang Thành – Bảo Lâm
Hôm nay (2/5), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn và thăm hỏi tới gia đình sinh viên Nguyễn Văn Nhã - người quên mình cứu bạn bị đuối nước tại Huế vào ngày 30/4 vừa qua.
" alt=""/>Tưởng niệm nam sinh viên tử vong vì cứu bạnTuy nhiên, sau 15 năm thực hiện chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm như việc sử dụng ngân sách chưa đảm bảo hiệu quả do sinh viên ra trường không làm đúng ngành; việc cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo sư phạm chưa đảm bảo định mức chi phí đào tạo dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đặc biệt trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; không công bằng với các ngành học khác; không thu hút được học sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm; việc đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng.
Nghị định 116 được ban hành nhằm khắc phục những nhược điểm trên.
Chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm
Cụ thể, ông Trần Tú Khánh cho hay, tại điều 4 của của Nghị định 116 quy định sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Sinh viên sư phạm có thể đăng ký đào tạo theo các hình thức: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo thông báo nhu cầu của các địa phương; đào tạo theo nguyên vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu xã hội).
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, các em cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp, kinh phí đào tạo sẽ do cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả (không thuộc ngân sách nhà nước cấp).
Các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí
Nghị định 116 cũng quy định chi tiết các trường hợp nào phải hoặc không phải bồi hoàn khi phí đào tạo.
Sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn là những người công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.
Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí đào tạo gồm những em không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc công tác không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc sinh viên sư phạm chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Với những sinh viên sư phạm thuộc các trường hợp “bất khả kháng” như nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học. Sinh viên dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần), dừng học vì lý do khác không do kỷ luật, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trách nhiệm thu hồi chi phí bồi hoàn được giao cho UBND cấp tỉnh (ra thông báo thu hồi và thông báo cho sinh viên sư phạm và gia đình đối với các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí). Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Tối đa trong thời hạn 4 năm, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi kinh phí sinh viên sư phạm, sinh viên và gia đình các em có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn. Số tiền thu hồi từ kinh phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Hùng |
Về việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đặt ra tình huống: “Vậy sinh viên được hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo, nhưng trong quá trình tuyển dụng, sinh viên đó không trúng tuyển; hoặc có tình huống sinh viên đi thi tuyển dụng ở các tỉnh thành khác thì có phải nộp lại kinh phí đó hay không?
Hiện nay trách nhiệm thu hồi đang giao cho UBND tỉnh. Nhưng hiện nay, chúng tôi cũng đang vướng đối với đối tượng sinh viên cử tuyển. Lạng Sơn hiện còn hơn 10 sinh viên cử tuyển vi phạm. Tỉnh đã giao cho các sở chuyên môn đôn đốc thu hồi nhưng sau 5 lần thông báo vẫn chưa thu hồi được. Việc này rất khó khăn, bởi không có chế tài để xử lý. Việc thu hồi bồi hoàn này cũng vướng tương tự khi không có chế tài xử lý”, ông Huyên nói.
Về điều này, ông Trần Tú Khánh cho hay, mục tiêu của Nghị định 116 không phải là để thu hồi kinh phí, mà nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với nhu cầu.
“Nếu sinh viên sư phạm làm trong ngành giáo dục bất cứ ở đâu trên cả nước, công lập hay ngoài công lập, hoặc có xác nhận công tác trong ngành giáo dục đều không phải bồi hoàn. Chỉ với những trường hợp cố tình không bồi hoàn, thì áp dụng chế tài dân sự. Nếu 3 lần thông báo mà không nộp lại thì có thể dùng các giải pháp theo quy định của Luật Dân sự để xử lý.
Thanh Hùng
Nhiều sinh viên dự kiến vào các ngành sư phạm băn khoăn về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
" alt=""/>Sinh viên sư phạm khóa 2021