Thời khóa biểu của trung tâm là: 8h đến 10 giờ học Toán hoặc Tiếng Việt; 10h đến 11h30 học tiếng Anh. Các em ăn bán trú rồi ngủ trưa ở trung tâm; buổi chiều lại học tiếp Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Có những em còn học ca tối đến 19h30 hoặc 21h. Sau mỗi buổi, các thầy cô đều chấm điểm môn học hoặc quay video rồi gửi lên nhóm Zalo để phụ huynh biết được tình hình học tập của con em mình.
Đúng như khẩu hiệu của trung tâm, "Learn to lead" - "Học để dẫn đầu", phụ huynh và học sinh tới trung tâm này đều mang theo những mục tiêu, kỳ vọng nhất định, và dường như không muốn lãng phí thời gian hè để theo đuổi mục tiêu đó. Nhưng tôi băn khoăn, học miết từ sáng đến tối muộn như vậy, các em lấy đâu ra thời gian để chơi.
Để ít nhiều cải thiện tình hình, tôi đề xuất giữa giờ các em được nghỉ giải lao 15 phút, 10h đến 10h15 và 15h đến 15h15. Khi được nghỉ, các em phấn chấn, tỉnh táo hẳn ra, hiệu quả học tập tăng lên rõ rệt.
Trong hai tháng hè, con tôi cũng được học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh... nhưng khóa học bổ ích nhất cho con mình mà tôi cảm nhận được là khóa học vẽ, kéo dài khoảng 40 buổi do các giáo viên trong một nhóm Mỹ thuật giảng dạy. Khía cạnh tích cực khác là con học được cách làm quen, chung sống với bạn bè, có thêm nhiều người bạn mới từ môi trường xa lạ ban đầu. Những điều đó, với tôi, quan trọng hơn kiến thức thu lượm từ sách vở.
Tôi vẫn thường chia sẻ với học sinh: đi học là phải hạnh phúc, vui vẻ chứ không phải sợ sệt, lo lắng. Tôi tâm niệm như vậy vì luôn ghi nhớ những dòng mình đã đọc trong bức thư được cho là của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con mình: "Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh".
Một vĩ nhân khác - Albert Einstein - cũng khẳng định: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới. Trí tưởng tượng ôm ấp cả thế giới, và cả những kiến thức chưa ai biết, chưa ai hiểu được. Logic sẽ đưa bạn đi từ A đến B còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đi tới bất cứ đâu".
Còn trong buổi chia sẻ với sinh viên Đại học Harvard năm 2008, bà J. K. Rowling, tác giả của bộ truyện lừng danh Harry Potternói: "Trí tưởng tượng không chỉ là khả năng con người hình dung ra những điều không có thật, nó còn là nguồn mạch của tất cả phát minh và sáng tạo... Chúng ta đâu cần phép thuật để thay đổi thế giới, chúng ta có đủ sức mạnh rồi: Sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn".
Như vậy, kiến thức là quan trọng nhưng để đột phá, sáng tạo thì trí tưởng tượng quan trọng hơn. Để học sinh hiểu sâu kiến thức, có nhiều trí tưởng tượng, có sự sáng tạo thì ngoài việc học, việc vui chơi là vô cùng quan trọng. Muốn có trí tưởng tượng, muốn sáng tạo, muốn có thể cảm thụ được nghệ thuật... cần có thời gian được nghỉ ngơi để tái tạo sức khỏe thể chất, tinh thần.
Học để dẫn đầu, hay học để hạnh phúc, là tùy vào tầm nhìn, mong ước và kỳ vọng của mỗi phụ huynh với con cái của mình. Ở quy mô toàn cầu, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Những mục đích đầu tiên của việc học tập là: biết, làm, chung sống rồi mới đến "khẳng định mình" hoặc "dẫn đầu".
Câu chuyện học thêm, dạy thêm tại Việt Nam ngày càng được nhìn nhận cởi mở hơn với việc nhận thức lại nhu cầu của xã hội. Học thêm để có thứ hạng cao trong các kỳ thi, để giành học bổng, để vào trường tốt và cuối cùng là đạt được vị trí công việc thu nhập cao trong xã hội... Nhìn từ góc độ đó, "học để dẫn đầu" là một mục tiêu chính đáng. Nhưng tôi, với tư cách là thầy giáo, vẫn sẽ vui hơn và cảm thấy bản thân thậm chí còn có ích hơn, nếu biết phụ huynh gửi gắm con cái cho mình, với mong muốn: thầy giúp cháu học để được hạnh phúc.
Tôi tin, kiến thức, nếu được trao truyền và tiếp nhận đúng cách, tự nó là một nguồn vui và hạnh phúc cho trẻ nhỏ.
Phạm Xuân Anh
" alt=""/>Học để dẫn đầu?Đỗ xe một mình một kiểu, chặn lối ra của xe khác
Đỗ xe kiểu "không lối thoát", tự làm khó mình
Ngang ngược chèn vào ô của người khác
Đỗ chiếm luôn 2 suất
Đỗ vào vị trí của xe máy
Đỗ xe chẳng theo quy tắc nào, chắn cả lối đi
Hoàng Hiệp(tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>'Ngàn lẻ một' kiểu đỗ xe khó đỡ ở hầm chung cưGần đây nhất là hình ảnh một chiếc ô tô hiệu Honda đỗ rúc đầu vào sát mép cửa hàng, mặc dù vỉa hè khá rộng, đủ chỗ để xe đỗ ngang, không gây cản trở giao thông, cũng không chắn lối vào cửa hàng.
Những hình ảnh đã lập tức "gây bão mạng" (Ảnh chụp màn hình).
Hầu hết các ý kiến đều tỏ ý ngán ngẩm kiểu đỗ ô tô như vậy.
Tài khoản Facebook có tên Quốc H. bình luận: "Thiếu điều muốn phi luôn xe vào nhà người ta tránh nắng".
"Là một người không ủng hộ trường phái vỉa hè, lòng đường là tài sản riêng, nhưng trường hợp này tôi cũng không thể bênh được. Ủng hộ chủ nhà mạnh tay," một tài khoản khác bình luận.
Trong khi đó, tài khoản Nhật G. hiến kế: "Trước em mới chỉ thấy đỗ xe chắn cửa ra vào, đỗ xe chắn lối đi, chứ đây là lần đầu em thấy quả đỗ xe phi vào hẳn cửa nhà người ta như thế. Nếu là em thì em cứ leo lên xe mà đi ra thôi. Giày dép càng bẩn càng đỡ trơn trượt".
"Em bị một lần giống thế này rồi. Em gọi cậu em mang xe tải 5 tạ đỗ sát ngay sau, rồi bỏ đó chúng em đi chơi... 2 ngày liền luôn. Đến ngày thứ 3 về chủ xe lạy lục nhờ ra đánh xe..." một cư dân mạng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.
"Như chủ cửa hàng đăng là đã nhắc một lần rồi thì có nghĩa là cố tình đỗ xe như thế này rồi. Không biết có hiềm khích gì không chứ nếu bình thường thì đỗ xe kiểu này thật khó hiểu," bạn Minh T. nhận xét.
Cách đây không lâu, một chủ cửa hàng trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) cũng đã bức xúc đăng hình ảnh chiếc Kia Morning đỗ cắm đầu vuông góc trên vỉa hè, choán toàn bộ mặt tiền cửa hàng, gây bùng nổ tranh luận về cả quy định pháp luật và văn hóa giao thông.
Hình ảnh chiếc Kia Morning đỗ trên vỉa hè, chắn cửa nhà mặt đường được chia sẻ trong một diễn đàn về xe trên mạng xã hội hôm 6/3 (Ảnh chụp màn hình).
Với tình huống "dở khóc, dở cười" này, cộng đồng mạng cũng đã có những bình luận sôi nổi về quy định đỗ xe, cũng như văn hóa giao thông khi dừng đỗ ô tô.
Theo Dân trí
Dù là một trong những nơi "mặc định" cấm dừng đỗ phương tiện nhưng không ít chủ xe vẫn ngang nhiên đỗ ô tô của mình "lì" cả buổi ở điểm dừng đón trả khách của xe buýt gây bức xúc.
" alt=""/>Nỗi khổ mang tên 'ô tô đỗ cửa'