Pháp: Benzema (62'), Mbappe (69', pen), T. Hernandez (90'+1)
Màn so tài giữa Pháp và Bỉ trên sân Allianz Stadium diễn ra vô cùng hấp dẫn và kịch tính. Đội bóng số 1 trên bảng xếp hạng FIFA nhập cuộc đầy khí thế và buộc Pháp phải cuốn theo lối chơi của họ.
Lukaku và Bỉ có hiệp một lấn lướt trước Pháp
Sau một vài cơ hội ngon ăn bị cầu thủ hai bên bỏ lỡ, đến phút 37 thế bế tắc đã được khai thông. De Bruyne có đường chuyền thuận lợi để Carrasco dứt điểm hiểm hóc đánh bại thủ thành Hugo Lloris.
Chưa hết choáng váng, ĐKVĐ World Cup dính đòn hồi mã thương sau đó chỉ 4 phút. Người kiến tạo vẫn là De Bruyne, trong khi người xuất hiện trên bảng tỷ số là Lukaku, sau pha thoát xuống dứt điểm về góc gần.
Tuy nhiên, Mbappe và các đồng đội khiến hàng thủ của Bỉ vỡ vụn trong hiệp 2
Nếu như hiệp một chứng kiến sự bùng nổ của Quỷ đỏ châu Âu thì hiệp hai Les Bleus trình diễn bộ mặt hoàn toàn khác.
Sức ép liên tục được Pháp tạo ra và người được nhắc đến nhiều nhất là Kylian Mbappe khi anh xử lý khéo léo rồi kiến tạo cho Benzema rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2.
Phút 69, Griezmann bị phạm lỗi trong vòng cấm của ĐT Bỉ và trọng tài thổi phạt đền cho Pháp. Trên chấm 11m, Mbappe không bỏ lỡ cơ hội ngon ăn để gỡ hòa 2-2 cho đội nhà.
Cùng với Mbappe, Benzema cũng có trận đấu xuất sắc
Có bàn quân bình ỷ số, Pháp tiếp tục duy thế trận ép sân, trong khi Bỉ tỏ ra lúng túng trước sức ép mà đối phương tạo ra.
Không lâu sau khi Lukaku trải qua phen ăn mừng hụt vì VAR từ chối, Pháp ghi bàn quyết định. Phút 90+1, vẫn là nỗ lực đi bóng của Mbappe bên cánh phải trước khi tạt vào trong. Hậu vệ Bỉ phá bóng không tốt để Hernandez băng lên tung cú sút tuyệt đẹp khiến thủ thành Courtois không thể cản phá.
Ngược dòng ngoạn mục, Pháp sẽ chạm trán Tây Ban Nha ở chung kết UEFA Nations League, còn Bỉ sẽ đối đầu Italy ở trận tranh hạng 3.
Đội hình xuất phát
Bỉ (3-4-3): Courtois, Vertonghen, Boyata, Alderweireld, Witsel, Tielemans, Castagne, Carrasco, De Bruyne, Eden Hazard, Lukaku
Pháp (3-4-1-2): Lloris, L. Hernandez, Koundé, Varane, Pavard, Pogba, Rabiot, T. Hernández, Griezmann, Mbappe, Benzema
Q.C
Italy thua Tây Ban Nha: Bài học quý giá cho Mancini
Thua Tây Ban Nha ở bán kết UEFA Nations League không phải vấn đề quá lớn, mà thực tế đây là bài học quan trọng với thầy trò ông Roberto Mancini.
Elizabeth Holmes là nhà khởi nghiệp hiếm hoi ở Thung lũng Silicon bị kết tội lừa đảo. Ảnh: Insider.
Tùy thuộc vào loại lừa đảo mà các nhà phân tích đã kiểm chứng, nhóm người trẻ tuổi, có học thức, tài chính ổn định cũng có nguy cơ trở thành đối tượng bị nhắm đến.
Những kẻ xảo trá thường chú ý vào một nhóm nhân khẩu học cụ thể và thiết lập “cái bẫy” dành riêng cho họ.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự tự tin thái quá là một yếu tố quan trọng dẫn đến lỗ hổng trong gian lận.
Khi đạt thành tích cao trong một lĩnh vực (ví dụ: chuyên môn quân sự), họ có thể chủ quan khi đánh giá khả năng thẩm định của bản thân trong phạm vi khác (chẳng hạn thiết bị phòng thí nghiệm y tế).
Điều này giúp giải thích cho thủ đoạn mà siêu lừa Bernie Madoff đã dùng để lấy được sự tin tưởng từ những khách hàng khá giả, có học vấn tốt nhưng không phải là chuyên gia tài chính.
Tháng 3/2009, cha đẻ của mô hình Ponzi thừa nhận 11 tội danh, bao gồm lừa đảo, rửa tiền, khai man và lĩnh án 150 năm tù.
Theo CNA, phần lớn mọi người đều cảm thấy tự tin vào khả năng phát hiện mánh lới xảo quyệt của mình.
Trong hàng loạt thí nghiệm điều tra lý do tại sao có những người tương tác với các tài liệu đầy điểm nghi hoặc - chẳng hạn thư thông báo trúng xổ số - nhóm chuyên gia đã tìm thấy một bộ phận nhỏ dù biết có nguy cơ bị gạt nhưng vẫn liên hệ với đối phương để tìm hiểu rồi âm thầm rút lui mà không để xảy ra bất kỳ tổn thất nào.
Thủ đoạn thao túng tâm lý
Một trò lừa điển hình bắt đầu bằng cách để nạn nhân tiếp xúc với thủ đoạn của kẻ xấu, được thiết kế để gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi.
Sau đó, chúng sử dụng các chiến thuật thuyết phục như cam kết (khiến mọi người cảm thấy bắt buộc phải tuân theo), quyền lực (cảnh sát), sự khan hiếm (áp lực thời gian) và “bằng chứng xã hội” nhằm thu hút mục tiêu.
Ảnh hưởng thông tin (hoặc bằng chứng xã hội) là một thuật ngữ do nhà tâm lý học Robert Cialdini đặt ra để giải thích cách người tiêu dùng sẽ điều chỉnh hành vi của họ để đáp lại những gì người khác làm.
Lời nói hoặc hành động của người có danh tiếng thường mang lại kết quả mạnh mẽ hơn. Họ có thể không hiểu đầy đủ về công nghệ nhưng vẫn truyền đạt niềm tin vào hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Vào tháng 10/2022, Kim Kardashian đã nộp phạt 1,26 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vì quảng cáo tiền mã hóa mà không tiết lộ được trả tiền để làm việc đó.
Tháng 7/2022, một vụ kiện tập thể dính dáng đến nhiều ngôi sao hạng A bao gồm Madonna, Justin Bieber, DJ Khaled, Paris Hilton, Gwyneth Paltrow, Snoop Dogg, Serena Williams và Jimmy Fallon về việc lôi kéo người dùng đầu tư vào các NFT của Bored Ape Yacht Club và ApeCoin (APE) một cách sai lệch.
Phương tiện truyền thông đã giúp KOL và giới nghệ sĩ giao tiếp với các follower dễ dàng hơn. Đó cũng là công cụ để những tên tội phạm giở trò. Sự tín nhiệm của những nhân vật nổi tiếng đang bị chiếm đoạt và kéo theo vô số người hâm mộ của họ.
Sự chủ quan về nguồn lực của bản thân có thể mang lại rủi ro cho bất kỳ ai, kể cả người giàu, có địa vị xã hội. Ảnh: Netflix.
Nhiều chuyên gia và nhóm giàu có có thể cảm thấy rằng uy quyền mà kiến thức hoặc của cải mang lại cho họ đóng vai trò như một lá chắn.
Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy những cá nhân đã sẵn sàng rót vốn và chấp nhận rủi ro có nguy cơ bị tiếp cận với các cơ hội đầu tư bất hợp pháp.
Họ cũng cởi mở hơn với những thời cơ này.
Từ góc độ của kẻ lừa đảo, việc lừa một số tổ chức hoặc người có kinh tế dư dả dễ dàng hơn nhiều so với người nghèo.
Một báo cáo của dịch vụ Saltus đã chỉ ra rằng những cá nhân có giá trị tài sản ròng hơn 3 triệu bảng Anh (3,6 triệu USD) có khả năng là nạn nhân cao gấp đôi so với nhóm sở hữu từ 250.000 bảng Anh đến 500.000 bảng Anh.
Khi danh tiếng của ai đó bị đe dọa, họ có xu hướng không muốn thừa nhận mình đã sập bẫy. CNAtrò chuyện cùng một số nhà tâm lý học từng rơi vào trường hợp này và được cho biết việc lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của họ.
Với kiến thức chuyên môn về hành vi con người, họ sợ bị lộ và sỉ nhục nên không muốn báo cáo hành vi phạm tội cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nhưng sự xấu hổ đó không giải quyết vấn đề, nó chỉ cho phép trò lừa gạt tiếp tục và chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng trước khi quyết định xuống tiền cho một dự án nào, mọi người nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bên thứ 3 nếu có thể.
Theo Zing
" alt=""/>Vì sao người giàu và nổi tiếng dễ bị lừa đảo hơn?