Tuy nhiên, để giữ vững ngôi vị hàng đầu, Samsung không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm bằng các tính năng mới. Gần đây nhất, công ty Hàn Quốc này đã cấp giấy chứng nhận cho một sáng chế liên quan đến các màn hình và phản ứng của chúng trước nước.
Samsung vừa chứng thực một công nghệ mới có tên là "màng quang học trong suốt siêu chống thấm nước", do các chuyên gia nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge thuộc Bộ Năng lượng Mỹ phát triển. Công nghệ mới này đồng nghĩa với việc cải thiện hơn nữa hiệu năng của các màn hình kính trên smartphone, máy tính bảng và những thiết bị điện tử khác.
Về cơ bản, các màn hình sử dụng công nghệ này sẽ có thể chống nước cũng như chống bụi và chất bẩn. Nó cũng giúp giảm sự phản xạ ánh sáng và chống bám vân tay, vết nhờn ố. Theo phòng thí nghiệm Oak Ridge (ORNL), công nghệ này là kết quả 3 năm nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành.
Tuy nhiên, một bề mặt siêu chống thấm nước chính xác là như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản về mặt lí thuyết: bề mặt đó phải có góc tiếp xúc với giọt nước vượt quá 150 độ. Công nghệ phủ mới được Samsung phê chuẩn có góc tiếp xúc khoảng 155 - 165 độ, đồng nghĩa với việc các giọt nước sẽ bật nảy khỏi bề mặt, cuốn theo cả những hạt bụi đi cùng với chúng.
Nhóm nghiên cứu tại ORNL đã thu được các kết quả đáng kinh ngạc bằng cách đặt một màng kính mỏng lên trên một bề mặt kính và đun nóng lớp kính phủ để biến bề mặt thành 2 kết cấu vật liệu.
Ngoài ứng dụng dành cho các thiết bị điện tử, công nghệ này tiềm tàng khả năng ứng dụng cho các tấm pin mặt trời, máy dò tìm, cửa sổ, ống kính và những sản phẩm tương tự khác. Tuy nhiên, Samsung chỉ cấp phép sử dụng công nghệ này cho các màn hình smartphone và máy tính bảng của công ty.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Màn hình smartphone tương lai của Samsung sẽ siêu chống thấm nướcDo địa hình phức tạp, đèo Cả nằm giữa rừng núi nên để phát sóng được trạm này, Viettel đã triển khai hơn 3km cáp quang, kéo mới 100m cáp và lắp đặt thiết bị trạm phát sóng BTS. Sau khi hoàn thành, trạm được UBND tỉnh Phú Yên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên đánh giá rất cao về khả năng đáp ứng dịch vụ nhanh.
![]() |
Theo ông Trịnh Ái Dương- Phó giám đốc Viettel Phú Yên, vào ngày thường, ở Đèo Cả có khoảng 700 công nhân làm việc, lúc cao điểm lên tới hơn 1.000 người nên nhu cầu liên lạc và truy cập Internet rất lớn, trong khi đó sóng của cả Viettel và các nhà mạng khác ở khu vực này đều yếu do địa hình khó khăn, đèo nằm giữa rừng núi. “Nhu cầu sử dụng viễn thông của Ban quản lý dự án công trình, các kỹ sư, công nhân là rất lớn. Chính họ đã giúp Viettel đổ bê tông để tạo mặt bằng dựng trạm. Nhờ đó, trạm phát sóng tại đây mới nhanh chóng được hoàn thành”, ông cho biết.
![]() |
Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả được khởi công từ 18/11/2012, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, có chiều dài 13,4 km, trong đó gồm hai hầm song song, mỗi hầm dài 4.125m, được thiết kế cho hai làn xe chạy với tốc độ 80 km/giờ. Đây là hầm dài thứ 2 cả nước, đứng sau hầm Hải Vân.
Là công trình trọng điểm quốc gia, hầm đường bộ qua đèo Cả là dự án hầm đường bộ đầu tiên do người Việt Nam thiết kế, thi công. Hạng mục hầm đèo Cả đã thông hầm kỹ thuật vào cuối tháng 7/2016, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch và đang trong giai đoạn hoàn thiện công trình. Việc lắp đặt trạm cơ động dành riêng cho các công nhân đang xây dựng một công trình - niềm ự hào của đất nước là cách Viettel thể hiện trách nhiệm xã hội của mình.
Nguyễn Long (Ảnh: Xuân Ngọc)
" alt=""/>Viettel phủ sóng hầm đường bộ đầu tiên tại Việt Nam