Để giúp nông dân tiếp cận, nắm bắt và làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, HND tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ ký kết chương trình hoạt động giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025; phối hợp với Bưu điện tỉnh ban hành kế hoạch “Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025” và ký kết 32 chương trình phối hợp khác với các ban, sở, ngành, doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân.
Hội cũng ban hành công văn chỉ đạo HND các cấp tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông; hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để hội viên nông dân có điều kiện tham gia ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao thu nhập; tạo điều kiện thực hiện cơ chế liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước.
Trong 10 năm qua, HND tỉnh đã tổ chức trên 30 nghìn lớp tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ cho gần 3,3 triệu lượt hội viên, nông dân tham gia, như tập huấn các biện pháp kỹ thuật trồng trọt; chăn nuôi trên đệm lót sinh học; chuyển giao một số giống lúa mới năng suất cao; kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học; kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản; sản xuất rau an toàn...
Bên cạnh đó, HND tỉnh cũng đã tổ chức gần 1 nghìn cuộc hội thảo với các doanh nghiệp nhằm giúp nông dân tiếp cận được các vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi bảo đảm chất lượng đồng thời giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Từ đó, nhiều hội viên nông dân đã được vinh danh với các phát minh, sáng kiến hay được áp dụng hiệu quả trong sản xuất. Tiêu biểu như ông Trần Văn Tân ở huyện Quảng Xương đoạt giải bạc cuộc thi "Làm nông thời công nghệ 4.0”; hội viên Lê Trọng Thiện ở đội 1, xã Đông Khê (Đông Sơn) có mô hình lò hấp giá thể nấm đạt giải cao tại cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ VIII; ông Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) đoạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2020; ông Nguyễn Văn Tuyến ở phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2021...
Với vai trò của mình, các cấp HND trong tỉnh đã tích cực lồng ghép nội dung chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vào phong trào, công tác hội. Việc hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân, các chi, tổ hội nghề nghiệp bắt đầu ngay từ việc nhỏ nhất, là những kiến thức cần thiết về chuyển đổi số, nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, Internet và thương mại điện tử...
Từ đó, từng bước tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư duy trong từng hội viên, các chi, tổ hội nghề nghiệp, để tham gia chủ động, hiệu quả vào tiến trình chuyển đổi số một cách phù hợp nhất. Hỗ trợ đào tạo, xây dựng và chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP) và hỗ trợ tem truy xuất cho các sản phẩm nông nghiệp. Để đẩy mạnh tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cho nông dân, HND tỉnh đã phối hợp cùng Bưu điện tỉnh triển khai lựa chọn các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.
Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng Lê Đình Trúc cho biết: Bên cạnh nâng cao hiệu quả trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghệ số cũng giúp người nông dân thuận tiện hơn trong học hỏi kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, liên kết hợp tác sản xuất... Đây là điều kiện quan trọng, góp phần để nông nghiệp truyền thống dần chuyển đổi sang hiện đại.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, HND tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; củng cố phát triển bộ máy tổ chức HND các cấp đáp ứng yêu cầu khoa học - công nghệ trong thời kỳ mới.
Các cấp HND đang nỗ lực thể hiện rõ là trung tâm, nòng cốt trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
TheoHoàng Lan(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Thanh Hóa đưa khoa học“Chúng ta xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, học sinh phải làm nhiều việc mới đánh giá năng lực thực tiễn được. Còn thi như hiện nay, thì chỉ ra được đề kiểm tra kiến thức và kỹ năng giải bài tập là chủ yếu, nên có nguy cơ giáo viên phổ thông sẽ cắt bớt chương trình hoặc sẽ tranh thủ mọi thời gian để bồi dưỡng kiến thức, luyện thi theo cách ra đề. Họ không có thời gian để cho học sinh thực hành, làm các bài tập trải nghiệm, nghiên cứu…”, ông Thuyết nói.
Trong khi đó, theo ông Thuyết, hiện nay các trường ĐH do “lười” nên hầu hết vẫn dựa cả vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh, dù chúng ta vẫn nói mục tiêu của kỳ thi là xét tốt nghiệp THPT.
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. |
Về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng không phải vì trường “lười” làm kỳ thi riêng mà vì dựa trên kỳ thi hiện nay, với các kiến thức mà đề thi đánh giá thì đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu tuyển sinh của trường. Ông Sơn lý giải: “Với các trường ĐH thì thí sinh chỉ cần năng lực tiếp thu, tư duy, học và nghiên cứu, chứ không phải năng lực để làm một việc hay một nghề nào đó cụ thể. Chúng tôi cần kiểm tra các em có khả năng tư duy, kỹ năng tính toán, khả năng tiếp thu hay không…, đấy là những yếu tố cần để các em học tiếp. Trong qua trình học đại học các em sẽ được rèn luyện, đánh giá, kiểm tra nữa chứ không phải vào như nào thì ra như thế”.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng, với kỳ thi hiện nay, nếu cải tiến được việc ra đề, đặc biệt là đề thi toán sẽ đáp ứng được rất tốt yêu cầu tuyển sinh ĐH. “Như hiện nay đã tốt rồi, nhưng nếu cải tiến đề toán để tăng khả năng tư duy cho các em, thì các thầy cô dạy toán sẽ rất đồng tình”, ông Sơn nói.
Thanh Hùng
" alt=""/>Đề xuất cải tiến đề môn Toán THPT quốc gia để tăng khả năng tư duy