Bệnh nhân được chuyển ngay sang khoa Hồi sức tích cực nhi. Tại đây, ê kíp trực đã nhanh chóng đặt nội khí quản, chủ động kiểm soát đường thở cho bệnh nhân. Bệnh nhi cũng được bù dịch, truyền insulin tĩnh mạch liên tục, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn điện giải.
Hiện trẻ tỉnh táo hoàn toàn, tự thở, bắt đầu ăn uống được, các biện pháp kiểm soát đường huyết đã chuyển sang phác đồ tiêm insulin 4 mũi dưới da.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, bệnh đái tháo đường ở trẻ em chủ yếu là type 1, tức là thể phụ thuộc insulin, tuy hiếm gặp nhưng biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton có thể diễn tiến nặng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
"Điều gây khó khăn ở trường hợp này là tình trạng đái tháo đường chưa hề được phát hiện trước đó. Đến lúc phát hiện ra, trẻ đã trong tình trạng rất nặng", bác sĩ Kết nói.
Bác sĩ Kết cũng khuyến cáo các phụ huynh khi phát hiện trẻ có biểu hiện uống nhiều nước, đi tiểu nhiều kèm gầy sút cân trong thời gian ngắn, nên đưa con đi khám ngay.
Theo ông Phúc, quy định của Nghị định 75 đã cho phép thay đổi phương thức thanh toán dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, thay vì quy định tổng mức thanh toán BHYT đối với các cơ sở khám chữa bệnh, sẽ thực hiện thanh toán theo giá dịch vụ thực tế mà cơ sở khám chữa bệnh triển khai.
Tổng mức thanh toán được hiểu là giới hạn chi quỹ BHYT của cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian 1 năm. Mức này được căn cứ vào mức chi của năm trước cộng với chi phí tăng, giảm của năm sau.
Theo quy định cũ, chi phí BHYT mà cơ sở khám chữa bệnh được thanh toán luôn thấp hơn chi phí khám chữa bệnh thực tế, do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng. Vì vậy, nhiều cơ sở khám chữa bệnh không được thanh toán BHYT đầy đủ.
Với Nghị định 75, các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT sẽ được thanh toán theo nhu cầu thực tế. Điều này có nghĩa là cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hoá chất, vật tư nào cho người bệnh sẽ được thanh toán thứ đó theo mức giá quy định hiện hành.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đánh giá việc bỏ tổng mức thanh toán là "thay đổi quan trọng nhất" trong Nghị định 75. Các cơ sở y tế rất vui mừng vì quy định này.
"Trước đây, các bác sĩ vừa phải tính toán phác đồ điều trị vừa dành nhiều thời gian phải cân đo đong đếm để làm sao không vượt định mức bệnh viện và khoa giao. Đây là việc hết sức vất vả cho bác sĩ điều trị, vô hình chung ảnh hưởng đến chuyên môn", ông Thuấn nhấn mạnh.
Nhiều đổi mới trong thủ tục khám chữa bệnh BHYT
Theo ông Lê Văn Phúc, trước đây, người dân đi khám chữa bệnh BHYT thì cần xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp không có ảnh thì phải xuất trình kèm theo một trong các giấy tờ tuỳ thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Nghị định 75/2023 quy định, khi khám chữa bệnh BHYT, người dân có 3 lựa chọn gồm: xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc sử dụng căn cước công dân có gắn chip.
Đối với giấy hẹn khám lại, nếu như trước đây quy định loại giấy tờ này chỉ dùng trong 10 ngày thì với quy định mới, nếu không thể tái khám đúng hẹn, người dân có thể liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh để đăng ký lại lịch khám phù hợp.
Nghị định cũng bổ sung, nâng mức hưởng BHYT của một số nhóm đối tượng.