Giá cho thuê nhà điều chỉnh theo tiền lương cơ bản sẽ được tính bắng cách lấy giá chuẩn nhân với tỷ lệ tăng lương cơ bản. Tỷ lệ này được xác định bởi mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định tại thời điểm hiện hành so với lương tối thiểu năm 2008.
Với nhà cho thuê được bố trí sử dụng từ trước ngày 19/1/2007 mà đã được nhà nước cải tạo, xây dựng lại; nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí cho thuê từ ngày 5/7/1994 đến trước ngày 19/1/2007, giá thuê được tính như nhà ở xã hội.
Còn với nhà cho thuê được bố trí sử dụng từ ngày 19/1/2007, giá thuê được tính bằng cách lấy 3 lần giá chuẩn nhân với tỷ lệ tăng lương cơ bản.
Về quy định giảm giá, khi chất lượng còn lại của căn nhà có tỷ lệ từ 60% đến dưới 70% thì được giảm 5% giá thuê. Mức giảm giá tương tự cũng sẽ được áp dụng cho người thuê tự bỏ kinh phí để sửa chữa ít nhất 1 trong 4 kết cấu chính của nhà thuê, nâng chất lượng còn lại của căn nhà lên trên 80%.
Nếu chất lượng còn lại của căn nhà từ 50% đến dưới 60% hoặc người thuê tự bỏ kinh phí sửa chữa ít nhất 1 trong 4 kết cấu chính, nâng chất lượng còn lại của căn nhà lên 80% thì cũng được giảm 10% giá thuê.
Gần 60 biệt thự cũ được UBND TP.HCM phân loại đợt này hầu hết toạ lạc tại Q.1 và Q.3. Chủ sở hữu những biệt thự cũ này không được thay đổi kiến trúc bên ngoài.
" alt=""/>Giá thuê biệt thự cũ tại TPHCM từ 11.300 đồng/m2/thángTheo dự báo của giới chuyên gia, công nghệ an toàn nói chung và ADAS nói riêng sẽ bùng nổ trong thời gian tới với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng xe. Tuy nhiên, trong “cuộc chiến” này, ô tô điện đang có lợi thế lớn nhờ khả năng tích hợp nhiều công nghệ, tính năng ADAS.
Công nghệ tiết kiệm năng lượng - lợi thế của xe điện
Cùng với các tính năng an toàn, theo nhiều nghiên cứu, người dùng ngày càng quan tâm tới khả năng tiết kiệm năng lượng của ô tô. Đó là lý do ô tô điện ngày càng chinh phục được người dùng với lợi thế nổi tiếng về khả năng tiết kiệm chi phí.
Thậm chí, theo các chuyên gia trong tương lai, xe điện sẽ ngày càng tiết kiệm hơn khi công nghệ pin ngày càng phát triển, quãng đường di chuyển ngày càng lớn. Chuyên trang về công nghệ Top Speed dự báo nhiều xe điện có phạm vi hoạt động tới 600km sẽ được tung ra thị trường vào năm 2025, giúp ô tô điện là lựa chọn hàng đầu cho người dùng.
Ngay tại Việt Nam, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, VinFast đã đưa pin CATL vào 2 dòng sản phẩm VF 8 và VF 9, giúp quãng đường di chuyển của xe tăng lên đáng kể, 35 - 40%. Bản VF 9 Eco hiện tại đã có thể di chuyển được quãng đường lên tới 626km sau một lần sạc đầy (theo điều kiện tiêu chuẩn châu Âu WLTP). Ngoài ra, VinFast cũng áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng khác như hệ thống phanh tái tạo năng lượng... giúp xe tiết kiệm pin và giảm chi phí vận hành.
Theo dự báo, các hãng xe có độ phủ về hạ tầng lớn, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng cũng sẽ có ưu thế lớn trong cuộc đua thời gian tới. Yếu tố này đang được các hãng xe như VinFast tận dụng tốt. VinFast đang quy hoạch hệ thống trạm sạc với 150.000 cổng sạc tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Ngoài ra, hãng đầu tư các trụ sạc có công suất đa dạng (từ sạc thường đến siêu nhanh) có mặt tại 125 tuyến quốc lộ và cao tốc, phủ khắp các bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, chung cư, toà nhà văn phòng... ở các thành phố lớn.
Hạ tầng trạm sạc này được dự đoán sẽ còn phủ rộng và phát triển nhanh hơn nữa khi mới đây, nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc xe điện Toàn cầu V-GREEN với kế hoạch đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm tới.
Bùng nổ công nghệ kết nối thông minh
Hãng công nghệ nổi tiếng thế giới Autodesk đánh giá, một trong những xu hướng của ngành công nghiệp ô tô là “các nhà sản xuất ô tô phải suy nghĩ giống như các công ty phần mềm”. Thực tế, với nhu cầu kết nối của con người hiện tại, ô tô không đơn thuần là chiếc xe 4 bánh biết di chuyển, mà phải là một phương tiện công nghệ.
Xu hướng này theo giới chuyên gia sẽ ngày càng rõ nét. Ô tô điện có thể tương tác trong thời gian thực với các phương tiện khác, hệ thống điều khiển giao thông và dịch vụ đám mây. Các dịch vụ được cá nhân hóa, công nghệ tích hợp ô tô với nhà thông minh, các tính năng phục vụ cả người lái và người ngồi trong xe… là những xu hướng bùng nổ trong thời gian tới, theo Autodesk.
Các hãng xe điện đang đón đầu xu hướng này tốt, đặc biệt là những nhà sản xuất tập trung phát triển các dòng xe thuần điện như VinFast. Các mẫu ô tô điện VinFast được tích hợp nhiều dịch vụ, tiện ích thông minh hấp dẫn như: mua sắm sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, tiện ích giải trí, tiện ích văn phòng, đặt lịch hẹn dịch vụ…
Đặc biệt, các thế hệ xe điện như VinFast được ví như một chiếc điện thoại di động thông minh với khả năng nâng cấp liên tục suốt vòng đời sản phẩm nhờ cập nhật phần mềm. Đây cũng là lợi thế khiến ô tô điện ngày càng thông minh, vận hành tốt hơn và mang đến nhiều trải nghiệm nâng cao cho người dùng.
Trong thời gian tới, chuyên trang Top Speed nhận định, xe điện sẽ ngày càng tiến xa về mức độ an toàn, hiệu suất động cơ, khả năng tiết kiệm năng lượng, trải nghiệm tiện lợi và thông minh, bắt kịp cả 3 xu hướng lớn của ngành công nghiệp ô tô.
Phương Cúc(Tổng hợp)
" alt=""/>3 xu hướng định hình ngành công nghiệp ô tô điện toàn cầuTheo bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Ban Chính sách sản phẩm bán buôn, Khối Ngân hàng bán buôn BIDV, chúng bao gồm các quy định xanh và chính sách trên thị trường quốc tế ngày càng chặt chẽ, buộc các doanh nghiệp phải nắm vững được tiêu chuẩn xanh với hàng hóa xuất khẩu, trách nhiệm của nhà sản xuất với phát triển xanh bền vững, trách nhiệm khai báo thông tin... Việt Nam cũng ban hành các quy định mới, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn các ngành như đo đạc, kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính, quản lý chất thải... Do đó, chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng lên.
Thiếu nguồn cung tài chính là một trong các thách thức lớn vì để chuyển đổi được sản xuất kinh doanh theo hướng xanh, bền vững, doanh nghiệp cần phải đầu tư, trong khi dự án xanh, bền vững lại đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong thời gian dài. Hiện tại, tài chính xanh ở Việt Nam tập trung vào các tổ chức tín dụng lớn, chưa có nhiều tổ chức tín dụng nhỏ quan tâm.
Ông Nguyễn Như Hiếu, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần JETPA, chỉ ra các rào cản khi triển khai khoản vay xanh tại Việt Nam, đó là các quy định, định nghĩa về danh mục, ngành, lĩnh vực xanh chưa thống nhất; cơ chế, chính sách chưa thực sự hỗ trợ phát triển tín dụng xanh; nhận thức và hiểu biết về đầu tư xanh còn hạn chế; rủi ro cho ngân hàng vì các dự án xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao.
Từ góc độ của nhà cung cấp hệ sinh thái tài chính số, bà Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc sản phẩm TradeFlat, FPT IS nhận định chuyển đổi số song hành cùng chuyển đổi xanh là giải pháp cho phát triển bền vững. Dù mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam có chuyển biến tích cực trong năm 2023 nhưng hầu hết chỉ ứng dụng riêng lẻ, chưa liên kết chặt chẽ, toàn diện.
Ngoài ra, dù khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng là mối quan tâm lớn nhất của nhiều doanh nghiệp, theo khảo sát của VCCI năm 2023 với hơn 10.000 doanh nghiệp, chỉ có 33,9% có khả năng này. Các nguyên nhân chính bao gồm khả năng đáp ứng tài sản đảm bảo, điều kiện vay vốn phức tạp, thủ tục thiếu minh bạch, cần “bồi dưỡng” cán bộ tín dụng; cán bộ tín dụng cố tình gây khó dễ.
Công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính xanh
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, Uỷ viên Ban thường vụ VINASA, đồng sáng lập MoMo, thị trường tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng nhất để tạo ra tăng trưởng xanh và cũng đóng góp quan trọng cho chiến lược tăng trưởng quốc gia. Để thúc đẩy tín dụng tăng trưởng xanh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa khung pháp lý và chính sách hỗ trợ, giúp nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, đồng thời giám sát tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền cho rằng nguồn lực nội tại của Ngân hàng Nhà nước là chưa đủ, cần nhiều nguồn lực từ các tổ chức quốc tế. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khai thác nguồn vốn quốc tế, hỗ trợ ngân hàng thương mại sử dụng nguồn đó đưa xuống các doanh nghiệp.
Các nước như Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc thực hiện chính sách tăng trưởng bền vững rất hiệu quả và gần như có gói tín dụng hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đại diện BIDV mong chờ gói hỗ trợ như vậy với các chính sách lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp, thực hiện thông qua ngân hàng thương mại trong nước.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính xanh dễ dàng hơn, các hãng công nghệ trong nước đưa ra một số giải pháp. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp sử dụng các hệ thống phần mềm MISA quản trị, dữ liệu lớn về hành vi, giao dịch của doanh nghiệp sẽ hình thành. Nếu được cho phép, MISA sẽ chuẩn hóa thành bộ hồ sơ gửi cho ngân hàng. Toàn bộ quá trình vay vốn được số hóa sẽ thúc đẩy tài chính xanh, giảm thiểu hổ sơ, nhân lực, khí thải carbon cho môi trường... Nhờ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng.
Trong khi đó, FPT IS tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý trên nền tảng số thông qua các công cụ như AI để phân tích dữ liệu, nhu cầu thị trường, quản lý dây chuyền, hay API để thay thế quy trình thường xuyên bằng bot, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm tài nguyên.
Hệ sinh thái tài chính số giúp doanh nghiệp kết nối, chia sẻ thông tin liền mạch với ngân hàng, phát triển bài toán tài chính bền vững doanh nghiệp trên cơ sở hỗ trợ đối tác cho doanh nghiệp chủ đạo, thường là doanh nghiệp SME. Các doanh nghiệp chủ đạo trên cơ sở chia sẻ thông tin đối tác cho các ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả tài chính bền vững hơn cho SME.
Là đơn vị tiếp cận được nguồn tín dụng xanh từ HSBC để xây trung tâm dữ liệu ở Láng Hòa Lạc, Viettel IDC gặp không ít khó khăn trong quá trình tiếp cận ban đầu do chưa có case study nào, chưa có điều kiện rõ ràng hay hành lang pháp lý. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các trường hợp đi trước trên thế giới, Viettel IDC đã thành công.
Ông Nguyễn Đình Tuấn - Trưởng phòng kỹ thuật Viettel IDC – chia sẻ một số kinh nghiệm: khi bắt đầu làm dự án phải có mục tiêu ngay từ ban đầu, đó là triển khai để vay vốn tín dụng xanh hay không, vì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quy hoạch, thiết kế, lựa chọn công nghệ; tìm hiểu tiêu chí của các tổ chức tín dụng, thông lệ, yêu cầu đánh giá, kiểm định tín dụng xanh như thế nào; lên lộ trình đào tạo để có nhân sự đáp ứng được yêu cầu và tham gia dự án liên quan.
" alt=""/>Công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính xanh