![]() |
Ông Phạm Xuân Dưỡng, Trưởng Phòng chính trị tư tưởng- Sở GDĐT tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội nghị. |
Để cải thiện tình trạng này, từ đó nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi học đường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy vậy, các trường tiểu học bán trú hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác bán trú. Đội ngũ cán bộ phụ trách lên thực đơn và nấu ăn vẫn chưa qua đào tạo chuyên môn về dinh dưỡng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thu chi hằng tháng. Việc cung cấp bữa ăn học đường cân bằng dinh dưỡng vẫn là một thách thức với nhà trường.
Dự án Bữa ăn học đường là một trong những giải pháp thiết thực hỗ trợ nhà trường trong công tác bán trú. Dự án do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Bộ GDĐT và Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế thực hiện và triển khai từ năm 2012 với mục tiêu “Thực hiện trách nhiệm đóng góp cho giáo dục, nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ tương lai của đất nước bằng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe, góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho học sinh tiểu học”. Những nội dung chính của dự án bao gồm: Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, bộ áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” và xây dựng mô hình bếp ăn mẫu bán trú.
Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng với 120 thực đơn và 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa bán trú, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi. Nhà trường có thể xây dựng những thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong phần mềm hoặc từ nguồn nguyên liệu phù hợp tại địa phương. Bên cạnh đó, các trường tiểu học có thể quản lý thu chi hằng tháng nhờ vào tính năng được cung cấp của phần mềm.
![]() |
Thực đơn bữa trưa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng được chuẩn bị theo Phần mềm Dự án. |
Với những tính năng thiết thực, đầu năm 2017, Bộ GD&ĐT phê duyệt Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng. Theo đó, Phần mềm sẽ được triển khai đối với các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn quốc nhằm đảm bảo thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn tại nhà trường. Bắt đầu từ tháng 3/2017, Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp với các sở GD&ĐT triển khai áp dụng phần mềm đến các trường tiểu học trên toàn quốc.
Ngoài nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú, việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho trẻ ngay từ bậc tiểu học đóng vai trò quan trọng. Dự án đã giới thiệu đến nhà trường bộ áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” minh họa sinh động những thông tin dinh dưỡng bằng hình ảnh. Trước mỗi bữa ăn, các em sẽ được giới thiệu về các loại thực phẩm và lợi ích của thực phẩm có trong thực đơn bữa trưa. Qua đó, trẻ ăn đa dạng thực phẩm và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Bộ GDĐT chỉ đạo các trường sử dụng áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” làm công cụ hỗ trợ giáo dục kiến thức dinh dưỡng thực phẩm cho học sinh tiểu học.
![]() |
Chuẩn bị bữa ăn bán trú đảm bảo cân bằng dinh dưỡng vẫn là thách thức lớn đối với nhiều trường tiểu học. |
Dự án còn xây dựng và đưa vào vận hành 2 mô hình bếp ăn mẫu bán trú tại trường tiểu học Trung Trắc (TP. HCM) và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn). Bếp ăn được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản giúp tối ưu hóa thời gian, nhân công và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài phục vụ công tác bán trú, mô hình bếp ăn còn chào đón các trường học đến tham quan và học tập.
Tính đến tháng 11/2019, Dự án đã mang đến bữa trưa bán trú cân bằng dinh dưỡng cho học sinh tại hơn 3.185 trường tiểu học tại 62 tỉnh/thành phố trên toàn quốc và nhận được những phản hồi tích cực từ phía nhà trường và phụ huynh, góp phần cải thiện sức khỏe và tầm vóc cho thế hệ tương lai Việt Nam.
Minh Tuấn
" alt=""/>Thêm một tỉnh ‘chuẩn hóa’ thực đơn bán trú tiểu họcTừ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia thực hiện đề án; trong đó có 5 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 1 doanh nghiệp, 8 cơ sở đào tạo khác.
Qua 10 năm thực hiện Đề án 1956, đã có hơn 27 nghìn lượt lao động nông thôn ở Hưng Yên được hỗ trợ học nghề miễn phí; trong đó, 20 nghìn lượt lao động học nghề phi nông nghiệp, hơn 7 nghìn lượt lao động học nghề nông nghiệp; tỷ lệ lao động có việc làm ngay sau học nghề đạt 93% - 98%.
![]() |
Qua 10 năm thực hiện Đề án 1956, đã có hơn 27 nghìn lượt lao động nông thôn ở Hưng Yên được hỗ trợ học nghề miễn phí. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên cho biết, dự kiến từ nay đến hết năm 2020, sẽ có thêm gần 12 nghìn lao động nông thôn được học nghề miễn phí theo Đề án 1956. Đề án sẽ tập trung ưu tiên đào tạo nghề miễn phí cho các nhóm đối tượng người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất, người thuộc hộ cận nghèo, lao động nữ bị mất việc làm. Mục tiêu căn bản là thay đổi tư duy học nghề lao động nông thôn; gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, bảo đảm trên 90% số lao động nông thôn sau học nghề phi nông nghiệp có việc làm và người học nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
Hải Nguyên
- Qua 10 năm (2009-2019) triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Gia Lai đã đào tạo nghề miễn phí cho gần 30.000 lao động ở 2 nhóm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.
" alt=""/>Hưng Yên hỗ trợ dạy nghề cho 27 nghìn lao động nông thôn sau 10 năm