“Khác với các cuộc thi cùng lĩnh vực, Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo Việt Nam mở rộng cho tất cả các bạn học sinh, dù chuyên hay không chuyên đều có thể tham gia. Khi đọc được thông tin về cuộc thi trên website Ban tổ chức và Báo VietNamNet, em cảm thấy đây là cơ hội để em thể hiện niềm đam mê nghệ thuật của mình dưới dạng thức khác, là gắn nghệ thuật với cuộc sống và ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, nữ sinh bày tỏ.
Theo An Như, điều cần và đủ để học sinh Việt Nam nói riêng và học sinh thế giới nói chung phát triển là cần có sự cập nhật để sử dụng trí tuệ nhân tạo như một công cụ giúp đỡ cho việc học tập. Bên cạnh đó, cũng có những thứ trí tuệ không thể thay thế con người, chính là sự sáng tạo và sự tìm tòi, học hỏi. Vì vậy, cần dung hòa ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tri thức của riêng bản thân mình.
Trong buổi phát động Mùa 2 của cuộc thi, Ban tổ chức có dịp trò chuyện cùng cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An. Cô Nhiếp cho biết khi nghe tin An Như đạt giải Nhì cuộc thi, Ban giám hiệu trường khá bất ngờ khi học sinh của trường đã có những sáng kiến sáng tạo nhận được sự công nhận từ Hội đồng các giáo sư quốc tế.
Chia sẻ với đại diện trường học, ông Nguyễn Song Nam - Tổng Giám đốc VLAB Innovation, đại diện Ban tổ chức tổng kết những thành tựu đã đạt được của Vietnam AI Contest 2023, từ đó bày tỏ hy vọng sự trở lại của Mùa 2 sẽ được phát động đến nhiều học sinh hơn nữa, tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ hội tỏa sáng tại cuộc thi có quy mô và ý nghĩa sâu sắc.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi được tổ chức với nhiều kỳ vọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh cuộc chạy đua công nghệ đang nóng hơn bao giờ hết. Cuộc thi mong muốn là bước đệm để thế hệ trẻ chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, vừa ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giúp ích cho cuộc sống, vừa tìm cách “sống chung” để không “lạc lối” trong thế giới của công nghệ thông minh.
Thế Định
" alt=""/>Nữ sinh chuyên văn giành giải trong cuộc thi về trí tuệ nhân tạoMục tiêu của những chương trình này không chỉ là nâng cao chất lượng giáo dục mà còn giúp sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành công nghiệp hiện đại.
Thông qua các khóa thực tập từ 4-6 tháng, không chỉ sinh viên các ngành Ngôn ngữ Hàn, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh mà sinh viên các ngành, chuyên ngành đào tạo khác của NTU cũng có cơ hội trải nghiệm về quy trình làm việc chuyên nghiệp của LG Display trong lĩnh vực sản xuất: màn hình điện thoại; màn hình tivi; màn hình ô tô; màn hình đồng hồ thông minh; màn hình thực tế ảo và màn hình máy tính. Sinh viên sẽ được học tập tại giảng đường doanh nghiệp khối FDI hàng đầu thế giới và nhận lương thực tập với tổng thu nhập bình quân từ 9-14 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh cung cấp kiến thức và kỹ năng giảng đường doanh nghiệp, LGDVH còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên NTU. Nhiều sinh viên sau khi hoàn thành chương trình thực tập có cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại LG Display, tiếp tục phát triển và cống hiến cho công ty.
Ông Nguyễn Thành Hiếu - Trưởng Phòng tuyển dụng Công ty LG Display Việt Nam Hải phòng, chia sẻ: “LG Display Việt Nam Hải phòng luôn coi công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hợp tác giáo dục, trong đó có hợp tác với Trường Đại học Nguyễn Trãi là một trong những chiến lược dài hạn của công ty nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm tối đa chi phí đào tạo lại nhân sự, đóng góp sự phát triển của ngành công nghệ cao tại Việt Nam cũng như toàn cầu”.
Mô hình “Giảng đường doanh nghiệp”
Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) tiên phong đào tạo công dân toàn cầu thông qua triển khai sâu rộng mô hình đào tạo kép gắn liền và đồng hành cùng doanh nghiệp. Điểm đặc biệt của mô hình này là doanh nghiệp tham gia vào cả 3 khâu quan trọng: Xây dựng chương trình đào tạo; Giảng dạy, huấn luyện các học phần thực hành; Trao cơ hội thực tập, trải nghiệm các dự án thực tiễn và tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp. Từ đó hình thành khái niệm giảng đường mới “Giảng đường doanh nghiệp” vận hành song song với trường đại học.
Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc đào tạo lại nhân sự, chủ động được nguồn nhân lực cho các kế hoạch tương lai. Đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.
Thị trường lao động trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt trước sự cạnh tranh của tổ chức giáo dục đào tạo, sự khắt khe này xuất phát từ nhu cầu xã hội đòi hỏi nhân sự cần được trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng số luôn sáng tạo, linh hoạt không ngừng phát triển trong thời đại kỷ nguyên số.
Với chương trình đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, NTU phát triển hệ thống “giảng đường doanh nghiệp” giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sinh viên hệ đại học và “xuất khẩu” nhân sự chất lượng cao của Việt Nam làm tại các tập đoàn đa quốc gia.
Hồng Nhung
" alt=""/>‘Giảng đường doanh nghiệp khối FDI’ cho sinh viên Trường Đại học Nguyễn Trãi