Tại hội nghị Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới do Bộ GD-ĐT tổ chức, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ lo ngại: "Ngành giáo dục đang thực hiện tinh giản biên chế thì chúng tôi phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên ra sao để không thừa cũng không thiếu khi thực hiện dạy tích hợp liên môn?”.
Vấn đề biên chế, bồi dưỡng giáo viên cũng được ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng quan tâm.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Giải đáp điều này, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho hay việc dạy tích hợp chủ yếu sẽ ở các môn mới trong chương trình. “Có 2 môn được mọi người quan tâm nhiều là môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Môn Lịch sử và Địa lý có mạch kiến thức Lịch sử riêng, Địa lý riêng, trong đó mỗi lớp sẽ có một chuyên đề tích hợp (kiến thức liên môn) khoảng từ 6-10 tiết. Như vậy, môn Lịch sử và Địa lý có số tiết học tương đương với môn Lịch sử và môn Địa lý hiện nay. Do đó, cơ cấu giáo viên sẽ không có gì thay đổi. Việc phân công cũng tương đối dễ dàng bởi giáo viên môn nào sẽ phụ trách môn đấy trong một thời lượng liên tục, có thể trong một kỳ hoặc nửa kỳ".
Do đó, theo ông Thành, việc phân công, bố trí giảng dạy cho chương trình mới sẽ không có gì khó khăn. “Tính toán số lượng tiết học hiện nay, môn Vật lý có 5 tiết/ tuần, môn Hóa học có 4 tiết/ tuần, môn Sinh học có 8 tiết/ tuần cho cả 4 khối lớp THCS. Tỉ lệ ấy tương đương với tỉ lệ các mạch kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế trong môn Khoa học tự nhiên tới đây. Lượng kiến thức tương đồng chương trình hiện tại nên với mỗi nhà trường, mỗi tổ bộ môn, lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được, không có sự xáo trộn về cơ cấu”.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cũng khẳng định Chương trình Giáo dục phổ thông mới không bỏ môn nào so với hiện nay nên chắc chắn không có việc giáo viên ở một số môn không có việc làm.
“Hầu hết toàn bộ giáo viên vẫn sẽ được đứng lớp để thực hiện nhiệm vụ cao quý. Toàn bộ giáo viên ở các môn liên quan đến môn học tích hợp mới sẽ được bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu”.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, muốn dạy học được tích hợp, không phải chỉ nói đến phương pháp mà chương trình bồi dưỡng giáo viên phải chú trọng phần kiến thức của họ.
“Chúng ta dạy tích hợp nhưng đội ngũ giáo viên hiện có thì vốn được đào tạo theo từng môn. Do đó khi bồi dưỡng giáo viên, nếu chỉ đặt vấn đề về phương pháp là chưa chuẩn, bởi cái gốc vẫn cần kiến thức. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp cần chú trọng việc trang bị cho giáo viên một lượng kiến thức nhất định. Bởi phải có những kiến thức cơ bản thì mới nhìn thấu được chương trình”.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận tích hợp không chỉ phương pháp mà còn cần kiến thức. “Các thầy cô dạy các môn tích hợp phải được bồi dưỡng nhịp nhàng, không phải chỉ cơ học về mặt phương pháp. Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chi tiết”.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành thì việc tập huấn trước mắt đối với các giáo viên đang thực hiện chương trình hiện hành với các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.
“Việc tập huấn này đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Song song với đó, chương trình đào tạo trong các trường sư phạm cũng sẽ được thiết kế theo hướng xây dựng mã ngành này để bắt đầu tuyển mới, đào tạo phần kiến thức của môn Khoa học tự nhiên chứ không phải kiến thức riêng của từng môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Dần dần chúng ta sẽ có lứa sinh viên mới ra trường thực hiện giảng dạy môn Khoa học tự nhiên”.
Đã trình Bộ Chính trị vấn đề biên chế giáo viên
Đây là thông tin được ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đưa ra tại hội nghị.
Theo ông Cường, việc quản lý sử dụng, tuyển dụng đội ngũ viên chức trong thời gian vừa qua là vấn đề nóng rất được quan tâm.
"Về vấn đề giao biên chế, tuyển dụng và sử dụng viên chức ngành giáo dục, Nghị định 127 nói rõ trách nhiệm quản lý là của địa phương, nhưng nhiều khi chúng ta lại “đẩy” lên Bộ" - ông Cường nhận định.
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ |
"Chúng tôi đi công tác thì thấy các địa phương bỏ quyền của mình, cứ hỏi Bộ, và nói thật là các cứ làm việc này nặng thêm.
Trong thời gian qua nhiều nơi, nhiều tỉnh, địa phương kêu về việc thiếu giáo viên. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã họp 2 phiên trong năm 2018 và ra nghị quyết giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ GD-ĐT và các địa phương rà soát, báo cáo Chính phủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và các nghị quyết của Đảng.
Ngày 2.1 vừa qua, Bộ Nội vụ đã có tờ trình Bộ Chính trị thực hiện ý kiến chỉ đạo xem xét về vấn đề biên chế cho đội ngũ nhà giáo. Sau khi Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục triển khai cụ thể.
Trên tinh thần đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo các văn bản quy định hiện hành nhưng sẽ tích cực cùng với Bộ GD-ĐT đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo đúng vị trí việc làm" - ông Cường thông tin.
Kế thừa thiết bị, không thay mới hoàn toàn Trong giai đoạn tới khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, về phòng học, cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS và cấp THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn. Với 10% còn lại, nếu triển khai chương trình phổ thông mới năm 2020 với lớp 1 trước vẫn có thể đủ nhưng cần phải chuẩn bị một lộ trình đầu tư bổ sung thêm để bắt đầu áp dụng cho lớp 2 sau năm 2021. Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cở sở vật chất (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay 90% các cơ sở giáo dục cấp tiểu học có thể đáp ứng việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đối với phòng học bộ môn, phòng học chức năng, hiện nay mới chỉ đáp ứng được 70% so với yêu cầu ở cấp THCS và 77% ở cấp THPT. Về thiết bị dạy học, theo báo cáo của các địa phương, hiện tại mới chỉ đạt 50% ở cấp tiểu học và khoảng 60% ở cấp THCS và THPT. Theo ông Hùng Anh, định hướng xây dựng của chương trình mới theo nguyên tắc sẽ kế thừa các thiết bị hiện có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bộ GD-ĐT cũng giao các địa phương xây dựng đề án với kế hoạch cụ thể từng năm và cả giai đoạn, trong đó tập trung vào một số mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn 2017-2020. |
Thanh Hùng - Thúy Nga
- Việc tổ chức xây dựng các chuyên đề đơn môn, liên môn về đổi mới dạy học vẫn gặp nhiều thách thức đến ngay từ chính đội ngũ giáo viên.
" alt=""/>Chương trình phổ thông mới: Giáo viên có thất nghiệp?Cô gái vàng Karatedo: "Em từng bảo mẹ mua thuốc ngủ để hai mẹ con cùng chết"
Startup Việt trở thành Edtech hàng đầu tại Đông Nam Á: "Ý chí là quan trọng"
Nữ tiến sĩ người Việt được trao giải thưởng giáo dục Pháp
Sinh năm 1983, TS Phương Thùy trông trẻ hơn tuổi. Chị thật thà "May quá, làm nghề này mà không già đi là vui rồi". Có người lại gọi chị Thùy là "bông hoa lạc giữa rừng gươm", bởi không nghĩ một phụ nữ nhẹ nhàng, mảnh mai, xinh đẹp lại gắn bó với công việc gắn với chai, lọ, phòng thí nghiệm…
Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy |
Thời 20, tôi đã không dám sống với ước mơ của mình
Gần 20 năm trước, Phạm Thị Phương Thùy là một cô gái năng động, hướng ngoại. Chị mơ ước tốt nghiệp THPT có thể học quản trị kinh doanh, làm những việc liên quan tới kinh tế. Nhưng rồi nghe lời khuyên từ bố - một công chức ngành tòa án, chị rẽ bước theo khoa học.
"Ngày ấy, bố bảo con gái đừng làm gì liên quan tới kinh tế. Bố hàng ngày tiếp xúc với các vụ án kinh tế nên ông hiểu những khó khăn và cám dỗ của ngành này. Tôi thấy ông nói cũng có lý nên không cãi lời. Bố bảo tôi cứ theo sư phạm cho nhẹ nhàng, không thì khoa học kỹ thuật vì tính tình thật thà. Thời cấp ba, tôi học khối D, lại trường chuyên nên năng động và hướng ngoại lắm. Nhưng rút cục tôi vẫn không dám cãi lời và đi theo ước mơ. Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình" - TS Thùy nhớ lại.
TS Phạm Thị Phương Thùy, Sinh năm: 1983; Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. Thành tích nổi bật: - 1 bài báo khoa học là tác giả chính đã công bố trên tạp chí trong nước. - 1 báo cáo Poster xuất sắc của Hội nghị Công nghệ Hóa học (Hàn Quốc, 2007). - Tác giả chính 1 chương sách chuyên khảo xuất bản quốc tế. - Đồng tác giả 1 giải pháp hữu ích chứng nhận tại Hàn Quốc. - Thành viên 1 đề tài cấp Bộ đang được triển khai. - Giải thưởng Bài báo SCI được trích dẫn nhiều nhất trong 5 năm (2009-2013) của tạp chí Water Research. Hoạt động cộng đồng: - Đại sứ sinh viên quốc tế tại Trường ĐH Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc. - Tham gia các hoạt động tư vấn chuyên môn cho người dân; hỗ trợ các cuộc thi học thuật của đơn vị, cơ quan.
|
Cuối cấp 3, khi bạn bè đăng ký vào trường này, trường nọ thì chị Thùy nộp hồ sơ vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Chị nhận tin đỗ cả hai, nhưng quyết định theo học sư phạm được ít hôm thì bỏ vì thấy trường... cũ kỹ quá. Cuối cùng, chị chuyển sang học Bách khoa.
"Ở Bách khoa, tôi từng rơi vào cảnh sáng tới trường, chiều về vùi vào học, không giao lưu, không bạn bè. Từ một người năng động, tôi trở nên ít nói và trầm tính. Một cô gái học kỹ thuật cũng có lúc cô đơn lắm. Nhìn lại, tôi đã chôn vùi thanh xuân của mình trong 4 năm học" - chị tiếc nuối.
Hết 4 năm Bách khoa, Phương Thùy dành được học bổng đi du học nước ngoài. Năm 2006, Thùy lên đường sang Singapore rồi Hàn Quốc học thạc sĩ và tiến sĩ. Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ và ở lại Hàn Quốc với mức thu nhập rất tốt. Nhưng rồi năm 2016, chị bỏ lại tất cả ở xứ người để về nước.
"Điều kiện ở Hàn Quốc quá tốt, tại sao chị lại về?". Trước câu hỏi của tôi, chị Thùy bộc bạch "Đúng là ở nước ngoài làm nghiên cứu như tôi có rất nhiều tiền nhưng mãi sẽ chỉ là một người làm thuê. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa khiến chúng tôi khó khăn và khó có mối quan hệ thân thiết lâu dài. Hơn nữa, ở nước ngoài môi trường làm việc lại chủ yếu tiếp xúc với một nhóm đồng nghiệp nên bó buộc mình. Nếu về nước, tôi sẽ được là chính mình. Tôi từng rất phân vân nhưng giữa tiền bạc và được là chính mình tôi muốn là chính mình" - TS Thùy cho hay.
Sau 11 năm ở nước ngoài, chị Thùy cùng gia đình trở về Việt Nam. Ngày đầu về nước, TS Thùy không khỏi "ngợp" trước sự chậm chạp trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những thủ tục hành chính các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam. Có lúc chị đã thốt lên "không ngờ sau 11 năm mà nghiên cứu vẫn chỉ phát triển chút chút thôi. Đặc biệt là những thủ tục hành chính vẫn khó khăn lắm".
Thế nhưng khó khăn không làm chị lùi bước, TS Thùy tiếp tục gắn bó với nghiên cứu và theo đuổi những đề tài của mình. Hiện tại, chị đang cùng chồng thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Hiện trạng kháng kháng sinh trong nước.
Theo chị đây là đề tài rất thiết thực và có ý nghĩa. Hiện nay nhiều người sử dụng kháng sinh không hợp lý, không tuân theo chỉ định của bác sĩ, dẫn tới dư thừa kháng sinh phát tán trong môi trường và khiến cho các vi khuẩn kháng kháng sinh được phát hiện trong tự nhiên với tần số ngày càng cao. Hậu quả của hiện trạng này là ngày càng nhiều thuốc kháng sinh trở nên không có tác dụng… Chị cho biết dù công việc khô khan nhưng sẽ gắn bó vì đây là tình yêu lớp thứ hai sau gia đình.
Làm gì thì vẫn là người vợ, người mẹ
11 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị Thùy đã gặp được một nửa của mình. Hai anh chị cùng làm khoa học, người con thứ nhất và thứ hai lần lượt ra đời. Chị Thùy kể, do đặc thù công việc có lúc dù bụng bầu vượt mặt chị vẫn đi làm. Lần sinh con thứ hai, trước khi sinh 2 ngày chị vẫn tới phòng thí nghiệm, sau sinh 1 tháng đã phải tất tả trở lại công việc.
Ngày chị và gia đình về nước, bé đầu được 5 tuổi, bé thứ hai được 1 tuổi.
![]() |
TS Thùy hướng dẫn sinh viên trong phòng thí nghiệm |
"Lúc đó Trường ĐH Quốc tế đang tuyển dụng một vị trí. Nếu cả tôi và chồng cùng nộp hồ sơ vào có thể tôi sẽ trúng tuyển vì phụ nữ có ưu thế hơn. Nhưng tôi để chồng nộp trước, khi anh được tuyển dụng thì không còn vị trí nào nữa. Sau khi về tôi mới nộp hồ sơ vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM" - chị cho hay.
Theo chị Thùy, đàn ông nghiên cứu khoa học đã khó, phụ nữ lại càng khó hơn. Bởi phụ nữ có gia đình, con cái, tuy nhiên chị sẽ cố gắng để hoàn thiện cả hai vai trò này. Tính đến thời điểm hiện tại, TS Thùy đã gắn bó 12 năm với công việc nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn luôn vui vẻ và đam mê. Sáng sớm, người mẹ này chở con tới lớp, sau đó tới nơi làm việc. Chiều về lại đón con, lo cơm nước, giặt giũ, tắm rửa cho bọn trẻ.
"Dù làm gì tôi cũng là một người mẹ, người vợ. Hai con tôi có thói quen 9 giờ tối đi ngủ nhưng phải có mẹ nằm cùng. Lúc đó, tôi cũng phải lên giường với con. Con ngủ rồi mình mới len lén dậy làm việc tiếp" - chị kể.
Chị thầm hứa, thời trẻ đã không dám sống cho đam mê nên các con sau này phải được tự do làm điều mình thích.
Hiện tại ngoài làm nghiên cứu TS Phạm Thị Phương Thùy còn giảng dạy tại khoa Công nghệ sinh học. Phương Thùy khẳng định, chính vai trò giảng viên đã giúp chị cởi mở, vui trẻ và đầy năng lượng.
Khi tôi hỏi chị có chạnh lòng khi xã hội gần đây dành cho nhà giáo những lời không mấy thiện cảm, TS Thùy nói chị không buồn vì ai làm thì người đó phải chịu.
"Vốn dĩ những vấn đề của giáo dục đã tồn tại từ lâu, chỉ là trước đây phụ huynh chưa "làm tới", mạng xã hội không phát triển nên không ai biết. Tôi mong những xử lý tới nơi tới chốn những vụ việc xảy ra, có như vậy nghề giáo mới được trân trọng và tin tưởng" - chị nói.
Lê Huyền
GS. Ngô Bảo Châu vừa nhận giải thưởng Toán học mang tên Maurice Audin.
" alt=""/>Nữ tiến sĩ đạt giải thưởng Quả cầu vàng: 'Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình'“Giáo viên thay đổi mà hiệu trưởng không thay đổi sẽ rất rủi ro”
“Để giáo viên thay đổi thì hiệu trưởng phải thay đổi, cán bộ quản lý giáo dục phòng, sở phải thay đổi, tôi và những người làm ở Bộ GD-ĐT cũng cần phải thay đổi”.
Đó là cụm từ mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thường nhắc đi nhắc lại trong các buổi làm việc tại trường học vào buổi sáng hay đối thoại tại trụ sở UBND tỉnh vào buổi chiều.
Ông Nhạ cho biết ngành giáo dục đã ban hành chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng; các bộ chuẩn này rất khác chuẩn đã có từ 10 năm trước. Chẳng hạn như chuẩn giáo viên nhấn mạnh đến phẩm chất nhà giáo, nhấn mạnh đến khía cạnh thiết thực của giáo dục, trong đó chuẩn trình độ đào tạo (tốt nghiệp ĐH, CĐ...) chỉ là 1 tiêu chí.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi lại địa chỉ email và số điện thoại của mình cho một học sinh lớp 9B, Trường Dân tộc nội trú THCS Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: HA |
Người đứng đầu ngành giáo dục lưu ý để triển khai có hiệu quả các “chuẩn” này thì trước hết phải thực hiện dân chủ trong nhà trường:
“Học trò hiện nay biết nhiều thông tin, có tư duy phản biện, biết phản ứng; trong khi đó một số thầy cô không dân chủ, dễ áp đặt, dẫn đến những vấn đề bức xúc”.
Ông Nhạ cũng trấn an giáo viên rằng việc bồi dưỡng đào tạo lại không phải là đưa những kiến thức cao siêu, mà là chú trọng những kỹ năng cần thiết trong môi trường sư phạm.
Ông cũng “đánh giá cao vai trò quan trọng của cấp quản lý trung gian là các phòng giáo dục đào tạo, trước thông tin rộ lên một thời về việc giải tán bộ phận này”.
Trong công cuộc “chuẩn hoá” mới, Bộ trưởng Giáo dục nhấn mạnh vai trò của người quản lý: “Nếu hiệu trưởng chưa thay đổi, các giáo viên thay đổi thì sẽ rất rủi ro”.
Thi đua phải lành mạnh
Khi đến các trường học tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên (có nơi đến bất ngờ không báo trước như trường Tiểu học – THCS Vạn Thành), các giáo viên đã trao đổi với người đứng đầu ngành giáo dục những áp lực mà họ gặp phải; chẳng hạn như cuộc thi giáo viên giỏi còn nhiều hình thức. Có cô giáo đề nghị nếu thi giáo viên giỏi thì cứ làm “bất ngờ” chứ không câu nệ như lâu nay.
![]() |
Bộ trưởng Giáo dục lưu ý các thầy cô giáo ở trường nội trú chú ý rèn kỹ năng cho học sinh tự tin, bớt rụt rè. Ảnh: Bá Hải |
Tại buổi làm việc chiều ở UBND tỉnh, cô giáo mầm non Nguyễn Tuấn Anh phản ánh thêm về hiện tượng làm sổ sách quá nhiều, hay làm sáng kiến kinh nghiệm không cần thiết; rồi việc ít thời gian để sinh hoạt chuyên môn,v.v...
Đồng cảm với những chia sẻ đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói:
“Tôi đang yêu cầu các vụ, cục rà soát đẻ cắt giảm, nhiều cuộc thi hình thức, gây áp lực, không nâng cao được chất lượng cho giáo dục. Thi đua dạy tốt, học tốt nhưng phải tốt thật chứ không phải áp lực theo hướng xấu. Chứ thi mà không thiết thực, diễn là chính thì rất phản cảm. Năm ngoái đã cắt một loạt các cuộc thi rồi, năm nay tiếp tục rà soát. Cố gắng đưa thi đua thành việc thiết thực và hiệu quả”.
Lương khởi đầu của giáo viên có thể thay đổi
Ông Vũ Tô Hoàng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lục Yên nêu vấn đề một số cán bộ quản lý được điều động về phòng, sở không được chế độ thâm niên.
Bộ trưởng Nhạ nói rằng đây là vấn đề phổ biến, cử tri đề cập nhiều lần, Bộ cũng đã làm việc nhiều lần với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ. Thực hiện Nghị quyết trung ương, tới đây đề án lương sẽ trả theo vị trí việc làm chứ không phài chức danh, mức lương khởi đầu của giáo viên cũng sẽ được xem xét thay đổi.
"Việc đề nghị chuyển phụ cấp thâm niên giáo viên sang cán bộ quản lý đến thời điểm này không còn khả thi. Mà sẽ chờ để xây dựng thang bảng lương mới. Tôi sẽ cố gắng hết sức để đề nghị nhằm điều chỉnh thang bảng lương của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Lương, chế độ đãi ngộ của giáo viên là vấn đề rất quan trọng nhưng cũng rất nan giải. Vì vậy, cần có lộ trình".
Xen kẽ mô hình chất lượng cao trong đại trà là không bình đẳng
Tại buổi đối thoại, ông Trần Quốc Bình, Phó trưởng Phòng GD-ĐT thị xã Nghĩa Lộ cho biết 13/15 trường của thị xã đã đạt chuẩn quốc gia, còn việc thí điểm mô hình trường chất lượng cao (CLC) thì gặp khó khăn về hành lang pháp lý, nhất là thu học phí điểm học phí, hay tiêu chuẩn mô hình. Ông Bình đề nghị Bộ ban hành bộ tiêu chuẩn công nhận trường chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ giải thích hiện nay chưa có khái niệm trường CLC mà chỉ có “trường thực hiện chương trình CLC”. Riêng Hà Nội thì mô hình này được vận dụng theo Luật Thủ đô.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết cần tiếp cận theo toàn trường chứ không tiếp cận theo chương trình ở khái niệm này. Cụ thể là phân tầng chất lượng, đối tượng; ở đó giáo dục đại trà phổ thông là trách nhiệm của nhà nước, còn phân khúc “CLC” thì đẩy mạnh xã hội hóa. Trong lúc quá độ thì chấp nhận giải pháp tạm thời, chứ còn về bản chất việc xen kẽ mô hình này trong một môi trường giáo dục đại trà là không bình đẳng.
Ông Nguyễn Văn Hồng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành (huyện Văn Bàn) bày tỏ sự phấn khởi với chủ trương cho trường xây dựng chủ động chương trình, kế hoạch học tập. Khó khăn mà trường ông gặp phải là sắp tới đây triển khai đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Ông Hồng cũng đề nghị xem xét vai trò của hội đồng trường ở trường công lập vì còn hình thức.
Bộ trưởng cho biết đang chuẩn bị Nghị định hướng dẫn về cơ chế tự chủ trong trường phổ thông, cơ sở pháp lý đang được Bộ cân nhắc xây dựng hướng dẫn trên nguyên tắc trường nào có điều kiện sẽ được tự chủ một phần, tự chủ cao hơn các trường đại trà khác.
|
Tôi kêu gọi các thầy chỉ đạo các nhà trường rà soát thường xuyên đạo đức của nhà giáo, thấy có hiện tượng gì, dấu hiệu gì phải giải quyết ngay; tránh trường hợp báo chí nêu mới đi rà soát, kiểm tra, phải rà soát tận gốc, thảo gỡ tận gốc. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ |
Hạ Anh
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Toàn ngành thay đổi, chấm dứt 'diễn' trong giáo dục