- Khi cư dân Topaz City đang căng băng rôn, biểu ngữ trong khu chung cư để đòi quyền lợi thì bất ngờ xuất hiện một nhóm phụ nữ bịt mặt, dùng vòi nước, dép và gạch đá xông vào tấn công.Dự án “kiểu Vũ nhôm” xuất hiện khắp Sài Gòn
Đàm Vĩnh Hưng có gặp rắc rối khi mua nhà Thủ Thiêm?
Chiều 3/11, cư dân khu chung cư Topaz City (đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8) tập trung trong khuôn viên khu chung cư để yêu cầu chủ đầu tư ra đối thoại. Bất ngờ, một nhóm người xuất hiện, trong đó có nhiều phụ nữ bịt khẩu trang kín mặt xông vào giật các băng rôn, biểu ngữ của cư dân.
 |
Một phụ nữ đang dùng dép tấn công cư dân |
Anh S., một người bị tấn công cho biết, cư dân Topaz City và nhóm người lạ không hề có mâu thuẫn từ trước, không hiểu vì lý do gì mà họ lại manh động như vậy. Sự hung hãn của nhóm người này khiến cư dân Topaz City rất bức xúc và lo sợ, vì an ninh khu chung cư không đảm bảo, để người lạ trà trộn đe dọa, tấn công cư dân.
Được biết, ngày 5/11, cư dân Topaz City đã nộp Đơn tố cáo đến UBND và Công an phường 4 (quận 8), mong cơ quan chức năng sớm có phương án giải quyết vụ việc, để đảm bảo an ninh trật tự và tính mạng cho hàng nghìn người dân đang sinh sống ở đây.
Ông Cao Văn Đổi Chủ tịch UBND phường 4, cho biết, đã ghi nhận sự việc và sẽ chỉ đạo công an phường xác minh, xử lý. Theo ông Đổi, phường đang theo dõi về việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị và chủ đầu tư Topaz City là Công ty CP TM-DV-XD-KD Nhà Vạn Thái (Công ty Vạn Thái) đã có kế hoạch tháng 12 tới, sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư.
Do đó, vị Chủ tịch UBND phường đề nghị cư dân ngày nghỉ cuối tuần thì nên ở nhà với gia đình, không tụ tập đông người căng băng rôn, biểu ngữ như vừa qua, tránh làm phiền người khác.
 |
Cư dân Topaz City căng băng rôn cầu cứu |
Phía cư dân chung cư Topaz City cho biết, ngoài việc đòi tổ chức hội nghị nhà chung cư, họ còn yêu cầu chủ đầu tư đứng ra đối thoại, về những vấn đề khác như: Hạ tầng của khu chung cư, các loại phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ, an ninh tòa nhà, hệ thống PCCC, việc cấp giấy chủ quyền cho khách hàng… Cư dân Topaz City cũng đã gửi văn bản yêu cầu làm việc với chủ đầu tư và gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng, nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.
Trước đó, tại văn bản số 2608/UBND-QLĐT, ngày 20/6, của UBND quận 8, về việc giải quyết kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chung cư Topaz City, cơ quan này cho biết đã đề nghị công ty Vạn Thái tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu Ban quản trị, chậm nhất vào tháng 10/2018. Tuy nhiên, hết tháng 10, việc tổ chức hội nghị nhà chung cư vẫn chưa được thực hiện.
Cư dân và chủ đầu tư không mâu thuẫn?
Sau khi xảy ra sự việc, ngày 5/11, Công ty Vạn Thái đã có văn bản phản hồi các nội dung liên quan đến kiến nghị của cư dân tại Block B1, B2 và A2 thuộc dự án Topaz City. Doanh nghiệp này cho biết, mục tiêu của chủ đầu tư và cư dân không hề có sự mâu thuẫn, đều mong muốn có một khu dân cư an toàn, văn minh, sạch sẽ, đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi của các bên,...
“Nguyện vọng về nơi ở an toàn PCCC, được cấp sổ hồng, được công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ bảo trì cũng như các quyền lợi hợp pháp khác của cư dân là hoàn toàn chính đáng. Chủ đầu tư đã nỗ lực thực hiện các yêu cầu của cư dân, việc chậm trễ đáp ứng một số yêu cầu của cư dân do các nguyên nhân khách quan”, văn bản của Vạn Thái nêu.
Chủ đầu tư cho rằng, thời gian qua cách tiếp cận từ các bên chưa hợp lý dẫn đến việc một số cư dân phải thực hiện việc yêu cầu của mình bằng cách hình thức gây ảnh hưởng đến các cư dân khác như sự việc vừa qua. Đồng thời, Vạn Thái cho biết, các thông tin liên quan đến Block B1, B2 và A2 của dự án Topaz City được phản ánh gần đây chỉ phản ánh một phần của sự việc. Doanh nghiệp này mong các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cư dân có cái nhìn toàn diện, cụ thể với hoạt động tại dự án Topaz City.
Khắc Thành

Công ty Alibaba sắp đối diện với công an điều tra?
UBND huyện Long Thành vừa kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo Công an tỉnh điều tra, xác minh việc giao dịch, mua bán đất nền của Cty Cổ phần Địa ốc Alibaba
" alt=""/>Nữ cao thủ bịt mặt tấn công cư dân Topaz City

 |
Trọn một trang báo của SCMP in quốc kỳ Việt Nam. Ảnh: SCMP |
Tờ South China Morning Post (SCMP) có trụ sở ở Hong Kong, Trung Quốc ngày 24/1 viết rằng trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, Việt Nam đã vươn lên, trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực mà ngay cả virus corona cũng không thể ngăn cản.
Trước thềm khai mạc Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam để bầu ra lãnh đạo tiếp theo và vạch ra mục tiêu phát triển đất nước, SCMP đã dành 6 trang viết về những thành tựu cùng với vị thế ngày càng lớn của Việt Nam trên trường quốc tế.
 |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: EPA |
Tờ SCMP in quốc kỳ Việt Nam trên nguyên trang đầu trong chuyên trang "Tin trong tuần của châu Á" (số từ ngày 24-30/1), kèm theo dòng chữ "Ngôi sao đang lên của châu Á" và lời chú thích: "Sẵn sàng cho một Việt Nam vươn lên mạnh mẽ".
Theo SCMP, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là một thời khắc quan trọng, đặc biệt hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn về năng lực quản lý của Chính phủ.
Thành tích của Việt Nam trên mặt trận chống dịch Covid-19 đã chuyển thành lợi ích kinh tế và đưa Việt Nam trở thành một trong số ít nước ghi nhận tăng trưởng GDP dương trong năm 2020. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 6% vào năm 2021. Đây là thành tựu có thể giúp Việt Nam củng cố vai trò "ngôi sao đang lên" của châu Á, tờ báo nhận định.
Thời khắc tỏa sáng của Việt Nam đã đến
 |
Việt Nam đang lên. Ảnh: SCMP |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận Việt Nam đã tiến đến giai đoạn "chung sống an toàn cùng Covid-19" và hoàn thành mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế. Thành viên cấp cao của Chương trình nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), ông Lye Liang Fook khẳng định thành tích chống dịch đã cho phép Việt Nam tập trung lấy lại đà tăng trưởng.
Ông Irvin Seah, chuyên gia kinh tế cấp cao DBS Group nhấn mạnh, cuối cùng Việt Nam đã đến "thời điểm chín muồi" khi các nền tảng kinh tế và chính sách sâu rộng có thể đảm bảo triển vọng tăng trưởng dài hạn. Đại diện DBS từng gọi Việt Nam là ngôi sao đang lên trong một báo cáo năm 2019.
Ông Seah cho hay: "Xét về quy mô nền kinh tế, trong thập kỷ tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đứng cùng hàng với một số nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực".
Lý giải về điều này, theo ông, các khu công nghiệp công nghệ cao, vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng khu vực, ưu đãi thuế hấp dẫn, thuế suất doanh nghiệp thấp và lực lượng lao động cạnh tranh là các yếu tố giúp Việt Nam đi đến thành công đó. Không chỉ WHO, ông Lye Liang Fook hay ông Irvin Seah, cả Ngân hàng Thế giới và Economist Intelligence Unit cũng đưa ra các đánh giá khả quan về tiềm năng phát triển của Việt Nam.
 |
Một gánh hàng rong tại Việt Nam. Ảnh: SCMP |
Động lực bứt tốc
Thành viên cấp cao tại ISEAS, ông Ivan V. Small cho biết đà tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục khi hoạt động du lịch phục hồi sau đại dịch. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản và hàng chế tạo, bao gồm điện thoại thông minh, chip điện tử, dệt may, giày dép, cà phê và gạo, cũng có khả năng tăng trưởng.
Chuyên gia này nêu rõ, đà tăng trưởng trên được thúc đẩy bởi chiến lược đầu tư "Trung Quốc + 1" mà nhiều công ty nước ngoài đang tham gia sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung .
Ông Ivan Small còn cho rằng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết trong năm 2020 như EVFTA và RCEP sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới và giúp Việt Nam thâm nhập sâu vào nền kinh tế khu vực châu Á.
Quyền lực đang lên
Tờ SCMP nhận định, tốc độ phát triển kinh tế đáng nể của Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia coi là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang trở thành một cường quốc trung lưu và có nhiều cơ hội bứt phá hơn nữa.
Phóng viên Jim Laurie của đài NBC News từng đến Việt Nam vào thập niên 1970, sau đó quay trở lại vào những năm 1990. Khi đến Đà Nẵng, ông Laurie đã ngạc nhiên bởi những đổi mới. Đà Nẵng khi đó đã trở thành một hình mẫu cho cải cách kinh tế và tư nhân hóa doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, các học giả Việt Nam ngày càng thúc giục đất nước hành động như một cường quốc trung lưu bằng cách đóng vai trò lớn hơn trong mặt trận hợp tác kinh tế và an ninh khu vực.
Báo cáo chỉ số sức mạnh châu Á của Viện Lowy năm 2020 khẳng định, Việt Nam xếp hạng thứ 12 trong 26 quốc gia châu Á về sức mạnh toàn diện, hạng 11 về năng lực quân sự và được ca ngợi là "một cường quốc tầm trung ở châu Á".
Ông Lye Liang Fook của Viện ISEAS nói, hội nghị thượng định Mỹ - Triều năm 2019 là một bằng chứng cho thấy Việt Nam đã bắt đầu đóng vai trò lớn trên trường quốc tế. "Có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang tìm cách đóng vai trò quan trọng hơn để tương xứng với khả năng và tầm vóc của mình".
Hồi tháng 1, Huỳnh Tâm Sáng của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng đây là thời điểm để Việt Nam đánh giá lại vị thế của đất nước trên bảng xếp hạng cường quốc thế giới.
Theo ông Sáng, Việt Nam chưa chính thức chấp nhận khái niệm "cường quốc trung lưu" vì một số thách thức. Tuy nhiên, ông tin rằng các chuyên gia Việt Nam ngày càng ý thức về vị thế mới trên các phương tiện truyền thông.
Nguyễn Hoàng - Hảo Trần

Truyền thông quốc tế viết về Đại hội Đảng của Việt Nam
Các hãng truyền thông quốc tế lớn như BBC, Reuters... hôm nay đồng loạt đưa tin về Đại hội Đảng 13 của Việt Nam.
" alt=""/>Báo quốc tế ca ngợi Việt Nam dịp Đại hội Đảng