Di truyền có thể quyết định liệu ai sẽ sống đến 100 tuổi hay không nhưng các yếu tố lối sống như chế độ ăn, tập luyện và mối quan hệ cũng có tác động. Meyers và Villatoro đã ghi nhận được nhiều thói quen và tư duy phổ biến của những người sống thọtrên khắp thế giới.
Không lo lắng về tuổi tác
"Nhiều người sống đến 100 tuổi tập trung vào những điều họ có thể kiểm soát, không quá lo lắng về những điều khác", Meyers nói.
Họ thậm chí không lo lắng về tuổi thọ của mình. "Không một người 100 tuổi nào mà tôi đã gặp đặt mục tiêu sống đến tuổi đó. Họ tận hưởng cuộc sống của mình và hạnh phúc vì vẫn còn ở đây", Meyers chia sẻ.
Thay vào đó, người sống thọ tập trung vào những điều quan trọng đối với mình. Villatoro nói rằng hầu hết những người 100 tuổi mà anh gặp ở châu Mỹ đều quan tâm tới gia đình, tôn giáo và "sống không áp lực". Stress kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gần như mọi bộ phận của cơ thể như tăng huyết áp, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Làm việc không ngừng nghỉ
Sự cân bằng cuộc sống và công việc có lợi cho sức khỏe. Ở đảo trường thọ Sardinia (Italy), người dân thường ưu tiên gia đình hơn là sự nghiệp.
Nhưng điều này không đồng nghĩa những người sống trên 100 tuổi không làm việc chăm chỉ và vui chơi hết mình. Villatoro và Meyers cho biết, nhiều người sống thọ ở châu Mỹ đã làm việc tay chân quần quật gần như suốt cả đời, có thể giảm nặng nhọc khi về già. Lúc họ cảm thấy cần nghỉ ngơi, đại gia đình sẽ chăm sóc cho họ.
Không ngừng bận rộn
Những người sống đến 100 tuổi mà Villatoro đã gặp không bao giờ ngừng bận rộn, ngay cả khi họ đã cao tuổi.
Duy trì hoạt động của cả cơ thể và tâm trí là chìa khóa quan trọng cho tuổi thọ. Nghiên cứu chứng minh tập thể dục nhóm đặc biệt có ích vì tích hợp giao tiếp xã hội và vận động. Đọc sách, tham gia trò chơi giải chữ, các khóa học giáo dục có thể giúp duy trì chức năng nhận thức.
"Ngay cả khi không làm việc, họ vẫn tìm cách để ngày của mình bận rộn với thời gian dành cho gia đình và hoạt động xã hội. Lúc sức khỏe không tốt, họ vẫn có cách để giữ tinh thần", Villatoro chia sẻ.
Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Rob Hobson đề cập tới một nghiên cứu đăng trên tạp chí Xơ vữa động mạch. Nhóm tác giả đã xem xét thông tin của gần 75.000 người tham gia (35.000 phụ nữ và 40.000 nam giới). Họ hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm.
Vào thời điểm khảo sát, các tình nguyện viên không bị đột quỵ, bệnh tim mạch vành và ung thư.
Trong vòng 10 năm sau đó, nhóm những người tham gia có tổng cộng hơn 4.000 ca đột quỵ, bao gồm 3.100 ca nhồi máu não, 400 ca xuất huyết não, 150 ca xuất huyết dưới nhện và 350 ca không rõ nguyên nhân.
“Đây là một nghiên cứu thực sự thú vị làm nổi bật vai trò quan trọng của rau quả đối với sức khỏe tim mạch và đặc biệt là nguy cơ đột quỵ. Theo đó, những người ăn nhiều rau và trái cây nhất có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn”, chuyên gia Hobson nói.
Sau đó, các nhà khoa học đã xem xét từng nhóm thực phẩm. Những người thường xuyên ăn táo và lê có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 11% so với những người không ăn.
Ông Hobson nói thêm: “Lê có chứa flavonoid là hợp chất thực vật chống oxy hóa, chống viêm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Có vẻ như các hợp chất này cùng với hàm lượng chất xơ cao của quả lê đã có tác động đến việc giảm nguy cơ đột quỵ”.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm thừa cân, hút thuốc, uống quá nhiều rượu, ăn thực phẩm không lành mạnh, tiền sử gia đình bị đột quỵ, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, rung tâm nhĩ, cholesterol cao.
Cơ sở nhà, đất số 78 Xuân Thuỷ, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức gồm 7 căn biệt thự, hay còn gọi là Khu biệt thự Thiên Nga, có tổng diện tích đất khoảng 7.100m2. P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (Q.2 cũ) còn được biết đến là “khu nhà giàu” của TP.HCM.
Khu biệt thự Thiên Nga là cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, trước đây do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV quản lý. Từ ngày 2/1/2018 đến nay, cơ sở nhà, đất này được UBND TP.HCM giao cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (Trung tâm Quản lý nhà) trực thuộc Sở Xây dựng, quản lý.
Ngày 30/1/2018, Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017 trên địa bàn TP.HCM (Ban chỉ đạo 167) đề xuất sử dụng tạm Khu biệt thự Thiên Nga làm trụ sở làm việc cho các cơ quan, đơn vị bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND Thành phố.
Do vậy, khi một số doanh nghiệp muốn thuê lại khu biệt thự này đã không được UBND TP.HCM chấp nhận. Dù không đưa vào khai thác kinh doanh nhưng Trung tâm Quản lý nhà lại bị cưỡng chế gần 7 tỷ đồng tiền thuế.
Cụ thể, vào tháng 3/2023, Chi cục Thuế TP.Thủ Đức ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Trung tâm Quản lý nhà. Số tiền bị cưỡng chế là 6.951.490.634 đồng.
Lý do bởi Trung tâm Quản lý nhà nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày, không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày.
Chưa thống nhất hướng giải quyết
Sở dĩ Cục Thuế TP.HCM tính tiền thuê đất đối với Khu biệt thự Thiên Nga vì tháng 5/2017, UBND TP.HCM có công văn về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các cơ sở nhà, đất được giao quản lý tạm, giữ hộ của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích các quận, huyện.
Trong đó, các trường hợp được giao tạm quản lý, giữ hộ mà không có kinh doanh thì không thu tiền thuê đất.
Trên cơ sở đó, Cục thuế TP.HCM cho biết chỉ thu nghĩa vụ tài chính với những khu đất được tạm giao có kinh doanh căn cứ vào thông tin địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cung cấp, ý kiến của Sở Tài chính và việc kê khai của hai công ty trên.
Tuy nhiên, theo Cục thuế TP.HCM, trường hợp của Trung tâm Quản lý nhà có chức năng tương tự như Công ty Dịch vụ công ích hay không thì không thuộc thẩm quyền xác nhận của đơn vị này.
Đồng thời, công văn hướng dẫn thu nghĩa vụ tài chính của UBND TP.HCM chỉ áp dụng cho Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích các quận, huyện, không áp dụng cho Trung tâm Quản lý nhà.
Để có cơ sở thống nhất việc thu tiền thuê đất của Trung tâm Quản lý nhà và xử lý dứt điểm vụ việc tại Khu biệt thự Thiên Nga, tháng 2/2023, Cục thuế TP.HCM đề xuất UBND Thành phố chấp thuận cho đơn vị này được thu tiền thuê đất với các khu đất tạm giao cho Trung tâm Quản lý nhà để kinh doanh.
Trung tâm Quản lý nhà phải thống kê, cung cấp các mặt bằng nhà, đất được tạm giao giữ hộ, liên hệ Sở TN&MT, Sở Tài chính để hoàn tất thủ tục sử dụng đất.
Ngoài ra, Cục thuế TP.HCM đề xuất Sở Tài chính sớm có ý kiến đối với trường hợp tạm giao giữ hộ của Trung tâm Quản lý nhà, phối hợp với Sở TN&MT để cung cấp thông tin địa chính cho cơ quan này.
Lo ngại việc bị cưỡng chế thuế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của Trung tâm Quản lý nhà, trong văn bản gửi UBND TP.HCM vào tháng 7/2023, Sở Xây dựng cũng đồng ý với đề xuất trên của Cục thuế TP.HCM.
Liên quan đến những vướng mắc về thu tiền thuê đất tại Khu biệt thự Thiên Nga, giai đoạn 2020 – 2021, Cục thuế TP.HCM đã gửi 3 công văn, báo cáo UBND Thành phố nhưng vẫn chưa có hướng dẫn giải quyết.