Thấy thái độ bối rối ngại ngùng của NSND Xuân Bắc, NSND Lan Hương quay sang NSND Tạ Tuấn Minh ngồi bên cạnh nói: "Quê nhờ!" NSND Tạ Tuấn Minh cười đáp: "Quê bình thường". NSND Lan Hương tiếp tục: "Quê một cục!" rồi các nghệ sĩ của cả Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thanh: "Quê!...".
"Ừ bày lên đây thế này là chuẩn bị kỹ rồi. Vấn đề là mọi người thông cảm vì lãnh đạo cũng có sai sót", NSND Xuân Bắc thừa nhận và ôm mặt xấu hổ khi kết thúc phần nói chuyện của mình.
NSND Lan Hương vẫn không buông tha cho đàn em, liền bình luận: "Lãnh đạo luôn sai sót. Lãnh đạo ít khi đi xem kịch nó buồn thế đấy".
Đỗ Lê
Clip: Xuân Bắc
Hệ sinh thái AI Contact Center được trình diễn trong sự kiện bao gồm nền tảng trải nghiệm khách hàng đa kênh hợp nhất OmiCX và trợ lý ảo tổng đài OmiBot. Với ưu điểm tích hợp nhanh, tính tùy biến cao, các giải pháp có khả năng hoạt động độc lập hoặc kết hợp cùng tạo nên hệ thống AI Contact Center toàn diện.
Chia sẻ về động lực phát triển hệ giải pháp này, ông Đàm Bá Quyền - Giám đốc Sản phẩm của MP Transformation cho biết: “MP Transformation có lợi thế hơn 20 năm vận hành, cung cấp các giải pháp, dịch vụ trong lĩnh vực Contact Center nên có độ hiểu biết sâu về thị trường và khách hàng. Chất lượng dịch vụ khách hàng đang dần trở thành yếu tố quan trọng quyết định vị thế của doanh nghiệp. Khi khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp không chỉ cần đáp ứng số lượng tương tác tăng vọt đến tổng đài, mà việc tối ưu quy trình làm việc, phát triển năng lực của tổng đài viên cũng mang tính quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp".
Tại sự kiện, rất nhiều khách hàng, đại diện doanh nghiệp đã có cái nhìn toàn diện về hoạt động của AI Contact Center sau khi trải nghiệm trực tiếp các giải pháp đến từ MP Transformation. Nền tảng OmiCX gây ấn tượng mạnh với khả năng hỗ trợ tổng đài viên trong các nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp tiết kiệm được 70% thời gian thao tác để tăng mạnh hiệu suất với chi phí tối ưu. Tính năng trợ lý Agent Assist mang đến lời giải cho bài toán hóc búa của hệ thống vận hành tổng đài, giúp đội ngũ nhân sự xua tan nỗi lo về thiếu sót thông tin khách hàng hay mất quá nhiều thời gian cho các tác vụ truy vấn thông tin, tự tổng hợp ghi chú, tạo nhiệm vụ, tự điều chỉnh phong cách giao tiếp.
Bên cạnh đó, giọng nói tương tác tự nhiên và tốc độ phản hồi nhanh của trợ lý ảo tổng đài OmiBot đã chinh phục rất nhiều khách tham gia trải nghiệm. Không chỉ đáp ứng được số lượng cuộc gọi hai chiều lớn, OmiBot tạo được sự thoải mái và kết nối với khách hàng khi có thể tiếp nhận thông tin phức tạp, xử lý tình huống thông minh. Với chủ doanh nghiệp, việc tự động hoá tổng đài cùng tính tuỳ biến kịch bản, hình thái báo cáo giúp vận hành và quản lý dễ dàng, hiệu quả hơn.
Sau khi trải nghiệm trợ lý ảo tổng đài OmiBot, anh Trần Minh Tuấn - làm việc tại Ahamove chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi được tìm hiểu sâu về hệ thống AI Contact Center như vậy. Với nhu cầu nghiệp vụ của công ty mình, tôi đặc biệt quan tâm đến OmiBot. Sau khi tương tác và đặt ra những câu hỏi khó, tôi rất ấn tượng với giọng nói tự nhiên và tốc độ phản hồi của trợ lý ảo này. Nếu không được thông tin rằng mình đang tương tác với phần mềm công nghệ, có thể tôi sẽ nghĩ mình đang nói chuyện với người thật, một tổng đài viên có thể hiểu ngôn ngữ vùng miền và thấu hiểu khách hàng”.
Đến với chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, phần mềm trải nghiệm khách hàng đa kênh hợp nhất OmiCX được đánh giá cao và lọt vào Top 14 giải pháp Đổi mới sáng tạo lĩnh vực AI. Trước đó, trợ lý ảo tổng đài OmiBot cũng xuất sắc ghi danh vào Top 5 AI Awards 2024.
Đặt mục tiêu định hình ngành dịch vụ và cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội, MP Transformation không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường. Các giải pháp được ứng dụng công nghệ tiên tiến cùng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) để mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa con người và công nghệ, tối ưu hiệu suất tổng đài, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và xây dựng thị trường kinh doanh vững mạnh.
Phương Dung
" alt=""/>Hệ sinh thái AI Contact Center ghi điểm tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo 2024![]() |
Cư dân chung cư Thăng Long Garden đã rất bền bỉ đấu tranh phản đối sai phạm của chủ đầu tư và đòi lại quỹ bảo trì. |
Khoản tiền 2% phí bảo trì là quy định của bất kỳ người mua căn hộ chung cư tại dự án nào cũng phải đóng để dùng cho việc bảo trì tòa nhà sau này. Số tiền này chủ đầu tư tạm đứng ra thu và sau đó khi tòa nhà thành lập Ban quản trị chung cư thì sẽ phải bàn giao lại toàn bộ.
Thế nhưng, hiện nhiều dự án chung cư đã bị chủ đầu tư cố tình chây ì không trả dù người dân căng băng rôn phản đối hay đâm đơn kiện gửi tới các cơ quan chức năng.
Điển hình trong số đó có thể kể đến dự án Thăng Long Garden ở 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng (Hà Nội), cư dân đã liên tục đấu tranh và đã có kết quả ban đầu.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Quang Bình, Trưởng Ban quản trị chung cư cho biết: Quỹ bảo trì của chung cư Thăng Long Garden ước tính khoảng 20 tỷ đồng, trong đó có 14,6 tỷ đồng là tiền của cư dân mua 436 căn hộ đóng vào, số còn lại là tiền bảo trì diện tích sở hữu của chủ đầu tư và lãi gửi ngân hàng trong vòng hơn 2 năm mà chủ đầu tư đã giữ.
Kể lại hành trình đấu tranh đòi lại số tiền quỹ bảo trì của tòa nhà, ông Bình cho hay, từ khi thành lập Ban quản trị (ban quản trị), chúng tôi đã nhiều lần gửi công văn lên chủ đầu tư nhưng họ không trả lời. Sau đó, chúng tôi đã gửi công văn lên UBND TP Hà Nội 3 lần.
Lần thứ nhất, thành phố chỉ đạo UBND quận Hai Bà Trưng xuống yêu cầu Công ty CP May Thăng Long phải chuyển trả hết số tiền quỹ bảo trì theo đúng pháp luật cho ban quản trị trước ngày 28/2, nhưng công ty này không thực hiện.
Lần thứ hai, ban quản trị gửi công văn lên UBND TP thì thành phố đã yêu cầu Sở Xây dựng vào cuộc, Sở đã xuống họp và yêu cầu Công ty CP May Thăng Long phải trả toàn bộ quỹ bảo trì trước ngày 7/5, nhưng đơn vị này vẫn không thực hiện.
Ban quản trị tiếp tục gửi công văn lần thứ 3 thì thành phố đã có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng, UBND quận Hai Bà Trưng phải đôn đốc, buộc chủ đầu tư phải chuyển trả quỹ bảo trì và thực hiện trong vòng 10 ngày từ ngày nhận được công văn (tức ngày 16/5). Nhưng quá thời hạn 10 ngày chủ đầu tư vẫn “cứng đầu” không thực hiện.
Thậm chí, ông Bình còn cho hay, tại các cuộc họp, ông Ngô Văn Đơn, Phó tổng giám đốc Công ty CP May Thăng Long lấy lý do công ty kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nguồn thu hạn hẹp, tiền mặt không đủ khả năng chi trả, thanh toán hết một lần. Đồng thời, đề xuất với ban quản trị sẽ chuyển trả 10% mỗi quý.
Không đồng ý, cho rằng quỹ bảo trì phải được bàn giao cho ban quản trị theo đúng quy định của pháp luật và phải được chủ đầu tư chuyển vào tài khoản riêng nên ban quản trị ra hạn, nếu hết ngày 31/5, chủ đầu tư không chuyển trả thì ban quản trị sẽ báo cáo UBND TP cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì và xử lý theo quy định.
![]() |
Kết quả của sự đấu tranh bền bỉ đã khiến ban quản trị và cư dân đòi lại được hơn 13 tỷ đồng trên tổng số khoảng 20 tỷ đồng quỹ bảo trì từ chủ đầu tư là Công ty CP May Thăng Long. |
Dưới sức ép của các cơ quan chức năng và sự đấu tranh bền bỉ của ban quản trị cư dân, ông Bình cho biết, đến nay, Công ty CP May Thăng Long đã 2 lần chuyển trả cho ban quản trị với tổng số tiền là gần 13,2 tỷ đồng. Đây là số tiền bằng 90% tổng số tiền bảo trì mà 436 hộ mua nhà tại khu chung cư đã đóng góp.
Trong đó, hơn 12,675 tỷ đồng được chủ đầu tư chuyển trả cho ban quản trị vào chiều 9/6, sau khi diễn ra cuộc họp giữa đại diện UBND quận Hai Bà Trưng với Công ty CP May Thăng Long và ban quản trị chung cư Thăng Long Garden.
Được biết, tại cuộc họp, UBND quận Hai Bà Trưng đã đưa ra kết luận: Sau khi Công ty CP May Thăng Long trả nốt tiền cho ban quản trị thì hai bên sẽ ngồi lại thống nhất về quyết toán quỹ bảo trì, chậm nhất đến ngày 24/6/2017 phải thống nhất xong và chủ đầu tư phải chuyển trả nốt số tiền quỹ bảo trì cho ban quản trị. Sau ngày 24/6, nếu 2 bên không thống nhất được thì UBND quận sẽ đề nghị UBND TP cưỡng chế.
Ông Bình cho biết, Công ty CP May Thăng Long còn phải trả tiếp số tiền phí bảo trì cho phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư (không bán) và phải trả số tiền lãi cho thời gian mà chủ đầu tư chiếm giữ quỹ bảo trì suốt gần 3 năm qua. Như vậy, còn khoảng hơn 6 tỷ đồng chủ đầu tư phải chuyển trả cho ban quản trị theo đúng quy định.
Trong khi nhiều chủ đầu tư khác đang chây ì, cố tình không chuyển trả thì kết quả đấu tranh của cư dân Thăng Long Garden đáng để các cư dân dự án khác học tập.
Theo Infonet
![]() Hà Nội: Chủ đầu tư tuyên bố làm ăn thua lỗ tiêu hết quỹ bảo trì chung cưĐại diện chủ đầu tư – Cty CP May Thăng Long khẳng định công ty hiện đang rất khó khăn, nguồn tiền mặt không đủ khả năng chi trả quỹ bảo trì " alt=""/>Chung cư Thăng Long Garden: Hành trình đấu tranh đòi phí bảo trì và kết quả bất ngờ
|