Topseat - nhà sản xuất nắp bồn cầu có trụ sở tại Quảng Châu hiện đang bán ra hơn 2 triệu chiếc mỗi năm cho thị trường phương Tây.
Với hơn 80% doanh số bán ra tại Đức và Thụy Sĩ, theo tờ People's Daily đưa tin. Hoa Kỳ cũng là một thị trường mới bùng nổ, khi mỗi năm có khoảng 200.000 chiếc nắp bồn cầu cũng được gửi đến tận nhà cho người Mỹ.
Trên website của mình, Topseat tự nhận là "Đứng đầu thế giới về thiết kế nắp bồn cầu, chất lượng và sự đổi mới đã được công nhận bởi thị trường quốc tế..."
Hay: "Hãy tưởng tượng một cái nắp bồn cầu nghệ thuật đến nỗi hiện ra cả ảnh động mỗi khi đóng mở chầm chậm".
Từ một nhà máy tại thành phố An Thuận ở tỉnh Qúy Châu, công ty này đã sản xuất nắp bồn cầu từ các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương như tre, gỗ, rơm rạ và keo sinh học... Từ đó hơn 5000 mẫu thiết kế độc đáo đã ra đời.
Được biết, Topseat cũng rất quan tâm đến sở thích của người dân tại từng thị trường. Ví dụ, người Mỹ chỉ thích loại nắp bồn cầu có thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt.
Trên Amazon, sản phẩm của Topseat thường xuyên nhận được nhiều lời khen ngợi và đánh giá cao từ khách hàng. Một người từng mua nắp bồn cầu của công ty này đã viết: "Tôi chưa bao giờ chi nhiều tiền như vậy cho một chiếc nắp bồn cầu, tuy nhiên nó thực sự đáng giá". Một khách hàng khác lại cho biết: "Nắp bồn cầu đóng mở rất êm, y như quảng cáo. Ước gì tôi đã mua món đồ này sớm hơn..."
Các sản phẩm của Topseat trên Amazon có giá từ thấp đến "căng": 36,99 - 141,55 USD (khoảng 840.000 - 3,2 triệu đồng). Qủa thực là đánh giá cao vì trung bình rating đều ở mức 3,5 - 5*.
Có lẽ các startup thuộc nền kinh tế "chia sẻ" của Trung Quốc nên học hỏi mô hình kinh doanh đơn giản mà hiệu quả này.
Trong khi công ty này đang bán được hơn 2 triệu nắp bồn cầu mỗi năm cho các nước phương Tây, thì Trung Quốc vừa lắp đặt 20 triệu camera AI để giám sát an nình trên đường phố. Chi tiết vui lòng xem bài viết bên dưới.
Theo GenK
" alt=""/>Công ty Trung Quốc này đang bán được hơn 2 triệu nắp bồn cầu mỗi năm cho các nước phương TâyBộ Quốc phòng vừa trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Thanh Nam giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.
Ông Nguyễn Thanh Nam gia nhập Viettel từ năm 2004, thuộc thế hệ cán bộ kỹ thuật mạng lưới viễn thông đầu tiên của Viettel, trực tiếp tham gia xây dựng công trình tuyến trục cáp quang quân sự đầu tiên của quân đội (đường trục 1A). Ông đã từng đảm nhiệm các cương vị Giám đốc Công ty Truyền dẫn Viettel; Trưởng phòng Kế hoạch Tập đoàn; Tổng Giám đốc Tổng công ty Mạng lưới Viettel. Trước khi đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, Đại tá Nguyễn Thanh Nam là Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel, kiêm Tổng giám đốc Công ty Viettel Myanmar (Mytel). Trên cương vị này, ông đã tạo dựng được dấu ấn lớn khi đưa Mytel đạt 3 triệu thuê bao chỉ sau 3 tháng kinh doanh. Đây có thể nói là tốc độ tăng trưởng lịch sử trong ngành viễn thông thế giới.
Sau khi được bổ nhiệm tham gia Ban lãnh đạo, ông Nguyễn Thanh Nam được phân công phụ trách công tác nhân lực, đào tạo, khối khách hàng doanh nghiệp, an ninh mạng, không gian mạng của Viettel.
Như vậy, hiện Ban lãnh đạo Viettel có 6 người, gồm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc.
" alt=""/>Loạt lãnh đạo mới được bổ nhiệm của Viettel là ai?