Phương Linh là học sinh giỏi xuất sắc của lớp 1A1 (lớp song ngữ quốc tế Cambridge), đoạt giải Toán bằng tiếng Anh trên mạng.
Phương Linh đã theo học múa tại Cung Thiếu nhi Hà Nội từ 4 tuổi và được Khoa Nghệ thuật Cung Thiếu nhi lựa chọn để vinh dự thay mặt thiếu nhi Thủ đô tặng hoa chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam.
Trước đó bé cũng đã từng được tặng hoa đón Tổng thống Venezuela vào tháng 8/2015.
“Điều quan trọng là các chủ sở hữu bản quyền cần hợp tác với nhau để tạo nên một ngành công nghiệp riêng, đồng thời làm việc với chính phủ để giải quyết vấn đề ăn cắp nội dung trực tuyến”, Matthew Cheethamn nói.
Tại Việt Nam, ông Matthew Cheetham đánh giá vi phạm bản quyền trực tuyến trong vài năm qua đã giảm đáng kể. Lượng truy cập vào các trang bất hợp pháp mà Liên minh chống vi phạm bản quyền theo dõi ở Việt Nam đã giảm gần 50% vào năm 2021. Đặc biệt, trong giai đoạn này, lượng truy cập vào các trang web hợp pháp đã tăng lên.
“Việt Nam đang có những tiến bộ đáng khích lệ để triển khai các biện pháp chặn linh hoạt và chúng tôi hy vọng những nỗ lực này sẽ tiếp tục được triển khai”.
Thực tế, các hoạt động chặn DNS đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2021, giúp làm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền.
Ông Kevin Plumb, Giám đốc pháp lý Ngoại Hạng Anh cho hay, chặn DNS là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng chống và ngăn chặn các trang web vi phạm bản quyền mở ra ở Việt Nam. “Chẳng hạn, việc chặn DNS cho phép K+ khoanh vùng các tên miền vi phạm bản quyền xem được các nội dung của Ngoại hạng Anh phổ biến nhất. Sau đó gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm các nội dung vi phạm, từ đó tạo ra một trải nghiệm không mấy dễ chịu cho họ”, ông Kevin Plumb nói.
Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận, việc chặn DNS chỉ là một phần trong chiến lược và nó sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi được kết hợp với các chiến lược khác bao gồm áp dụng công nghệ, làm gián đoạn, giáo dục và thực hiện các hành động pháp lý.
Vai trò của Chính phủ trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền
Chia sẻ về kế hoạch nhằm giải quyết nạn ăn cắp nội dung trực tuyến ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Matthew Cheetham cho biết, trọng điểm là việc xác định các nguồn đánh cắp nội dung trực tuyến và tác động khi thực hiện những hành động ngăn chặn hành hành vi vi phạm.
Không giải pháp nào có thể chặn hoàn toàn được vi phạm bản quyền. Ảnh minh họa: Internet |
Những phát hiện này giúp thúc đẩy các chiến lược khác nhau của CAP thực hiện trong khu vực, trong đó, việc chặn trang web là hoạt động chiến lược ở nhiều quốc gia. “Tại Việt Nam, chúng tôi hợp tác với đối tác nội địa là K+ và VCA nhằm triển khai các đợt chặn hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp nội dung”, Matthew Cheetham nói.
Tổ chức này có một hệ thống toàn diện đề giám sát hiệu quả của bất kỳ đợt chặn nào được thực hiện ở trong khu vực. Lãnh đạo CAP cho biết, đang làm việc với các chủ sở hữu bản quyền (chẳng hạn như K+) để cung cấp dữ liệu để các bên liên quan vừa ngăn chặn hành vi đánh cắp nội dung trực tuyến, vừa đảm bảo sự phát triển của các trang web hợp pháp.
Tuy nhiên, Giám đốc Liên minh chống vi phạm bản quyền cũng tin rằng không có một giải pháp nào có thể chặn hoàn toàn việc đánh cắp nội dung trực tuyến.
Các chủ sở hữu bản quyền phải phát triển và tận dụng các công cụ, bao gồm việc xác định các nguồn đánh cắp nội dung trực tuyến và đưa ra các hành động chống lại chúng, trong đó có việc chặn các trang web.
“Chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các chủ sở hữu bản quyền cũng như hỗ trợ tuyên truyền cho người truy cập/người sử dụng về sự ảnh hưởng và những rủi ro liên quan đến việc đánh cắp nội dung trực tuyến”, vị này nói.
![]() |
Ông Kevin Plumb, Giám đốc pháp lý Ngoại Hạng Anh |
Cùng ý kiến, ông Kevin Plumb cũng nhấn mạnh tới vai trò của Chính phủ. Theo đó, vị này cho rằng để được trang bị tốt nhất cho cuộc chiến chống vi phạm bản quyền, các chủ sở hữu cần tiếp cận một chế độ chặn nhanh chóng và hiệu quả, một khung pháp lý rõ ràng và một cơ quan thực thi pháp luật nhiệt thành, sẵn sàng làm việc cùng nhau. Điều này có vẻ như đang bắt đầu diễn ra ở Việt Nam.
“Chúng tôi hi vọng có thể làm việc với cơ quan thực thi pháp luật để đưa ra các hành động pháp lý đủ vững vàng nhằm chống lại những cá nhân đang vận hành các trang web và các hoạt động xâm phạm bản quyền”, Kevin Plumb chia sẻ thêm.
Duy Vũ
Nhiều quốc gia trên thế giới cũng ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ nhằm chống lại các vi phạm về bản quyền.
" alt=""/>Vai trò của Chính phủ trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyềnNữ nhà văn Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt. Năm 14 tuổi, bà theo mẹ sang Pháp sinh sống. Ngay từ khi còn học trung học ở Pháp, bà đã bộc lộ tình yêu dành cho văn chương (Ảnh: Le Monde).
Trong sự nghiệp văn chương của mình, nữ nhà văn Linda Lê đã nhận được nhiều giải thưởng văn học tại Pháp và cả ở một số quốc gia khác. Hiện tại, các đơn vị vốn thường cộng tác với nữ nhà văn đã có những phát ngôn bày tỏ niềm thương tiếc sau sự ra đi của Linda Lê trong ngày 9/5 vừa qua.
Trên tài khoản của ông Pierre Benetti - người đồng sáng lập chuyên trang phê bình văn học En attendant Nadeau (Pháp), ông Pierre viết: "Nỗi buồn và cú sốc sau sự ra đi của nhà văn - nhà phê bình văn học Linda Lê là rất lớn. Những bài phân tích của bà cho thấy bà không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một người đọc sách tuyệt vời, bà có thể tương tác với những con chữ như thể đó là những sinh vật sống".
Ông Sylvain Bourmeau, giám đốc của công ty truyền thông AOC cũng có một đăng tải trên tài khoản cá nhân: "Nữ nhà văn Linda Lê đã đưa lại những tác phẩm văn học đương đại có giá trị quan trọng, bà cũng là một người đọc sách rất nồng nhiệt trong suốt cuộc đời mình. Nỗi buồn lớn xuất hiện trong tôi lúc này khi được biết về sự ra đi của bà".
Nữ nhà văn Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt. Năm 14 tuổi, bà theo mẹ sang Pháp sinh sống. Ngay từ khi còn học trung học ở Pháp, bà đã bộc lộ tình yêu dành cho văn chương.
Bà đã bắt đầu sáng tác và có tác phẩm đầu tiên được xuất bản từ khi mới ngoài 20 tuổi. Linda Lê đã nhận được nhiều giải thưởng văn chương tại Pháp.
Đáng chú ý, vào năm 2019, bà nhận được giải thưởng văn chương Prince Pierre de Monaco với phần thưởng là 15.000 euro (tương đương hơn 360 triệu đồng). Giải thưởng văn học này ghi nhận sự nghiệp sáng tác của những nhà văn viết bằng tiếng Pháp.
Linda Lê cũng từng lọt vào tới vòng chung kết của giải thưởng văn học uy tín hàng đầu của Pháp - giải Goncourt hồi năm 2012 với cuốn tiểu thuyết "Lame de fond" (Sóng ngầm).
Các nhân vật trong "Sóng ngầm" thể hiện một số nét tính cách, nội tâm và sự tương đồng trong cuộc sống với tác giả. Tác phẩm thể hiện mong muốn kết nối với quê hương của Linda Lê.
Các tác phẩm của Linda Lê đã được dịch ra một số thứ tiếng. Tại Việt Nam, những cuốn đã được xuất bản có thể kể tới "Vu khống" (2009), "Sóng ngầm" (2012), "Thư chết" (2014), "Vượt sóng" (2020).
Một điều khá đặc biệt ở Linda Lê là bà luôn lẩn tránh báo giới, trong khi nhiều nhà văn coi đây là bệ phóng để giới thiệu, quảng bá cho những tác phẩm của mình, Linda Lê lại luôn sống khép kín, bà từng tự nhận mình là "con gấu núp trong hang".
Những nhà văn đã đi cùng bà trong suốt những năm tháng tuổi thơ và sau này để lại nhiều dấu ấn trong phong cách sáng tác của Linda Lê chính là hai nhà văn nổi tiếng người Pháp - Victor Hugo và Honoré de Balzac.
Phong cách của bà trong văn đàn không ồn ào mà âm thầm tự khẳng định mình. Ngòi bút của Linda Lê được đánh giá là tinh tế, khắt khe, cổ điển với khả năng phân tích sắc sảo, kế thừa tinh hoa của dòng văn học cổ điển, kết hợp với khả năng "chơi đùa bằng ngôn từ" như Moliere.
Đôi nét về đời tư
Tại Việt Nam, những tác phẩm đã được xuất bản của Linda Lê có thể kể tới "Vu khống" (2009), "Sóng ngầm" (2012), "Thư chết" (2014), "Vượt sóng" (2020) (Ảnh: Le Monde).
Năm 1969, gia đình Linda Lê chuyển từ Đà Lạt tới Sài Gòn, trong thời kỳ này, bà có những bất ổn tâm lý vì chứng kiến mối quan hệ giữa cha và mẹ bắt đầu xuất hiện những rạn nứt. Cũng bắt đầu từ đây bà học tiếng Pháp và tiếp xúc với nền văn học Pháp qua tủ sách của mẹ và thư viện của nhà trường.
Bà đọc những tác phẩm của Honoré de Balzac và Victor Hugo bằng tiếng Pháp và sớm xác định rằng mình sẽ theo đuổi sự nghiệp văn chương trong tương lai. Một điểm đặc trưng ở Linda Lê là ngay từ nhỏ, bà đã bị thu hút bởi những đề tài gai góc, khắc nghiệt. Câu chuyện mà bà thích nhất khi còn nhỏ là "Cô bé bán diêm" của nhà văn Hans Christian Andersen.
Dù thường xây dựng các nhân vật của mình trên cái nền buồn thương, nhưng Linda Lê cũng đưa lại những góc nhìn tươi sáng, mong muốn độc giả có thể tự "cứu rỗi linh hồn", tự giúp mình thoát ra khỏi những áp lực mệt nhoài của xã hội hiện đại.
Cái chết của cha bà ở quê nhà Việt Nam hồi năm 1995 là một nỗi đau trong tâm khảm của nữ nhà văn. Mỗi khi có dịp, bà luôn nói về cha bằng những ký ức đẹp nhất, cha không chỉ là người bạn trong ký ức tuổi thơ của bà, mà còn là người thầy tuyệt vời. Trong suốt những năm tháng bà sống ở Pháp còn cha bà sống ở Việt Nam, hai cha con vẫn thường xuyên chuyện trò bằng thư tín.
Khi cha bà chuẩn bị sang Pháp để gặp lại các con, thì ông đột ngột lâm bệnh rồi qua đời. Đây là một cú sốc không ngờ đối với Linda Lê. Sự việc này đã từng khiến bà bị khủng hoảng tâm lý một thời gian.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt Linda Lê qua đời ở tuổi 58