![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton. Ảnh: ABC |
Tòa ra phán quyết buộc bị đơn Bazzi phải bồi thường cho ông Dutton 35.000 đôla Australia (gần 800 triệu đồng), một phần nhỏ so với mức tối đa dành cho tội phỉ báng. Quyết định về mức bồi thường được đưa ra sau khi thẩm phán nhận thấy, dù bị bôi nhọ nhưng cuộc sống thường nhật của bộ trưởng không bị ảnh hưởng bởi dòng thông điệp hiện đã bị xóa bỏ.
Sau phán quyết của tòa, ông Bazzi đăng đàn Twitter bày tỏ "vô cùng thất vọng" với kết quả vụ việc. Ông tiết lộ đang cân nhắc các giải pháp.
Theo Reuters, phán quyết trong vụ kiện của Bộ trưởng Dutton đánh dấu một cột mốc mới trong chiến dịch của Chính phủ Australia nhằm ngăn chặn những thông điệp cố tình bôi nhọ, sỉ nhục người khác của "những kẻ hèn nhát" trên mạng xã hội.
Đầu năm nay, cựu Bộ trưởng Tư pháp Australia Christian Porter từng dàn xếp một vụ kiện chống hãng thông tấn ABC vì các thông điệp Twitter liên quan cáo buộc ông cưỡng hiếp một bạn học nữ 16 tuổi hồi năm 1988. Dù người phụ nữ đã qua đời hồi tháng 6/2020 và ông Porter bác bỏ mọi cáo buộc, nhưng Thủ tướng Scott Morrison vẫn quyết định giáng chức chính khách này vì áp lực quá lớn từ dư luận.
Tuấn Anh
>>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet
Nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố sẽ quản lý chặt chẽ hơn các thông tin trực tuyến về những người nổi tiếng, kể cả việc đăng tải thông tin cá nhân và vị trí quảng cáo của họ trên các trang web.
" alt=""/>Bộ trưởng Australia được bồi thường 800 triệu đồng vì bị sỉ nhục trên mạngTôi có một gia đình bình yên, không sóng gió. Những sóng gió trước đó tôi đã nếm trải rồi, cũng chính là với mối tình đầu của mình. Chúng tôi yêu nhau, một tình yêu thật đẹp từ hồi cấp 3. Tình yêu ấy đi liền cùng tôi suốt những tháng năm đại học.
Chúng tôi yêu thuần khiết và đẹp thật sự. Nhưng ra trường, gia đình cô ấy muốn cô ấy phải lấy một người xứng với nhà họ nên tôi đã bị gạt ra khỏi cuộc đời cô ấy.
Tôi đau khổ, tự ái và quyết phải trở nên vẻ vang để họ sẽ tiếc nuối. Tôi học tiếp và ra nước ngoài. Ở trời Tây, tôi gặp và cưới vợ - một cô gái học cao và sắc sảo. Cô ấy khác hẳn với mối tình đầu của tôi.
Chúng tôi trở về Việt Nam sau khi đã có hai con sàn tuổi nhau. Xây dựng sự nghiệp và gia đình tại quê nhà quả không khó với vợ chồng tôi. Chúng tôi nhanh chóng trở nên giàu có và trở thành một hình mẫu gia đình được trọng vọng.
Một ngày tôi vô tình gặp lại người con gái khi xưa của mình trong một tiệc hội nghị về khoa học. Tim tôi vẫn đập loạn nhịp. Tôi không thể ngờ sau chừng ấy năm, tôi vẫn bối rối đến vậy khi đứng trước cô ấy. Cô ấy vẫn đẹp, vẫn mong manh.
Tôi được khơi dậy cảm giác chở che. Tôi bước tới gọi tên cô ấy. Ngay lập tức cô ấy quay lại. Có lẽ cô ấy cũng rung động trở lại khi nhìn thấy tôi. Nhưng cô ấy nhanh chóng cúi xin phép rời đi. Chúng tôi chưa nói được với nhau lời nào. Dáng đi ấy, khuôn mặt ấy, thân hình ấy... Tất cả làm tôi xao xuyến trở lại. Nhưng tôi cố gắng gạt đi để quên. Và tôi cũng không nghĩ đến nữa.
Rồi ngày họp lớp cũng tới. Cô ấy không thể tránh mặt tôi thêm trong một cự li gần đến thế. Chúng tôi đã hẹn nhau riêng để nói chuyện. Cô ấy đã khóc khi kể về tất cả. Hóa ra cô ấy không hạnh phúc như tôi nghĩ.
Cô ấy không yếu mềm như tôi đã thấy. Sau 5 năm chung sống, cô ấy đã bước ra khỏi cuộc hôn nhân đó và một mình nuôi con trai. Tôi thương cảm và thấy hối hận. Chuyện gì đến cũng đến. Chúng tôi quện vào nhau như chưa từng rời xa.
Nhưng đêm quyến rũ ấy đưa tôi đi xa quá. Vợ tôi bằng cách nào đó biết chuyện. Cô ấy không chấp nhận và đệ đơn ly hôn mặc cho tôi khẩn thiết cầu xin. Thậm chí chính mối tình đầu của tôi đến xin lỗi, vợ tôi cũng không chấp nhận.
Đến bây giờ tôi không thể đến với mối tình đầu của mình nhưng cũng không thể trở về bên căn nhà hiện tại. Tôi phải làm sao để làm lại sau sai lầm đó?
Theo Gia đình và Xã hội
Tôi đã lập gia đình 10 năm và sinh được 2 bé trai ngoan khỏe, vợ chồng cũng có lúc nọ lúc kia nhưng nói chung vẫn thuộc dạng gia đình hạnh phúc, yên ấm.
" alt=""/>Họp lớp hủy hoại gia đình tôiLý do được các phụ huynh đưa ra cũng tương tự với việc thả bóng bay bởi ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều người cho rằng bìa sách vở với công nghệ hiện nay đều được sản xuất dày và đẹp nên không cần phải bọc bởi vừa lãng phí vừa không có nhiều ý nghĩa.
![]() |
Niềm vui có sách vở mới đầu năm học. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Chị Nguyễn Thanh, một phụ huynh ở quận Thanh Xuân chia sẻ: “Tôi rất ngạc nhiên về quy định bọc vở bằng nilon. Vở của các con bìa rất cứng so với vở chúng tôi ngày xưa nên giờ đây việc bọc theo tôi không còn cần thiết. Một năm con tôi phải dùng đến ít nhất 30 bọc vở cả sách và vở. Nhân con số ấy với lượng học sinh sẽ thấy quá khủng khiếp. Tuy nhiên các con và cả chính các phụ huynh như chúng tôi sẽ không dám không bọc nếu các nhà trường vẫn đưa ra quy định. Tôi hi vọng các nhà trường xem xét về điều này”.
Chị Trần Ngọc Trà (Nghệ An) đồng tình: “Bao nhiêu năm nay mình vẫn bọc sách cho con và cũng luôn băn khoăn về tác hại của vỏ bọc nilon với môi trường khi số lượng học sinh nhân lên là rất lớn. Thậm chí mình nghĩ bìa sách vở hiện nay của các con đã rất đẹp, tại sao lại không có thông báo cho phép bỏ hẳn nilon bọc”.
Chị Lê Phương (một phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ bản thân rất đồng tình với việc này. “Mình nghĩ bìa sách, vở hiện này cũng được trang trí bắt mắt rồi, và cũng khá dày nữa nên thay bằng bọc túi nilon hoàn toàn có thể để nguyên bìa nếu bìa đủ cứng. Con trẻ thường rất thích những quyền vở, sách đầy sắc màu, do đó cũng có thể chọn những bìa giấy màu sắc đa dạng, thân thiện với môi trường.
Không chỉ nói không bọc vở bằng túi nilon, bản thân mình cùng nhiều bạn bè cũng giáo dục cho con nói không với túi nilon khi đi mua sắm, mà thay vào đó có thể mang theo làn tre nhỏ hoặc túi vải và có thể sử dụng nhiều lần. Tuy ban đầu sẽ rất khó khăn và có chút bất tiện, nhưng tôi tin thói quen này sẽ thay đổi được nếu như mỗi người chúng ta thực sự muốn thay đổi. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta”, chị Phương nói.
Nhiều phụ huynh bày tỏ các nhà trường, ngành giáo dục nên triển khai những việc này này trên toàn quốc.
![]() |
Thống kê mang đến thông điệp đầy ý nghĩa của các học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm- Hà Nội. |
Ông Vũ Quốc Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) cho hay cách đây hơn 2 tháng, chính các học sinh khối 5 của nhà trường đã kêu gọi không dùng nilon để bọc vở. Thấy lời kêu gọi và đề xuất của các học sinh ý nghĩa và đúng đắn, nhà trường đã quyết định thực hiện việc này với tất cả các khối toàn trường từ năm học 2019- 2020 này.
“Nhà trường đã thông báo tới các giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường và sẽ thực hiện luôn từ năm học mới tới đây. Một trong những vấn nạn hiện nay là việc sử dụng nhiều nilon ảnh hưởng đến môi trường sống sau khi thải loại. Việc này mang đến 2 cái tốt. Thứ nhất là góp phần bảo vệ môi trường nói chung và thứ hai là giúp các em học sinh thêm ý thức, cẩn thận hơn trong việc giữ gìn sách vở sách đẹp để sử dụng được lâu hơn khi không cần bọc nilon”.
Cách đây không lâu, các học sinh của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội cũng từng tiến hành thống kê số bọc vở ni lông khổng lồ dùng trên cả nước cho mỗi năm học, qua đó kêu gọi các trường không quy định bọc vở bằng ni lông để bảo vệ môi trường. Những chất bọc vở trong suốt được sử dụng phổ biến và hầu như xuất hiện ở mọi trường học. Tác hại nguy hiểm nhất của nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Trong hội trại Học sinh tiêu biểu lớp 5 của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đã đưa ra thống kê: Mỗi học sinh tiểu học thường sử dụng từ 30-50 bọc vở nilon mỗi năm học. Chỉ tính riêng với 3.750 học sinh thì một năm học đã thải ra môi trường khoảng 187.500 chiếc bọc vở. Nếu lấy số đó nhân với trên 23,5 triệu học sinh, sinh viên của cả nước thì con số bọc vở nilon hàng năm đó lên tới hàng trăm triệu. Do đó, các em đề xuất thay vì bọc vở nilon bằng bìa họa báo, bìa lịch, mua bọc vở bằng giấy để bọc hoặc để nguyên bìa nếu bìa đủ cứng. |
Thanh Hùng
"Khi thả bóng bay lên thì các chú chim hay động vật khác nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển, những chú rùa biển sẽ bị nhầm với sứa", cô bé lớp 5 viết.
" alt=""/>Đáp lời học sinh, trường bỏ bọc vở bằng nylon từ năm học mới