Samsung là công ty đi đầu trào lưu này. Khi thị phần smartphone tại Trung Quốc giảm xuống mức quá thấp, chưa được 1% trong năm 2018, nhiều người đã dự đoán Samsung sẽ sớm đóng cửa nhà máy tại Huệ Châu. Nơi này từng cung cấp 1/5 tổng số điện thoại bán tại Trung Quốc năm 2011.
![]() |
Nhà máy tại Huệ Châu, Quảng Đông là nhà máy cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Công ty Hàn Quốc đã rất cố gắng duy trì sản xuất, bởi đóng cửa nhà máy này sẽ khiến Samsung gặp nhiều khó khăn với mục tiêu việc làm mà chính phủ thành phố đưa ra.
Tuy nhiên Samsung đã không thể duy trì được thêm, và đã dừng sản xuất smartphone tại nhà máy này từ cuối năm 2018. Nhiều công nhân được đề nghị chế độ nghỉ hưu sớm.
"Khi Samsung đã đi đầu, rào cản về tâm lý với chúng tôi đã thấp hẳn đi", nhân viên làm việc cho một công ty Hàn Quốc khác chia sẻ.
Hyundai Motor công bố tạm dừng sản xuất tại nhà máy gần Bắc Kinh, với công suất 300.000 xe/năm vào tháng 5 vừa qua. Kia cũng cho biết sẽ dừng sản xuất xe thương hiệu Kia tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô vào tháng 6.
Trong khi đó, LG Electronics cho biết họ đã chuyển tất cả dây chuyển sản xuất máy lạnh xuất khẩu tới thị trường Mỹ từ nhà máy ở tỉnh Chiết Giang về Hàn Quốc.
"Nhiều công ty từng rất lạc quan về Trung Quốc chỉ 3 hay 4 năm trước. Giờ đây hơn một nửa công ty Hàn Quốc đều đang cân nhắc rút khỏi đây, cả về khía cạnh kinh doanh lẫn sản xuất", Peter Kim, nhà phân tích chiến lược tại Mirae Asset Daewoo nói trên Financial Times.
Theo Tân Hoa Xã, Huawei nộp đơn khiếu nại về các tin đồn bị truyền bá trên Internet. Tin đồn nói rằng một số nhân viên công ty đã bị bắt giữ vì gián điệp cho Mỹ.
Huawei đang trong giai đoạn khó khăn sau khi bị Mỹ cho vào danh sách cấm vận thương mại. Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu vẫn đang bị bắt giữ tại Canada, chờ dẫn độ sang Mỹ với tội danh lừa đảo.
" alt=""/>Trung Quốc bắt 2 người phát tán tin đồn sai lệch về HuaweiLý do đưa ra là trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này đã thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nhưng không có giấy phép.
Đồng thời, công ty Bitcoin Việt Nam không có các tình tiết giảm nhẹ nên Cục quyết định phạt 15 triệu đồng với hành vi thiết lập trang thông tin điện tử trái phép. Bên cạnh đó, Bitcoin Việt Nam còn chịu khoảng phạt 25 triệu đồng với hành vi thiết lập mạng xã hội trái phép.
Công ty Bitcoin Việt Nam do ông Nguyễn Trần Bảo Phương làm giám đốc. Website Bitcoin Việt Nam chạy phiên bản thử nghiệm từ cuối tháng 6/2014 và ra mắt chính thức từ ngày 9/7/2014, cho phép mua bán Bitcoin tại Việt Nam. Bên cạnh hệ thống website, công ty này còn sở hữu hai cây ATM mua bán Bitcoin tại Việt Nam.
Theo thông tin trên website vừa bị tịch thu tên miền, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam có giấy phép kinh doanh số 0312584713, hoạt động từ năm 2013. Hiện công ty Bitcoin Việt Nam còn sở hữu thêm website địa chỉ bitcoinvn.io, bitcoinvietnam.com.vn cho phép người dùng mua bán Bitcoin.
Theo Zing
" alt=""/>Công ty Bitcoin Việt Nam bị tịch thu tên miền