Cô gái trẻ đạp xe sau đó bốc đầu lao xuống dốc,áixinhbốcđầuxeđạplaodốcđổđèogâysốvideo bóng đá đổ đèo một cách nguy hiểm mà không hề hấn gì.
Cô dâu bốc đầu mô tô phân khối lớn trong ngày cướiCô gái trẻ đạp xe sau đó bốc đầu lao xuống dốc,áixinhbốcđầuxeđạplaodốcđổđèogâysốvideo bóng đá đổ đèo một cách nguy hiểm mà không hề hấn gì.
Cô dâu bốc đầu mô tô phân khối lớn trong ngày cướiThậm chí, còn có ý kiến táo bạo "lương giáo viên quá thấp, nếu chỉ dựa vào đồng lương thì không thể nào sống được. “Có thực mới vực được đạo”, nếu giáo viên không có cơm ăn áo mặc thì nói gì đến chuyện dạy dỗ?".
Nghe qua, tất cả các lý luận trên đều rất hợp lý, hợp tình. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kĩ và bình tĩnh suy xét ta sẽ thấy đó chỉ là sự biện minh cho một cơ chế bất hợp lý, một hiện tượng đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội.
Các cơ quan quản lý giáo dục cũng hay đưa ra để biện minh cho sự tồn tại dạy thêm và học thêm ở nước ta. Đó là lý luận cho rằng “ở các nước tiên tiến học sinh cũng học thêm tối ngày, giáo viên cũng dạy thêm cho nên chuyện dạy thêm, học thêm ở Việt Nam là đương nhiên”.
Sự giống và khác nhau giữa dạy thêm ở Nhật Bản và Việt Nam
Phải nói luôn rằng, lý luận trên không hoàn toàn sai. Nó đúng khi nêu ra một thực tế là học sinh ở các nước tiên tiến cũng đang học thêm (học ngoài chương trình, học ngoài trường) rất nhiều. Khi còn sống ở Nhật và đi làm về tôi vẫn thường xuyên nhìn thấy những học sinh mặc đồng phục của Nhật bắt chuyến tàu muộn về nhà sau khi kết thúc giờ học thêm ở các trung tâm (juku). Ta hãy thử nhìn vào số liệu thống kê ở Nhật Bản xem tình hình học thêm của học sinh ở đây như thế nào.
Theo kết quả điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản công bố tháng 8 năm 2013 thì tỉ lệ học sinh lớp 9 Nhật Bản đi học thêm ở trung tâm (juku) là 61.4%, ở tiểu học là 45. 8%.
Học sinh Nhật Bản học thêm ở đâu?
Nếu như ở Việt Nam, việc học thêm - dạy thêm diễn ra rất đa dạng như ở nhà học sinh, nhà riêng của giáo viên, ở chính trường phổ thông học sinh đang học hoặc ở các trung tâm bồi dưỡng kiến thức thì ở Nhật Bản, địa điểm học thêm thường diễn ra ở các trung tâm - ngôi trường chuyên dùng cho việc này.
Thông thường, học sinh Nhật Bản sẽ đến học ở các Juku. Ở các Juku này giáo viên sẽ dạy, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, luyện thi 5 môn chính là: Quốc ngữ, Toán, Khoa học (Vật Lý, Hóa học), Tiếng Anh, Xã hội. Việc tổ chức dạy học sinh ở đây cũng được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng như dạy theo lớp phân chia theo trình độ - khả năng học tập, dạy theo kiểu một thầy - một trò, dạy chung theo khối lớp, dạy theo nhóm, thậm chí có Juku còn tổ chức cho học sinh tự học tại đây.
Đối với các học sinh ôn thi vào đại học hay thi trượt đại học muốn ôn thi tiếp thì có thể vào học tại các trường dự bị (yobiko). Các Juku và trường dự bị (yobiko) thường thuộc sở hữu của các công ty và nằm dưới sự quản lý của Bộ kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản (thay vì Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ).
Điều này sẽ gợi cho ta rất nhiều suy nghĩ thú vị khi gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam gửi công văn đề nghị công nhận dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
![]() |
Dạy thêm-học thêm đang được Bộ GD-ĐT đề nghị là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ảnh: LAD |
Giáo viên nào có thể dạy thêm?
Ở Việt Nam bất kể giáo viên nào cũng có thể dạy thêm. Một giáo viên trong biên chế trường công lập có thể dạy thêm trong chính trường mình dạy, dạy thêm ở nhà riêng, dạy ở nhà học sinh và dạy thêm cho nhiều trung tâm bồi dưỡng kiến thức khác. Nhiều người trong số đó thậm chí còn là người quản lý (hiệu phó, hiệu trưởng).
Vấn đề đặt ra đối với giáo viên chỉ là sức khỏe và phân bổ thời gian hợp lý để khỏi chồng chéo. Trong một thời gian dài cho tới nay, việc học thêm dạy thêm đều diễn ra như vậy cho dù cơ quan quản lý đã có nhiều động thái tỏ ra muốn siết chặt việc dạy thêm - học thêm nhưng về cơ bản không có văn bản nào cấm một giáo viên trong biên chế hay có hợp đồng dài hạn tại trường công dạy thêm trong và ngoài trường.
Tuy nhiên, ở Nhật mọi sự không dễ dàng như vậy. Đối với giáo viên có hợp đồng dài hạn, làm việc thường xuyên (toàn thời gian) ở trường công lập, họ sẽ không được phép dạy thêm. Đây là quy định đối với giáo viên trường công (cũng là viên chức) theo Luật viên chức địa phương. Tùy từng địa phương (ở Nhật tự trị địa phương được công nhận) sẽ có quy định chi tiết về việc này.
Những giáo viên dạy ở trường công lập nhưng chỉ dạy bán thời gian, nhận lương theo số giờ dạy thì luật không cấm họ dạy thêm. Đơn giản vì thu nhập từ việc dạy đó không đủ để giáo viên duy trì cuộc sống. Họ sẽ phải dạy thêm ở nhiều nơi khác vì sinh kế.
Đối với giáo viên làm việc toàn thời gian ở các trường tư thục thì do họ không phải là viên chức nên không bị Luật viên chức địa phương chế định. Tuy nhiên, nhiều trường tư có quy định yêu cầu giáo viên không được dạy thêm khi đã làm việc toàn thời gian ở trường. Các giáo viên làm bán thời gian ở trường tư đương nhiên có quyền dạy thêm.
Như vậy, ta thấy nhìn bề ngoài dạy thêm học thêm ở Nhật Bản cũng tồn tại lâu dài dựa trên nhu cầu xã hội giống như ở Việt Nam với tỉ lệ học sinh đi học thêm tương đối cao. Tuy nhiên, nhìn sâu vào bên trong nó có rất nhiều điểm khác biệt mà điểm khác biệt nhất là sự tách bạch dạy thêm - học thêm khỏi trường phổ thông.
Những giáo viên làm việc thường xuyên (toàn thời gian, nhận lương tháng) ở trường công sẽ không được phép dạy thêm. Những giáo viên toàn thời gian ở trường tư sẽ bị hạn chế (có trường sẽ cấm) dạy thêm. Việc dạy thêm sẽ diễn ra ở ngoài trường với hệ thống trung tâm độc lập có giáo viên độc lập. Cách làm đó sẽ tránh được nhiều hệ lụy mà dạy thêm - học thêm mang đến như sự vi phạm đạo đức nghề giáo, việc đối xử bất công với học sinh khi không đi học thêm cũng như tránh được nguy cơ biến trường học thành trung tâm luyện thi như ta đã và đang thấy ở Việt Nam.
Độc giả Nguyễn Quốc Vương
Bộ GD-ĐT vừa có công văn kiến nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ý kiến của bạn về vấn đề này, xin gửi tới: [email protected]. Trân trọng cảm ơn.
Nếu thất vọng xảy ra thường xuyên và không được giải tỏa, nó sẽ dẫn đến những hậu quả không hay cho tâm lý. Chính vì thế nhà trường Đức dạy các em rất kỹ, làm thế nào để vượt qua thất vọng, hoặc ít nhất giảm thiểu nó.
" alt=""/>Ở Nhật, giáo viên trường công lập không được phép dạy thêmCách cho điểm học sinh đã có nhiều thay đổi |
Lần lại lịch sử
Đánh giá học sinh được hiểu là đánh giá giá trị giáo dục của kết quả học tập học sinh (HS) trên cơ sở thu thập, xử lý các thông tin một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện theo mục tiêu đã được thống nhất bằng chuẩn kiến thức và kỹ năng mà nhà trường đã thực hiện giảng dạy.
Cách đánh giá thành tựu dạy học xuất hiện sớm trong lịch sử giáo dục và kéo dài mãi đến tận hôm nay với những phương cách khác nhau và sử dụng kết quả đánh giá cũng theo những mục đích khác nhau.
Phương Tây, thời cổ đại, triết gia Socrate có kiểu đánh giá tiên tiến của thời đó là phương thức thầy hỏi – trò đáp.
Giáo dục hiện đại xuất hiện phương pháp đánh giá gọi bằng Test. Vào thế kỷ 19 , bác sĩ Binet là bậc thầy của phương pháp này sử dụng trong việc chọn lọc trẻ em bình thường vào trường tiểu học theo chính sách cưỡng bách giáo dục. Phương pháp Binet lan sang châu Mỹ được Terman và Merril hoàn thiện thành một bộ Test khoảng 100 câu hỏi nhằm đo hệ số trí lực trẻ em (IQ-Intelligence Quatient). Phương pháp Test hiện nay đang được sử dụng ở nhiều cấp học …
Cách đánh giá theo cách cho điểm, ở phương đông các cụ đồ Nho phân chia các hạng: ưu, bình, thứ, liệt. Cách này cũng được nha Khảo thí của Giáo dục miền Nam trước năm 1975 xếp hạng trong kỳ thi Tú tài I và Tú tài II là tối ưu, ưu, bình, bình thứ, thứ. Ở một số nước khác có cách cho điểm từ 1 đến 5 (Đức) từ 2 đến 5 (Nga) cho thang điểm 20 (Pháp) thang điểm 100 (Trung hoa , Cu Ba)…
Giáo dục và đánh giá luôn là sự tìm tòi và phát triển để làm thế nào bảo đảm được tính khoa học, khách quan mà người học nhận được kết quả đúng với việc học tập của mình.
Giáo dục tiểu học Việt Nam từ hơn 20 năm qua đang trên con đường tìm kiếm để hội nhập, phát triển theo tầm của thời đại. Nhưng phương cách cũ vẫn còn để lại sâu đậm như một nếp nghĩ, một thói quen mà gia đình học sinh bao gồm ông bà, cha mẹ các em và dư luận xã hội chưa thể thấy được sự thay đổi của cách đánh giá mới đang diễn ra trong nhà trường cho cháu con mình.
Hơn 20 năm thay đổi
1. Đánh giá: Xếp hạng – xếp loại
Trước năm học 1995 - 1996, việc đánh giá kết quả học tập HS tiểu học theo cách cộng điểm, chia trung bình từng tháng để xếp hạng và xếp loại. 1 tháng có 20 cột điểm, cuối học kì có kiểm tra. Kết quả học kỳ là tổng điểm trung bình các tháng cộng điểm kiểm tra học kì chia cho số tháng và số môn kiểm tra. Mỗi tháng, giáo viên (GV). HS từ hạng nhất đến hạng 5 được lên bảng danh dự của lớp. Cuối năm, là điểm trung bình cộng của 2 học kỳ. Những HS có điểm trung bình cao nhất khối lớp, cao nhất trường thì có phần thưởng và lên bảng danh dự xuất sắc.
Phương cách đánh giá xếp hạng tạo ra sự tranh đua sôi nổi trong lớp học và trong nhà trường. Cách đánh giá xếp thứ hạng tồn tại lâu dài, như truyền thống của nhiều thế hệ trở thành một chuẩn mực về HS giỏi. Đồng thời cũng còn tác động trong xã hội cho đến hôm nay. Hoa điểm 10, điểm 10 tặng ba mẹ, cơ quan ba mẹ khen tặng con nhân viên hs giỏi … Mặc dù hôm nay cách đánh giá đã thay đổi.
2. Đánh giá – xếp loại và đánh giá nhận xét
Năm học 1995-1996, Bộ GD ĐT ban hành Thông tư số 15 thay đổi hoàn toàn về phương thức đánh giá. Theo đó, không xếp hạng chỉ xếp loại kết quả học tập theo kết quả: Giỏi – khá – trung bình – yếu với khung điểm thích hợp như cách tính điểm học lực môn học trong quá trình kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, từ đó xếp loại học lực từng môn học (Giỏi: 9-10 điểm; Khá: 7- 8,9; Trung bình: 5- 6,9; yếu dưới 5). Xếp loại học lực chung có1/2 học lực môn đạt loại giỏi (Trong đó có môn Tiếng Việt hoặc Toán) các môn còn lại đạt loại khá.
Thông tư 15, ngay năm đầu tiên áp dụng đã bùng nổ số lượng HS xuất sắc và HS giỏi. Truyền thông báo chí đưa tin lạm phát HS giỏi, tất cả con cái chúng ta đều giỏi… Khác với những năm trước, xếp theo thứ hạng, phụ huynh, xã hội chỉ nhìn vào thứ hạng của HS để khen thưởng, tuyên dương.
Cách đánh giá mới tạo hiệu ứng vào đổi mới phương pháp dạy học, vào nhận thức về năng lực học của trẻ mà không tạo áp lực, cạnh tranh để cho trẻ hợp tác cùng đạt kết quả học tập.
Việc đánh giá HS tiểu học được tiếp tục cải tiến bằng cách kết hợp định lượng (cho điểm) và định tính (bằng nhận xét).
Năm học 2009, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 32 với một phương thức mới tiên tiến. Trong năm học, kiểm tra cuối năm là điểm số dùng xét lên lớp, khen thưởng và hoàn thành chương trình tiểu học. Việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ hoàn toàn giao quyền cho nhà trường và giáo viên. Đây là xu hướng tiến bộ trong giáo dục hiện đại khi không cộng điểm bình quân để đánh giá kết quả cuối năm.
Năm học 2014-2015, thêm một phương thức mới được triển khai bằng Thông tư 30: Ban hành quy định đánh giá HS tiểu học. HS được đánh giá bằng nhận xét theo các nguyên tắc như: Đánh giá toàn diện thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện năng lực phẩm chất của hs theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Đánh giá sự tiến bộ HS. Không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, giáo viên, cha mẹ hs.. và không xếp loại khen thưởng.
Đây là phương thức mà các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, cái mới đang chịu nhiều thử thách về tổ chức thực hiện trong năm đầu áp dụng. Thử thách lớn nhất là tạo sự đồng thuận của chính trong đội ngũ giáo dục tiểu học (thay đổi thói quen đã có nhiều kinh nghiệm in sâu cần có thời gian và các biện pháp khoa học mang tính thuyết phục để thực hiện).
Chưa kể tới thử thách về phụ huynh trong sự hợp tác, chia sẻ và đổi mới nhận thức về năng lực học tập của con em mình. Phụ huynh thay đổi cách nhìn nhận sức học không qua thứ hạng, tranh đua mà là giúp trẻ hợp tác, phát triển năng lực bản thân để học tập. Thay điểm số bằng nhìn thấy sự tiến bộ của trẻ và cùng giúp trẻ nếu có khó khăn. Khắc phục những thử thách này sẽ tác động đến xã hội và sẽ là sự thuận lợi cho việc đổi mới trong tương lai (Hơn là những điểm 10 mà xã hội hoài nghi)
Hơn 20 năm đã qua, giáo dục tiểu học đã có nhiều thay đổi trong phương thức đánh giá kết quả học tập của HS.
Nhưng phải nhìn thấy rõ là tác động sự thay đổi đó chưa mạnh mẽ, chưa thuyết phục và chưa lay động được phương thức truyền thống dù rất cổ điển của cách xếp thứ hạng mà âm vang còn ngân nga mãi khi nhìn nhận HS xuất sắc, HS giỏi từ thứ hạng cao để tuyên dương khen thưởng một cách xứng đáng.
Cái mới, như đã trình bày, luôn là sự thử thách mà giáo dục tiểu học Việt Nam phải vượt qua, phải chinh phục để có một âm thanh mới cất cao lên và phải được mọi người (giáo viên , phụ huynh, học sinh...) cùng vỗ tay hoà nhịp trong niềm vui, niềm tin vào bước đầu đổi mới giáo dục tiểu học Việt Nam hiện nay.
Lê Ngọc Điệp (nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM
" alt=""/>Lỏng chặt điểm 10, đoạn trường hơn 20 năm thay đổi đánh giá
Kết quả | |
Vòng 8 | |
07/10/2023 18:30:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |