Có rất nhiều lý do để người dùng chọn chiếc Galaxy Note FE thay vì một chiếc iPhone 7 hay Galaxy Note 8.
Có rất nhiều lý do để người dùng chọn chiếc Galaxy Note FE thay vì một chiếc iPhone 7 hay Galaxy Note 8.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tiện ích, dịch vụ được tích hợp vào Smart App Quảng Nam có thể yêu cầu gửi thông báo đến tất cả người dùng đã cài đặt ứng dụng nhằm cung cấp thông tin thiết yếu, cấp thiết cho người dân, doanh nghiệp và chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung thông tin, thông báo.
Đồng thời có trách nhiệm đảm bảo vận hành, hoạt động ổn định, liên tục theo dõi và khắc phục khi có sự cố và nâng cấp chức năng đã được tích hợp của đơn vị mình. Việc nâng cấp sản phẩm dịch vụ phải thông báo trước cho Sở TT&TT.
Smart Quảng Nam là nền tảng ứng dụng trên môi trường di động, cung cấp các công cụ phục vụ cho phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh, nền tảng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích hợp các sản phẩm dịch vụ; là ứng dụng kết nối giữa Nhà nước và người dân, giữa Nhà nước và doanh nghiệp trên nền tảng di động, đầu mối thiết lập kết nối giữa doanh nghiệp và người dân trong cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.
Còn Egov Quảng Nam là ứng dụng dành cho cán bộ công chức, viên chức của tỉnh cung cấp các chức năng hỗ trợ quản lý, điều hành, thực hiện một số tác nghiệp trên điện thoại di động qua môi trường mạng, như thông tin thống kê phục vụ chỉ đạo, điều hành, xử lý văn bản, hồ sơ, công việc, trao đổi nội bộ.
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký tài khoản trực tiếp trên nền tảng ứng dụng Smart App Quảng Nam hoặc sử dụng định danh điện tử VNeID.
Tài khoản đã đăng ký trên nền tảng Smart Quảng Nam có thể sử dụng để đăng nhập trên Cổng dịch vụ công tỉnh và ngược lại.
Định danh công dân trên ứng dụng Smart Quảng Nam được xác định bằng căn cước công dân (đối với cá nhân), mã số doanh nghiệp, tổ chức hoặc mã số thuế của đơn vị (đối với tổ chức, doanh nghiệp) và tên tài khoản.
Người cài đặt Smart Quảng sẽ được hưởng thụ các tiện ích của ứng dụng, có quyền tương tác, đánh giá các dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng này. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của các thông tin đã cung cấp.
" alt=""/>Ứng dụng Smart và Egov Quảng Nam trong quản lý, kết nối người dân, doanh nghiệpHướng tới mục tiêu dài hạn là đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trong 3 năm qua, Bộ TT&TT đã phát động các chiến dịch rà soát, bóc gỡ và “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam.
Trong thông tin mới chia sẻ, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cho biết, với nỗ lực và sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, năm 2022 là năm thứ 4 liên tiếp số lượng địa chỉ IP botnet của Việt Nam đã giảm. Đến nay, số lượng địa chỉ IP botnet trung bình hằng tháng của Việt Nam đã giảm xuống dưới 500.000 địa chỉ, cụ thể là hơn 479.000 địa chỉ.
“Đây là một kết quả rất là tích cực. Thời gian qua, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, Bộ TT&TT đã chủ trì phát động chiến dịch bóc gỡ mã độc trên không gian mạng hàng năm với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận định.
Với riêng “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” năm 2022, được Bộ TT&TT phát động từ giữa tháng 9 nhằm hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, chiến dịch đã được triển khai đồng bộ trên toàn quốc, với các phần mềm phòng chống mã độc đã được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin không gian mạng quốc gia tại địa chỉ khonggianmang.vn/chiendichmadoc2022.
Đáng chú ý, ngoài việc tiếp tục được Bộ TT&TT phát động trên toàn quốc, chiến dịch lần này có 1 điểm mới, đó là để phát huy hiệu quả cao nhất, cơ quan chủ trì tổ chức đã xác định phải tìm và xử lý tận gốc của vấn đề - xử lý gốc rễ của các trang web phát tán các phần mềm độc hại.
Kết quả, Bộ TT&TT và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã xử lý 76 website phát tán mã độc, đồng thời chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển các mạng botnet tại Việt Nam.
Cũng nhằm hình thành một không gian mạng Việt Nam an toàn, bảo vệ người dân khi tham gia hoạt động trên môi trường số, thời gian qua, Bộ TT&TT đã cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn hàng ngàn trang web giả mạo, lừa đảo trực tuyến.
Với mong muốn giải quyết tận gốc vấn đề, giúp cho đông đảo người dân có thể chủ động bảo vệ mình trên không gian mạng, Bộ TT&TT vừa chủ trì phát động thành lập Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.
“Liên minh cần tổ chức những chiến dịch tuyên truyền ngắn hạn và dài hạn để nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, người dân. Làm sao để đạt kết quả tốt như Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng đã được Bộ phát động triển khai trong 3 năm qua”, đại diện Bộ TT&TT nêu yêu cầu với Liên minh.
" alt=""/>Chặn kết nối hơn 900 máy chủ điều khiển các mạng “máy tính ma” tại Việt Nam