Trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Y tế về triển khai các nền tảng công nghệ trong phòng chống dịch Covid-19 trên toàn quốc, Bộ TT&TT đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm và chỉ đạo địa phương thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, thành lập Tổ công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 địa phương, với các thành viên của Tổ gồm: lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên thuộc Sở TT&TT, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương và các đơn vị liên quan khác.
Nhiệm vụ của Tổ công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 địa phương là tham mưu, triển khai, áp dụng các giải pháp công nghệ để chống dịch trên địa bàn. Tổ Công nghệ cũng là đầu mối phối hợp với Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ liên quan để triển khai các giải pháp công nghệ phòng chống Covid-19.
Triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo địa phương triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 bắt buộc dùng chung trên toàn quốc.
Là các giải pháp do Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia phát triển, 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trên toàn quốc gồm có: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code; Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến và Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Trong đó, với nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code, các địa phương cần áp dụng việc đăng ký, quét QR Code tại địa chỉ https://qr.tokhaiyte.vn để bảo đảm kiểm soát người ra vào địa điểm, phục vụ truy vết nhanh, khoanh vùng hẹp và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
![]() |
Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến là 1 trong 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng chống dịch Covid-19. |
Với nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, các địa phương sẽ trả kết quả xét nghiệm qua các phương tiện CNTT, hạn chế tối đa việc người dân quay lại cơ sở y tế để nhận kết quả xét nghiệm.
Bộ TT&TT đề nghị lãnh đạo tỉnh, thành phố chỉ đạo ứng dụng nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 khi xây dựng, thực hiện Kế hoạch chi tiết triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khi đăng ký và thực hiện tiêm.
Đồng thời, chỉ đạo Tổ công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương phối hợp chặt chẽ với Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia để tổ chức tập huấn, đào tạo và hướng dẫn triển khai kế hoạch tiêm sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19
“Dữ liệu từ các nền tảng sẽ được Bộ Y tế chủ trì, cung cấp quyền khai thác cho các đơn vị y tế ngành, y tế địa phương và các đơn vị liên quan sử dụng theo quy định của Bộ Y tế phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả”, Bộ TT&TT nêu rõ.
Cục Tin học hóa, đơn vị thường trực của Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia, là cơ quan được Bộ TT&TT giao làm đơn vị đầu mối phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai những nền tảng công nghệ phòng, chống Covid-19. Các địa phương có thể xem tài liệu hướng dẫn triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống Covid-19 tại trang: https://covid19.tech.gov.vn.
Tại hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 được Bộ TT&TT phối hợp cùng Bộ Y tế và Viettel tổ chức chiều ngày 20/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19, trong bối cảnh dịch bệnh đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Thứ trưởng cũng cho biết, thời gian qua Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã đồng hành triển khai các nền tảng công nghệ để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông qua việc thiết lập và vận hành hoạt động của Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia." alt=""/>Ba nền tảng công nghệ phòng chống dịch CovidCon gái đầu của bà Thanh, em Nguyễn Thị Thuý (19 tuổi) được phát hiện động kinh sau nhiều lần bị tai nạn. Căn bệnh hành hạ khiến việc học của em bị gián đoạn, bữa học bữa bỏ. Gắng gượng đến năm lớp 10 thì Thuý đành nghỉ hẳn. Con thứ hai Nguyễn Thị Thiệp (17 tuổi) bị bệnh hen suyễn, thường xuyên lên viện thăm khám. Trong khi đó, em Nguyễn Thị Thuỳ (15 tuổi), con thứ ba của bà vừa bị động kinh, vừa bị teo não bẩm sinh. Bởi không tiếp thu kiến thức được, Thuỳ chỉ học hết lớp 6.
Thúy và Thùy phải uống thuốc mỗi ngày. Bệnh tật hành hạ cả thể chất lẫn tinh thần khiến 2 em như bị trầm cảm, hay cáu gắt và không muốn tiếp xúc với ai.
Gia đình bà Thanh thuộc diện hộ nghèo đã hàng chục năm nay. Trước đây khi còn sống, chồng bà là trụ cột của gia đình. Để nuôi mấy miệng ăn, ông làm lụng đủ nghề. Ban ngày đi phụ hồ, tối đến ông lại thả lưới kiếm thêm thức ăn cho gia đình nhỏ. Ngoài ra, ông còn đi cày ruộng thuê cho bà con trong xóm mỗi khi đến mùa vụ. Bà Thanh ở nhà lo cơm nước, thuốc thang.
Năm 2008, trong một lần đi thả lưới bắt cá, ông bị sẩy chân tử vong, bà Thanh trở thành mẹ đơn thân, làm chỗ dựa cho 4 người con nhỏ, trong đó đứa con út còn trong bụng mẹ.
Vốn là người phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc con cái, kể từ đó, bà vừa phải làm việc kiếm tiền trang trải sinh hoạt, thuốc men, vừa để ý, lo lắng các con. Cuộc sống áp lực khiến có những thời điểm, bà Thanh tuyệt vọng chỉ muốn chết đi.
“Trước đây khi còn sống, chồng tôi rất siêng năng và yêu thương vợ con hết mực. Dù gia cảnh khó khăn, 3 đứa con đau ốm trong khi tôi không đi làm được, anh vẫn không than trách nửa lời. Lúc nào anh cũng giành hết việc nặng nhọc, vất vả về mình và động viên tôi cố gắng vươn lên. Nhưng nào ngờ, anh đột ngột ra đi. Ngày anh mất, tôi ngã quỵ, ngất lịm đi, không dám tin vào sự thực đau đớn này”, bà Thanh nói trong nước mắt.
Không có công việc ổn định nên ai kêu gì bà Thanh làm đó, chỉ mong có tiền để mua thức ăn cho các con qua ngày. Tuy nhiên, vì phải chăm sóc 3 đứa con bệnh tật nên quỹ thời gian của bà không nhiều, công việc vì thế trở nên khó khăn.
Gần đây, bà thường lên rừng tìm lá thuốc hái về phơi, bán kiếm tiền. Bà Thanh cho hay, muốn có nhiều lá phải vào tận rừng sâu, những nơi ít người đến. Có khi đi đến vài chục km mới có một ít lá cây rừng để mang về. Hái được chừng nào lá, bà đem về bán ngay bấy nhiêu để đổi lấy thức ăn lo cho các con trong ngày.
Nhiều lần đưa các con đi viện thăm khám bệnh, trong túi không có một đồng nào, bà Thanh phải đi vay mượn xóm làng trong đêm. Bà bảo, cứ mãi như thế này thì không biết khi nào mới có tiền để đem trả cho người ta. Lúc các con lên cơn động kinh, giãy giụa la hét khiến hàng xóm khiếp sợ, bà vừa hoảng hốt, vừa tủi hổ.
“Lúc con lên cơn, một mình tôi ở nhà không đủ sức lo. Hôm nào trở trời hoặc nắng nóng quá gắt, cả 2 đứa cùng lên cơn, tôi bất lực gọi xe cấp cứu chở con đi bệnh viện mà nước mắt chảy giàn giụa. Tôi mong các nhà hảo tâm thương tình giúp đỡ cho gia đình tôi chút tiền mua bát cháo, thuốc thang cho con”, bà Thanh mếu máo van xin. Con út của bà đang học lớp 7, trước tình cảnh chật vật, bà sợ con không đủ điều kiện tiếp tục theo đuổi việc học.
Ngôi nhà nhỏ nơi 5 mẹ con bà Thanh đang sống, bên trong không có tài sản gì đáng giá
Ông Võ Xuân Cương – Trưởng khu phố 9, thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh) xác nhận, gia đình bà Thanh thuộc diện hộ nghèo nhiều năm nay. Do các con thường xuyên bị bệnh nặng nên bà ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Cuộc sống của mấy mẹ con rất bi đát, mong các nhà hảo tâm giúp đỡ để bà Thanh có thêm tiền lo cho các con.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Lê Thị Ngọc Thanh, khu phố 9, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, Quảng Trị. SĐT: 0916.501.851 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.192(bà Lê Thị Ngọc Thanh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Về phí đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, mức thu hiện hành khi cá nhân hoặc tổ chức thế chấp là 80.000 đồng/hồ sơ và xóa thế chấp là 20.000 đồng/hồ sơ.
UBND TP.HCM đề xuất tăng mức phí nói trên từ 630.000 đồng - 900.000 đồng/hồ sơ đối với cá nhân và từ 1.500.000 đồng – 1.800.000 đồng/hồ sơ. Cụ thể:
Ví dụ, một hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo của cá nhân thuộc loại chỉ có sổ đỏ. Nếu thành phần hồ sơ chỉ có 1 giấy chứng nhận, 1 thửa, 2 trang A3 và 10 trang A4, độ dày là 10 trang A4 thì tổng mức phí phải nộp là 630.000 đồng.
Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ cho cá nhân cao nhất 1,4 triệu đồng
Về phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ, mức thu hiện nay khi cá nhân, hộ gia đình chuyển nhượng từ 650.000 đồng – 950.000 đồng/hồ sơ, tổ chức chuyển nhượng từ 900.000 đồng – 1.650.000 đồng/hồ sơ.
UBND TP.HCM đề xuất tăng 40%, tức từ 820.000 đồng – 1.400.000 đồng/hồ sơ đối với cá nhân, hộ gia đình và từ 1.600.000 đồng – 2.300.000 đồng/hồ sơ đối với tổ chức.
Với thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại, đăng ký biến động của sổ đỏ, thời gian qua, UBND TP.HCM vẫn chưa thu do đã cấp bù ngân sách. Theo đề xuất, mức thu sắp tới của các thủ tục này sẽ từ 650.000 đồng – 2,8 triệu đồng/hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình và 2– 3 triệu đồng/hồ sơ của tổ chức.
Ví dụ, một hồ sơ đăng ký chuyển nhượng của cá nhân thuộc loại đăng ký biến động không cấp mới chỉ có sổ đỏ. Thành phần hồ sơ chỉ có 1 giấy chứng nhận, 1 thửa, 2 trang A3 và 10 trang A4, độ dày là 10 trang A4 thì tổng mức phí phải nộp là 840.000 đồng.
TP.HCM dự kiến áp dụng mức thu phí mới về đăng ký giao dịch đảm bảo và phí cấp sổ đỏ như nói trên kể từ ngày 1/6.
Giải trình về thời điểm áp dụng mức thu phí mới, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết sau khi Thông tư 85/2019 có hiệu lực từ ngày 13/1/2020, Bộ Tài chính đã ban hành thêm 4 thông tư về giảm phí, lệ phí trong giai đoạn 2020 – 2021 nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Trong giai đoạn đó, UBND TP.HCM chưa xây dựng nghị quyết mới theo hướng dẫn của Thông tư 85/2019. Đến nay, đã hết thời gian thực hiện chính sách giảm phí, lệ phí nên UBND TP.HCM trình HĐND Thành phố ban hành nghị quyết thay thế 2 nghị quyết cũ là cần thiết và phù hợp.
Sau quá trình thảo luận, HĐND TP.HCM đã xem xét và thống nhất thông qua chủ trương hai tờ trình nói trên.