"Chúng tôi khẳng định đây là thông tin giả", ông Vũ Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cho biết.
Bộ Y tế khẳng định mọi khuyến cáo của Bộ tới người dân đều được truyền tải qua các kênh truyền thông chính thức của Bộ Y tế, các cơ quan báo chí chính thống và tin nhắn SMS từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
Hiện tại, Chánh Văn phòng Bộ Y tế là TS Nguyễn Xuân Trường. Từ 1/3 tới, ông Trường sẽ nghỉ hưu.
Ngày 28/2, Bộ Y tế đã công bố quyết định bổ nhiệm TS.BS Hà Anh Đức, Phó chánh Văn phòng Bộ giữ chức Chánh Văn phòng Bộ Y tế kể từ 1/3.
Thúy Hạnh
- Từ bài học của Vũ Hán, Trung Quốc, Bộ Y tế yêu cầu tất cả cán bộ y tế không được chủ quan, lơ là trong phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn dịch Virus Corona.
" alt=""/>Bộ Y tế bác tin Chánh văn phòng cảnh báo Hà Nội bùng dịch coronaMark Zuckerberg đối mặt khủng hoảng 'diệt vong'; Ông chủ TikTok từ chức; Chính sách 'thời chiến' trong cuộc đua bán dẫn;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Ông chủ TikTok rời ghế nóng: Tôi thiếu kỹ năng để làm 1 lãnh đạo lý tưởngDịch Covid-19 đang lây lan nhanh trên thế giới
Trong số những người chết vì bệnh dịch - khoảng 3,4% bệnh nhân bị viêm phổi, nhiễm trùng phổi khiến đường thở chứa đầy chất lỏng. Giáo sư Mark Fielder, nhà sinh học tại Đại học Kingston, London cho biết:
“Covid-19 xâm nhập vào cơ thể người bằng cách đánh lừa một loại enzyme, có thể khiến nó 'hợp nhất' với protein bên trong và gây nhiễm trùng. Những tế bào bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 là tế bào cốc và tế bào khử trùng. Chúng có trách nhiệm giữ cho bên trong phổi luôn ẩm, đồng thời dọn sạch các mảnh vụn như bụi hoặc vi khuẩn ở khoang phổi”.
Virus corona sẽ tiếp cận và tiêu diệt các tế bào này. Khi các tế bào bị giết, chúng rơi khỏi màng phổi và tích tụ thành từng đám khiến phổi bắt đầu tắc nghẽn, sưng lên và tạo ra chất lỏng có thể ngăn chặn hơi thở. Trải qua thời gian dài ủ bệnh, tình trạng này sẽ dẫn tới viêm phổi.
Virus cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khi nó cố gắng chống lại nhiễm trùng, gây ra sưng tấy làm bệnh nhân khó thở hơn. Nếu nhiễm trùng nặng, nó có thể gây tổn thương hoặc rối loạn chức năng tới các cơ quan khác như dạ dày, ruột, tim, gan và thận, hoặc tình huống xấu hơn là suy nội tạng.
Khi đã nhiễm virus, chất tiết từ các mô, bao gồm cả nước bọt đều chứa virus. Vì vậy, khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc đơn giản là nói chuyện, những giọt hơi ẩm sẽ mang virus ra không khí rồi lây nhiễm cho những người xung quanh.
Nếu bệnh nhân ho hoặc hắt hơi che miệng bằng tay, thì chạm vào bề mặt nào cũng có thể lan truyền virus, đặc biệt là nơi công cộng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, virus corona có thể sống trên những bề mặt này trong thời gian vài ngày.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Günter Kampf thuộc Đại học Greifswald ở Đức, những loại virus này có thể bị giết bởi các chất khử trùng như rượu hoặc thuốc tẩy. Chính vì vậy, mỗi gia đình nên tiến hành khử trùng nơi ở thường xuyên để phòng ngừa dịch bệnh.
Hạn chế ra ngoài, tránh tụ tập và tiếp xúc với những người lạ để ngăn chặn tốc độ lây lan của Covid-19
Các chuyên gia cũng cho biết, đeo khẩu trang khi ra ngoài chỉ giúp giảm khả năng lây nhiễm chứ không thể bảo vệ bạn hoàn toàn. Chính vì vậy, hãy hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với người lạ nhất có thể.
Khi có dấu hiệu của bệnh, hãy nhanh chóng thông báo để được kiểm tra và chủ động cách ly ít nhất 14 ngày, tương đương với thời gian ủ bệnh.
Phương pháp này có thể gây ra một chút bất tiện nhưng nó thực sự quan trọng và cần thiết. Bởi việc tự cách ly không chỉ ngăn chặn virus lây lan với tốc độ nhanh chóng mà còn góp phần bảo vệ những người có sức đề kháng yếu hơn (người già, trẻ nhỏ…) trong cộng đồng hoặc chính những người thân trong gia đình bạn.
An An (Theo Dailymail)
Việt Nam chỉ ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm, nhưng số người phải cách ly, giám sát đã tăng lên hơn 15.000 người.
" alt=""/>Virus corona xâm nhập vào tế bào phổi như thế nào?