Ảnh: Your finger nail
Đây là hiện tượng ngón tay dùi trống thường xuất hiện trong các bệnh tim mạch, phổi. Khi đó, móng tay, móng chân phát triển lớn hơn bình thường, đầu ngón tay cứng, sưng tấy.
Khi phổi bị tổn thương, hiện tượng giảm oxy huyết xảy ra và ngón tay không được cung cấp đủ oxy. Do đó, đầu ngón tay có hiện tượng như trên. Theo khảo sát, khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi có ngón tay dùi trống.
2. Mũi tái đen
Theo quan điểm y học Trung Hoa, bạn có thể nhìn vào mũi để nhận định phổi có khỏe mạnh hay không. Thông thường, người có phổi hoạt động ổn định, mũi sẽ sáng màu, có một chút đỏ.
Khi phổi bất thường, mũi sẽ ngày càng trở nên thâm đen. Lý do là tình trạng thiếu oxy, thiếu máu cục bộ khiến việc cung cấp máu cho mũi bị giảm. Đặc biệt với những người hút nhiều thuốc trong thời gian dài, mũi sẽ bị ảnh hưởng nặng vì quá nhiều chất độc tích tụ.
3. Lưỡi đen
Khi các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư, phát triển, việc lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Do đó các cơ quan và các mô không nhận đủ máu và oxy. Lưỡi cũng dễ dàng bị ảnh hưởng nên có màu tím hoặc đen.
Đối với những người có nguy cơ như hút thuốc nhiều, sống trong môi trường độc hại, khi lưỡi có màu khác lạ, họ cần phải đi khám phổi ngay.
4. Đau ngực
Tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim mạch hoặc phổi. Một nửa số bệnh nhân ung thư phổi có thể xuất hiện những cơn tức ngực bất thường hoặc dữ dội. Đó là do ung thư phổi đã xâm chiếm sang khoang trung tâm trong lồng ngực.
Ngoài ra, tế bào ung thư phổi có thể ảnh hưởng tới các mạch máu và dây thần kinh ngoại biên gây ra tức ngực.
5. Đau vai
Ảnh minh họa: Integresok
Những người hút thuốc nhiều năm cần cẩn trọng với bệnh phổi nếu có những cơn đau không rõ lý do ở vai. Hiện tượng này là triệu chứng của ung thư phổi. Khối u ở phổi có thể gây áp lực lên dây thần kinh hoặc di căn tới xương gần vai.
Bệnh nhân có thể đau kéo dài dù không vận động nặng, cơn đau lan tỏa từ vai ra cánh tay, bàn tay.
6. Đau tay
Khi ung thư phổi phát triển tới một giai đoạn nhất định, các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào thần kinh cánh tay, gây ra những cơn đau. Bởi vậy, khi tay tê nhức dù không có tác động gì, bạn cần thận trọng với những bất thường ở phổi.
Cách bảo vệ phổi
Hãy bảo đảm cho cơ thể luôn được cung cấp nước đầy đủ, không bao giờ rơi vào tình trạng khô khát. Chỉ khi đó, phổi và hệ hô hấp mới hoạt động tốt.
Ngoài ra, bạn nên luôn giữ cho tâm trạng mình vui vẻ, giúp cho phổi được mở rộng, lồng ngực căng tràn, thúc đẩy trao đổi khí ở phổi, giảm áp lực.
Những bài tập aerobic, đi bộ, dưỡng sinh, leo núi có thể thúc đẩy hơi thở và tuần hoàn máu.
Nếu có từ 2 dấu hiệu trên, bạn nên đi tới bệnh viện khám không chần chừ. Ngoài ra, bạn nên bỏ thuốc lá, tránh lại gần những nơi có khói thuốc, môi trường ô nhiễm.
An Yên (Theo Aboluowang)
Mỗi lần trở mình hoặc nằm nghiêng, ông B. thấy ngực nhói đau, khi đi khám bác sĩ thông báo một bên phổi đã xẹp.
" alt=""/>Dấu hiệu '1 dày, 2 đen, 3 đau' cảnh báo người mắc bệnh phổiThạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết người bệnh rất may mắn khi được phát hiện và điều trị kịp thời “ổ bệnh” nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân không được điều trị, khối u tuyến yên sẽ lớn lên, chèn ép các phần lân cận của não, các dây thần kinh liên quan đến thị giác hoặc các cấu trúc quan trọng khác. Nguy hiểm hơn, khối u tuyến yên có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Ngoài ra, tình trạng suy thận nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến suy thận mức độ nặng và phải chạy thận nhân tạo, lọc máu chu kỳ, biến chứng thận, thần kinh, thị giác, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim…
Bác sĩ Hương khuyến cáo người dân cần chủ động đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hằng năm để có thể phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Tôi cũng đã nhiều lần góp ý với anh tôi về thái độ sống của chị, thế nhưng anh tôi chỉ gạt đi và nói rằng: “Để anh dạy từ từ”. Thế nhưng cái từ từ của anh đã không kịp nữa rồi. (Ảnh minh họa)
Ngày 30 tết, nhà tôi cũng cúng tất niên vào buổi sáng, ăn uống xong xuôi chị bảo với anh tôi là phải về nhà đẻ để gói bánh cho mẹ. Trong khi đó mẹ chồng chị cũng một mình ở nhà lọ mọ gói bánh một mình sao chị không một lời hỏi thăm.
Mặc cho anh tôi không đồng ý cho đi, nhưng chị vẫn kiên quyết về bằng được, chị gọi em gái chị lên đón về nhà đẻ. Đến tối chị còn gọi anh tôi xuống đón, nhưng anh không đi, cuối cùng chị cũng phải tự mò về, khi anh tôi nói chị vẫn còn cố cãi, cuộc cãi vã kéo dài đến gần giao thừa thì chị bỏ vào phòng đóng sầm cửa lại. Đến giao thừa, lúc mẹ tôi làm lễ cúng, chị cũng không thèm dậy thắp cho bố tôi 1 nén nhang. Thế là năm ấy coi như là không có tết.
Hết tết, chúng tôi lại khăn gói đi làm. Bố tôi đã mất, mẹ ở nhà một mình thế nhưng chưa một lần chị chủ động gọi điện về hỏi thăm sức khỏe của mẹ tôi, thậm chí mẹ tôi có gọi chị cũng không nghe. Vì là anh, em ở cùng nhau nên mẹ tôi cũng thường gửi gạo sạch, rau sạch xuống cho chúng tôi, cũng chỉ mong con cháu có được bữa ăn ngon lành và đảm bảo. Mặc dù nhận được đồ hay không chị cũng không gọi về cám ơn mẹ lấy một câu.
Tôi cũng đã nhiều lần góp ý với anh tôi về thái độ sống của chị, thế nhưng anh tôi chỉ gạt đi và nói rằng: “Để anh dạy từ từ”. Thế nhưng cái từ từ của anh đã không kịp nữa rồi.
Có một lần, hai vợ chồng mâu thuẫn vì cái lý do hết sức nực cười đó là: “Con khóc ăn vạ”. Hôm đó là sáng chủ nhật, cả nhà đang ngồi xem tivi, thì cháu tôi nó đòi đi chơi, nhưng anh chưa kịp bế, cháu liền lăn ra ăn vạ, mà bình thường thì ngày nào nó cũng phải khóc ăn vạ năm – ba lần là ít. Chị dâu đang pha sữa thấy thế liền đi lại, xốc con bé lên và buông lời chửi đổng với anh.
Là người đàn ông ai chẳng có cái sĩ diện của mình. Khi nghe chị nói thế anh tôi cũng đã lớn tiếng quát, nhưng chị vẫn cố tình nói thêm. Bực mình anh mới tát cho chị một cái coi như để cảnh cáo. Thế nhưng chị cũng chẳng vừa, chị cũng lấy dép phi thẳng mặt anh. Hai bên xô đẩy một hồi thì được mọi người can ngăn.
![]() |
Cho dù, hơn một năm nay anh tôi phải nai lưng đi làm để đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho cả hai mẹ con. (Ảnh minh họa) |
Mọi chuyện tưởng chừng như kết thúc vì tất cả đều im lặng, không ai nói thêm một câu gì nữa. Anh trở lại bàn làm việc, chị bế con đi ra ngoài. Chuyện chẳng có gì đáng để bàn nếu như chị không quay lại cầm cây sắt và đánh vào người anh 1 cái như trời giáng. Bị đánh bất ngờ anh cũng ức chế vùng lên tát cho chị vài cái, nhưng sẵn cây gậy trên tay, chị không thương xót giáng một cái nữa vào giữa đầu anh đến móp cả cái gậy sắt. Hai bên lại lao vào xô xát và giằng xé nhau.
Trước đây tôi đã từng ghét chị, không thích chị vì thái độ sống của chị đối với gia đình tôi, nhưng giờ đây tôi còn cảm thấy sợ hãi con người chị hơn là ghét bỏ. Là vợ, nhưng chị chưa một lần chịu nhịn, chưa một lần biết quan tâm đến gia đình chồng. Chị ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân chị.
Cho dù, hơn một năm nay anh tôi phải nai lưng đi làm để đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho cả hai mẹ con. Thế nhưng có lẽ như vậy với chị vẫn là chưa đủ, hằng ngày đi làm về vội bỏ cái cặp xuống là anh lại vội xắn tay áo lao vào bếp nấu cơm. Đối nội, đối ngoại anh cũng lo chu toàn. Vậy mà chỉ vì cay cú khi bị chồng tát cảnh cáo mà chị nỡ “đánh chồng” không thương tiếc.
Thực sự thì giờ tôi mấy thấm thía câu nói của các cụ “Trai mùng một – Gái hôm rằm”.
(Theo Khám Phá)
" alt=""/>Con dâu sinh ngày Rằm