Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Hyp3r là một công ty marketing có trụ sở tại San Francisco đã thu thập dữ liệu người dùng bất hợp pháp từ trang web và ứng dụng Instagram. Công ty này đã "định vị" hàng nghìn địa điểm trên khắp thế giới như bar, nhà hàng, khách sạn, sân vận động, phòng gym… Và hệ thống tự động lưu trữ tất cả các bài viết công khai được đăng tại địa điểm đó, cũng như thông tin của những người đăng bài viết.
Ngay cả Instagram story cũng được lưu lại, dù đây là hình thức đăng hình ảnh hay video sẽ tự động biến mất sau 24 giờ. Hyp3r sử dụng những hình ảnh này để tập hợp những hoạt động, thói quen và công việc thường ngày của người dùng.
Vậy có phải tất cả các story đều được lưu lại?
Cũng có khả năng. Nhưng nguy cơ cao nhất là những story có gắn thẻ vị trí của một địa điểm cụ thể, ví dụ như nếu bạn chụp một tấm ảnh selfie là gắn thẻ một nhà hàng yêu thích, hiển nhiên nó sẽ được Hyp3r lưu lại. Công ty này không tập trung vào một địa điểm cụ thể mà thu thập tất cả, nhưng lại không làm thay đổi lượt xem story.
Và tất nhiên, công ty này chỉ thu thập những story được đăng công khai. Nếu tài khoản của bạn là tài khoản riêng tư, bạn không cần phải lo lắng.
Một nguồn tin của Business Insider cho biết Hyp3r có thể khai thác đến một triệu bài trên Instagram mỗi tháng. Tuy nhiên lại không có con số cụ thể về tỉ lệ bài đăng và story.
Vào thứ Năm, Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Ai-len cho biết họ sẽ xem xét để phát hiện liệu có nạn nhân của công ty này ở EU không.
Instagram và Hyp3r nói gì?
Việc thu thập dữ liệu là vi phạm chính sách của Instagram, nhưng dường như công ty này không hề phát hiện ra sự cố này trong gần một năm (cho đến khi Business Insider tiết lộ). Thay vào đó, công ty này lại ca ngợi Hyp3r là "một đối tác marketing của Facebook", ngay cả khi Hyp3r lợi dụng lỗ hổng hệ thống của Instagram khiến dữ liệu dễ dàng bị đánh cắp hơn.
Trong khi đó, Hyp3r phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc, cho rằng đây là dữ liệu công khai và họ có quyền truy cập hợp pháp. Hyp3r tin rằng họ đã tuân thủ đúng theo quyền riêng tư và các điều khoản dịch vụ của mạng xã hội. Instagram không đồng ý với phát biểu này và cho răng Hyp3r đã vi phạm chính sách của công ty và loại bỏ Hyp3r khỏi nền tảng này, đồng thời chấm dứt hợp tác.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng Hyp3r không phải là công ty duy nhất sử dụng công nghệ để âm thầm theo dõi hoạt động trên mạng xã hội và tạo hồ sơ chi tiết về người dùng. Thực tế là Instagram không thể phát hiện và ngăn chặn những hoạt động này.
Tóm lại, những sự việc gần đây cho thấy cả Facebook lẫn Instagram đều đang vật lộn để bảo vệ dữ liệu người dùng sau vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica vào năm ngoái. Và nó chứng minh rằng những bài viết của người dùng trên mạng xã hội được các công ty âm thầm thu thập theo những cách mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được.
Minh Bảo theo Business Insider
" alt=""/>Story trên Instagram có thật sự biến mất sau 24 giờ?Ảnh minh họa. Nguồn: CNBC.
"Tôi là một trong những người đầu tiên có mặt ở Amazon tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi mới thành lập công ty ở Việt Nam", ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ tại sự kiện Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (VOMF 2019).
Ông Thủy thú nhận đây là lần đầu tiên phía Amazon Việt Nam chính thức chia sẻ với cộng đồng Marketing về Amazon Global Selling.
Đại diện của Amazon cho biết nếu như trước kia, Amazon khuyến khích rất nhiều cá nhân bán hàng trên nền tảng này, thì nay xu thế đang thay đổi. Hiện Amazon đang hướng đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên Amazon.
"Trên toàn cầu, doanh số trên Amazon gần như 50% đến từ doanh nghiệp, cá nhân chỉ chiếm 50%. Tôi nghĩ tỷ lệ cá nhân sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới vì lợi thế của doanh nghiệp rất rõ rệt. Sự kiểm soát về chất lượng, giá thành sản phẩm cũng như các chương trình doanh nghiệp tự làm đều chuyên nghiệp hơn cá nhân bán hàng" – Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam – cho biết.
Ông Thủy không xa lạ gì với cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến, bởi ông đã có 8 năm gắn bó với Alibaba ở cương vị Giám đốc thị trường Việt Nam. Theo mô tả trên trang LinkedIn, ông cũng đã giữ cương vị Phó Chủ tịch phụ trách Vận hành bán hàng của Lazada Việt Nam hơn 1 năm, sau khi Alibaba mua lại doanh nghiệp này từ Rocket Internet.