Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Xác định được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn chủ đề năm “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” với mục tiêu hướng đến các hoạt động của EVN được số hóa, các hoạt động chưa tự động thành tự động để EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), cũng không nằm ngoài xu thế đó, đã kịp thời thích ứng và đưa vào áp dụng các ứng dụng của chuyển đổi số như: Đào tạo và tự học thông qua phần mềm Elearning; Áp dụng công nghệ mới trong sản xuất; Đồng bộ hóa thông tin lên phần mềm quản lý kỹ thuật… đến từng bộ phận trong công ty.
Đào tạo kỹ thuật thông qua phần mềm Elearning
Việc áp dụng hệ thống E-learning trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) giúp cho EVN, EVNGENCO1 và các đơn vị thành viên thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Bên cạnh đó, hệ thống E-learning còn giúp cho EVN, EVNGENCO1 quản lý, nắm bắt được quá trình học tập, nhu cầu đào tạo và kết quả đào tạo của từng CBCNV hiệu quả và mang tính định lượng tốt hơn.
Hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning được triển khai thực hiện trên các thiết bị máy tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Giúp các học viên chủ động về thời gian tham gia các khóa học ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên có thể chuyển tải kiến thức đến học viên với số lượng không giới hạn trong thời gian ngắn, giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Hiện tại, Công ty đang áp dụng phần mềm Elearning để xây dựng bài giảng hướng dẫn kịp thời chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đến các CBCNV trong Công ty. Tất cả các phòng, phân xưởng trong Công ty đều chủ động thực hiện xây dựng bài giảng trên phần mềm như: “Hướng dẫn sửa chữa căn chỉnh hộp giảm tốc băng tải”, “Hướng dẫn sửa chữa căn chỉnh phanh đóng mở nâng hạ cẩu bốc than”, “Hướng dẫn xử lý thay bơm phun mỡ bánh răng máy nghiền”… với mục tiêu phổ cập kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm đến từng CBCNV nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Công ty đang hướng tới mục tiêu trong năm 2024 là mỗi phòng, phân xưởng có ít nhất ba bài giảng mới để thực hiện đào tạo, kiểm tra năng lực CBCNV trong Công ty.
Ứng dụng công nghệ mới trong công tác bảo dưỡng sửa chữa
Với đặc thù nhà máy nhiệt điện, số lượng thiết bị rất nhiều, việc sửa chữa sự cố đột xuất hoặc bảo dưỡng theo định kỳ được thực hiện thường xuyên, để đáp ứng được tiến độ sửa chữa một cách nhanh chóng, Công ty đã giao cho các đơn vị sửa chữa phải tìm cách áp dụng các ứng dụng mới khoa học kỹ thuật vào sửa chữa thiết bị.
Trong quá trình căn tâm sửa chữa thiết bị quay, đơn vị sửa chữa cũng từng bước thay đổi từ các phương pháp truyền thống sang ứng dụng công nghệ laser tự động tính toán hiệu chỉnh, với sự hỗ trợ của thiết bị cân chỉnh trục bằng laser SKF TKSA 80V2 giúp công tác bảo dưỡng sửa chữa thực hiện nhanh với tính chính xác cao.
Đối với việc sửa chữa các thiết bị lớn, Công ty cũng đã đề xuất và đưa vào sử dụng các thiết bị hỗ trợ như bộ nhân lực, các súng bắn bulong nhằm tiết kiệm sức người và thời gian, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, kịp thời hoàn thành đưa các thiết bị quan trọng như máy nghiền, bơm cấp… vào làm việc đảm bảo công suất tổ máy.
Việc nhanh chóng cập nhật và áp dụng các phương pháp sửa chữa bảo dưỡng theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ mới, kết hợp với ứng dụng thủ tục sửa chữa trên nền tảng số giúp Công ty rút ngắn thời gian sửa chữa, giảm nhân công, tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sửa chữa bảo dưỡng.
Khai thác triệt để các ứng dụng của phần mềm quản lý kỹ thuật
Thực hiện theo chỉ đạo của EVNGENCO1, Công ty đã tổ chức thực hiện cập nhật đồng bộ hóa thông số kỹ thuật lên phần mềm “Hệ thống quản lý kỹ thuật” và áp dụng rộng rãi trong công tác lập vật tư sửa chữa lớn. Ngoài ra phần mềm còn giúp người sử dụng tra cứu nhanh các thông số vật tư thiết bị để kịp thời đề xuất khi thiết bị có sự cố.
Với những ứng dụng chuyển đổi số trong công tác điều hành sản xuất, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tin tưởng rằng nhà máy sẽ vận hành an toàn, ổn định, đảm bảo cung cấp đủ sản lượng điện cho sự phát triển của vùng kinh tế nam Thanh, bắc Nghệ và đến năm 2025, Công ty sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số như yêu cầu của EVN, EVNGENCO1 đã đề ra.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Chuyển đổi số mạnh mẽ sản xuất kinh doanh tại Nhiệt điện Nghi SơnTrước đó, theo thông tin từ ngành du lịch TP.HCM, nhiều người dân và du khách rất hào hứng khi được tìm hiểu về giá trị văn hoá-lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của toà nhà trụ sở HĐND và UBND, có tuổi đời hơn 100 năm. Đa số ý kiến ủng hộ việc mở cửa trụ sở cho người dân, du khách tham quan. Chương trình tham quan được đánh giá là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sự cởi mở của chính quyền TP.HCM trong giai đoạn phát triển mới; khẳng định mong muốn gắn kết ngày càng chặt chẽ với nhân dân, luôn hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ của địa phương.
Đối với toàn ngành du lịch thành phố, theo thống kê, chỉ tính riêng trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch); Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023); Ngày Quốc tế Lao động (1/5/2023), khách tham quan tại các khu điểm du lịch, vui chơi giải trí của thành phố ước khoảng 950.000 lượt, tăng 126,2% so với cùng kỳ năm 2022 (năm 2022 là 420.000 lượt). Lượng khách tăng kéo theo doanh thu ước đạt 3.130 tỷ đồng, tăng 94,4% so với cùng kỳ năm 2022 (năm 2022 là 1.610 tỷ đồng).
Nếu tính cả 4 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã thu hút 1,38 triệu khách quốc tế (tăng 1.106,7% so với cùng kỳ năm 2022) và hơn 10,5 triệu khách du lịch nội địa (tăng 54,7% so với cùng kỳ năm 2022). Tổng doanh thu đạt hơn 51.100 tỷ đồng (tăng 75,5% so với cùng kỳ năm 2022).
Người cha này nhớ lại: "Khoảng 21h45 phút ngày 20/4, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi bất ngờ nhận được số điện thoại lạ gọi đến. Đó là giọng nói của con gái tôi: Bố ơi, con bị thương nặng lắm. Con sắp hôn mê rồi. Bố sắp xếp ra Hà Nội giúp con. Con cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ. Lý nói vậy, tôi còn tưởng con nói đùa, vì số điện thoại lạ. Nhưng con nói thêm mình được bạn đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu, đây là điện thoại của bạn. Lúc này, chân tay tôi bủn rủn, hụt hẫng vô cùng. Vợ và con trai ở quê cũng điện thoại và kể về việc Lý gọi về nhà. Chúng tôi vội vàng ra Hà Nội".
5h sáng ngày 21/4, gia đình vào tới Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Lúc này, Lý đã hôn mê. Các bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe của cô tiên lượng rất nặng. Cả nhà chỉ có thể ngóng tin con từ bác sĩ điều trị. Sau nhiều ngày điều trị, hiện tại, bác sĩ Lý tỉnh táo, có thể giao tiếp đơn giản với người thân. Tuy nhiên, cô bị liệt nửa thân dưới do chấn thương ở cột sống.
Kể về con gái, người cha nước mắt lăn dài chia sẻ Lý và em trai đều do mẹ chăm sóc bởi bố là bộ đội, đóng quân ở miền biên giới cách nhà 200km, một năm về nhà được vài lần. Từ lớp 1 đến khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Lý đều đạt loại giỏi.
Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, nghe lời khuyên của bố "chọn ngành học cứu người", Lý quyết tâm trở thành bác sĩ nội trú chuyên ngành ung thư. Hoàn thành xuất sắc chương trình học, bác sĩ Lý được ký hợp đồng làm việc tại Bệnh viện K.
Khi con đường tương lai đang rộng mở, tai nạn bất ngờ ập đến đã huỷ hoại cuộc đời của nữ bác sĩ trẻ. Nhớ đến con, ông Thành nói trong tiếc nuối: “Lý rất tự lập, con còn ấp ủ nhiều dự định, còn muốn đi nước ngoài học tiến sĩ”.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Văn Tân, Hội trưởng Hội đồng hương Nghệ An tại Đại học Y Hà Nội, cho biết mẹ bác sĩ Lý cũng là bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K. Chứng kiến gia đình chật vật xoay xở viện phí để điều trị cho bác sĩ Lý, anh Tân đã gửi thư ngỏ kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng.
"Di chứng của Lý quá nặng nề, bởi vậy việc điều trị sẽ rất lâu dài. Hiện, bác sĩ Lý cần phải trải qua phẫu thuật cố định, giải ép cột sống", bác sĩ Tân chia sẻ.
Sau 2 ngày kêu gọi, nhiều bạn bè, đồng nghiệp trên cả nước đã gửi lời hỏi thăm, chia sẻ với nữ bác sĩ trẻ. Bác sĩ Tân hy vọng với sự chung tay của cộng đồng, bác sĩ Lý sẽ vượt qua được khó khăn sau tai nạn.
Từ khi bị tai nạn và tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, bác sĩ Lý vẫn kiên cường, mạnh mẽ. Cô không muốn bố mẹ, người thân, bạn bè lo lắng. Mỗi lần đồng nghiệp vào thăm, đôi mắt cô gái trẻ lại sáng lên hy vọng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:1. Gửi trực tiếp: Thạc sĩ, bác sĩ Phan Văn Tân, Hội trưởng Hội đồng hương Nghệ An Trường Đại học Y Hà Nội.
SĐT: 0349251769
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS MS 2024.119 (chị Hoàng Minh Lý)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
" alt=""/>Lời nói cuối cùng trước khi hôn mê của nữ bác sĩ trẻ sau tai nạn bất ngờ