Hầu hết những gì các phương tiện truyền thông nói về Faker chỉ là phỏng đoán, mặc dù vậy, bức màn che giấu sự bí ẩn của anh đã được vén lên đôi chút, khi mà Hong “MadLife” Min-gi cung cấp những thông tin thực sự khác biệt.
“Khi tôi chơi game với Faker, cậu ấy sẽ nói ‘tôi bắt được anh rồi’”, hỗ trợ kỳ cựu thuật lại. “Tôi đã bối rối ở ngay lúc đầu về những gì cậu ấy nói, nhưng rồi nó cho thấy rằng cậu ấy có được một điểm hạ gục sau năm giây. Thật kỳ lạ làm sao khi cậu ấy cứ nói rằng đã bắt được mục tiêu và có thêm được một điểm hạ gục ở quãng thời gian sau đó.”
Ngoài ra, lời chứng minh đáng chú ý nhất “huyền thoại Faker” tới từ cựu xạ thủ của ROX Tigers, Kim “PraY” Jong-in khi đang livestream vào năm 2015. Tại thời điểm mà câu chuyện Faker đấu với một người chơi sử dụng phần mềm gian lận ngập tràn trên mạng Internet, PraY cũng đã nói về đường giữa của SK Telecom T1.
“Chúng tôi nói về anh ấy khi đấu lại một người chơi gian lận khi chúng tôi tới giải đấu All-Star”, tân binh của Longzhu Gamingnói. “Và cậu ấy nói: ‘Tôi nghĩ đó là một cách tập luyện tốt.’ Tôi đã ở một kỳ CKTG thất bại và tôi chán ghét. Tôi chắc chắn cậu ấy đang đùa, nhưng điều đó quá là ghê.”
PraY tiếp tục nói thêm về quá trình thi đấu chuyên nghiệp của anh gắn với cái tên Faker. Và mặc dù đó là kênh của anh, nhưng PraY vẫn dành những lời “có cánh” cho đồng nghiệp, đối thủ có lẽ là lớn nhất ở tất cả các giải đấu từng tham dự.
“Cậu ấy là một vị thần”, PraY khẳng định. “Tôi đã là game thủ chuyên nghiệp từ lâu rồi, nhưng cậu ấy đúng là một vị thần. Cậu ấy có hào quang của một ngôi sao thế giới. Mọi thứ trở nên gượng gạo với cậu ấy (trong suốt giải đấu All-Star) bởi chúng tôi không thân thiết, nên cậu ấy cần làm cho mọi người cười và tạo ra bầu không khí thoải mái để gần gũi hơn với người khác, nhưng cậu ấy chẳng cười. Tôi không biết cậu ấy thấy vui ở đâu nên tôi chẳng thể làm cậu ấy cười được.”
ABC(Theo Slingshot Esports)
" alt=""/>[LMHT] PraY nói về Faker: “Cậu ấy là một vị thần”Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11/2017 đã thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng, mang tính dấu ấn của năm APEC 2017. Trong đó có Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trong APEC.
Việc thông qua Khung thuận lợi hóa TMĐT xuyên biên giới được xem là một thành quả của năm APEC 2017. Thông tin từ Cổng thông tin Bộ Công thương, Khung thuận lợi hóa này tập trung vào 5 trụ cột làm việc là: Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý TMĐT của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực;
Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường TMĐT xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới;
Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực; Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong TMĐT xuyên biên giới.
Theo Bộ Công thương, thống kê những năm qua cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam luôn tăng trưởng ở tốc độ cao khi ở mức 25-35%/năm. Mức độ phổ cập TMĐT trong cộng đồng và doanh nghiệp đã ngang tầm, thậm chí vượt một số nước trong khu vực. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ và hạ tầng viễn thông, Internet, hoạt động kinh doanh và mua sắm trên môi trường mạng đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội.
" alt=""/>Thông qua Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC