Các nông trại ứng dụng hệ thống công nghệ cao có thể nâng cao sản lượng trên một diện tích đất giới hạn, sản xuất được thêm lương thực mà không tiêu tốn vượt mức các tài nguyên khác.
Nông trại đô thị ứng dụng công nghệ thông minh
Do diện tích quốc gia nhỏ, trong đó lại chỉ có khoảng 1% đất đai phù hợp cho canh tác nông nghiệp, Singapore đã tìm tới nông nghiệp đô thị như một giải pháp tăng cường khả năng tự chủ về lương thực.
Các nhóm nông dân trong thành thị đã phát triển mô hình AbyFarm, sử dụng những công nghệ như IoT, blockchain và máy học để nâng cao năng suất trồng cây lương thực với một quỹ đất hạn chế. Theo đó, mái che các khu đỗ xe đã được cải tạo thành các nông trại tự động hoàn toàn, áp dụng canh tác khí canh và thuỷ canh không sử dụng đất.
“Trang trại tự động hoàn toàn với các công nghệ kiểm soát theo thời gian thực trong nhà kính, giám sát liên tục sinh trưởng cây trồng và đảm bảo chất lượng mùa màng”, Phoebe Xie, giám đốc và đồng sáng lập AbyFarm cho biết.
Cây trồng được trồng trong môi trường kiểm soát tối ưu 24/7 thông qua các cảm biến ngoài trời sử dụng năng lượng mặt trời, theo dõi chỉ số về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời cũng như tốc độ và hướng gió. Trong khi đó, các cảm biến trong nhà theo dõi ánh sáng, pH, điện giải và mức CO2.
Tất cả các dữ liệu cảm biến được đưa vào hệ thống điều khiển, tự động kích hoạt những cơ chế khác nhau như che nắng tự động, phun sương nước, quạt làm mát hay rèm ướt. Đối với pH và EC, hệ thống sẽ tính toán mức độ phân bón phù hợp để trộn với oxy hoà tan và nước, trước khi bơm vào hệ thống tưới tiêu của trang trại.
Bên cạnh đó, những hộ nông dân muốn áp dụng quy mô nhỏ hơn, có thể sử dụng hệ thống tự động Sky Green, gồm khung nhôm chữ A cao 9 mét, với 28 tầng máng xoay, đảm bảo các máng đều nhận được lượng ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng đồng nhất. Hệ thống này khai thác ánh sáng mặt trời tự nhiên thay vì ánh sáng nhân tạo, do đó tiết kiệm chi phí điện năng hơn cho người trồng, với mức tiêu thụ khoảng 40W mỗi giờ.
Nền tảng quản lý IoT “All-in-One”
Một vấn đề nhức nhối với các trang trại ứng dụng công nghệ cao là việc tìm nhà cung ứng và xác định các ứng dụng cảm biến phù hợp, có khả năng tương thích lẫn nhau. Điều này thường dẫn đến việc người nông dân phải sử dụng các thiết bị IoT từ nhiều nhà cung cấp, khiến chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao.
Do đó, ứng dụng quản lý “một cửa” dựa trên nền tảng IoT là một giải pháp tiết kiệm và thống nhất hơn, có khả năng tương thích mọi thiết bị bất kể yêu cầu lắp đặt ra sao. Các mô hình nông nghiệp thông minh như AbyFarm cũng đang sử dụng nền tảng quản lý như vậy, để giải quyết bài toán tương thích giữa nhiều thiết bị.
“Các nền tảng quản lý được xây dựng trên mô hình dịch vụ ‘một cửa’, giúp người dùng có thể tiếp cận các giải pháp quản lý mà không cần đầu tư nhiều tiền cho việc xây dựng và duy trì nền tảng của riêng họ”, Susan Loh, Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị và phát triển kinh doanh của SPTel, đơn vị cung cấp giải pháp quản lý IoT cho biết.
Với nền tảng “một cửa”, người nông dân có thể tập trung vào việc nâng cao hiệu quả mùa màng thay vì lo lắng tới việc quản lý đa thiết bị từ nhiều nhà cung cấp.
Không chỉ vậy, IoT giúp khách hàng có thể dễ dàng tùy chỉnh quy mô theo nhu cầu thực tiễn. Họ có thể kết nối thêm cảm biến khi mở rộng trang trại, trong khi vẫn duy trì khả năng điều khiển tập trung tất cả các thiết bị và ứng dụng trên nền tảng.
Bên cạnh thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị tại Singapore. Các trang trại ứng dụng công nghệ cao đã trở thành chìa khóa đảm bảo nguồn cung thực phẩm tại quốc gia chủ yếu dựa vào lương thực nhập khẩu này.
Vinh Ngô
Khi công nghệ phát triển, canh tác thông minh đang chuyển đổi nền nông nghiệp từ một hoạt động dựa nhiều vào kinh nghiệm và trực giác của người trồng trọt sang một ngành công nghiệp dựa trên dữ liệu.
" alt=""/>Nông trại đô thị thông minh giúp Singapore giải bài toán an ninh lương thực2016 là năm đầu tiên Việt Nam đăng cai IBO.
Trước đó, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi Olympic quốc tế như: Olympic Vật lý Châu Á (năm 2004), Olympic Toán học quốc tế (năm 2007), Olympic Vật lý quốc tế (năm 2008) và gần đây nhất là Olympic Hóa học quốc tế (năm 2014).
![]() |
Màn chào hỏi ấn tượng của đội tuyển New Zeadland |
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, một tuần IBO 2016 ở phía trước sẽ rất nhiều thử thách nhưng cũng đầy bổ ích với các em học sinh. Đây cũng sẽ là khoảng thời gian làm việc căng thẳng nhưng nhiều ý nghĩa và nhân văn với các thầy cô giáo.
Theo ông Nhạ, IBO 2016 là cơ hội để tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm; khích lệ, thúc đẩy tinh thần học tập nói chung, việc học tập và nghiên cứu Sinh học nói riêng. Đồng thời tạo ra cơ hội mở rộng quan hệ và nâng cao năng lực khoa học của cộng đồng các nhà Sinh học trên toàn thế giới.
![]() |
"Sẽ chỉ có 60% các em có khả năng chiến thắng, nhưng điều đó không có nghĩa 40% còn lại là thua cuộc. Vì các em sẽ có món quà vô gía hơn, đó chính là những người bạn mới. Việc có thể làm bạn với nhau là bước quan trọng tạo nên thành công và phát triển” - GS. Poonpipope Kasemsap - Chủ tịch IBO phát biểu.
IBO 2016 có sự góp mặt của 71 đoàn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó có 238 giáo viên và 264 học sinh tham dự. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử các kỳ IBO về số đoàn và số thí sinh.
IBO lần thứ 27 được chuẩn bị trong 4 năm, do Bộ GD-ĐT đăng cai, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức.
Năm nay, đoàn Việt Nam có 4 học sinh, gồm: Vũ Thị Chinh (Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội); Nguyễn Ngọc Minh Hải (Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh); Nguyễn Đắc Hiếu (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) và Lê Thị Hồng Hoa (Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam).
Vẫn theo nguồn tin cho biết, dự kiến quyết định tuyển dụng sẽ được trao cho vợ phi công sau khi tang lễ được hoàn tất.
Sau sự hi sinh của Đại tá Trần Quang Khải, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ xem xét các quy trình đề nghị tuyển dụng vợ anh Khải trở thành viên chức trong ngành giáo dục.
![]() |
Vợ và con đại tá phi công Trần Quang Khải |
Chị Hà, vợ anh Khải đã tốt nghiệp thạc sĩ, hiện đang làm gia sư. Chị có nguyện vọng được tuyển dụng vào trường Chu Văn An.
Vào sáng 14/6, hai phi công Trần Quang Khải (43 tuổi - Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi - Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923) lái máy bay tiêm kích Su-30MK2 diễn tập từ sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá). Máy bay gặp sự cố, phi công Nguyễn Hữu Cường đã được tàu cá cứu sống; phi công Trần Quang Khải hi sinh. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thăng quân hàm cho phi công Trần Quang Khải từ Thượng tá lên Đại tá.
Lễ viếng và đưa thi hài phi công Trần Quang Khải sẽ diễn ra hôm nay tại Nghệ An.
Song Nguyen
" alt=""/>Đặc cách tuyển dụng vợ phi công Trần Quang Khải vào Trường Chu Văn An