Theo Đại học FPT, việc mở Khoa Vi mạch Bán dẫn là nhu cầu cấp thiết và là một nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch trọng điểm về phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Trong “cơn khát” nhân lực bán dẫn, Việt Nam có cơ hội trở thành nguồn cung ứng nhân lực chất lượng nếu biết nắm bắt nhu cầu của thị trường. Do vậy, việc mở thêm ngành đào tạo về vi mạch bán dẫn của Đại học FPT cũng nhằm mục đích chuẩn bị nguồn lực phục vụ cho thị trường quốc tế.
Đại học FPT đang lên kế hoạch hợp tác với nhiều trường đại học tại Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo. Đây là hai trong bốn thị trường dẫn đầu về chip và bán dẫn toàn cầu, bao gồm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Song song với đó, Đại học FPT sẽ kết hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này để cung cấp nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ từ ngắn hạn 6 tháng, 2 năm đến các chương trình đào tạo nâng cao, văn bằng hai, cao đẳng, đại học, sau đại học.
Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã giao cho các bộ ngành nhanh chóng xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Trong đó, Việt Nam dự kiến đào tạo khoảng 30.000 - 50.000 nhân lực, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Daniel Lin, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh tại các thị trường mới nổi MediaTek cho biết, Việt Nam có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu.
Vị chuyên gia này cho rằng, Việt Nam nên cân nhắc đầu tư vào khâu sản xuất trong ngành công nghiệp chip bán dẫn, bắt đầu với việc thiết kế vi mạch, xây dựng nhà máy, các phòng thử nghiệm, quy trình đóng gói... sau đó nâng dần cấp độ để tiến tới tham gia vào những khâu cao hơn.
"Thế giới hiện đang trong 'cơn khát' nhân lực bán dẫn, do vậy Việt Nam cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho ngành này để thu hút các công ty trong ngành công nghiệp vi mạch mở trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại Việt Nam", ông Daniel Lin nhận định.
Sau phần thi phụ, đội chơi “Hoa Tràng An” đã bước vào thi đầu tiên tại phần “Khởi hành rực rỡ”. Cả hai đội chơi đã mang đến cho người xem các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng độc đáo, bắt mắt “Liên khúc vũ điệu xanh - Công đoàn luôn sát cánh” và “Lời Đảng - Hiệu triệu trái tim”.
Hai tiết mục của hai đội chơi được chuẩn bị tỉ mỉ, công phu, khiến ba vị ban giám khảo phải cân nhắc và suy tính nhiều lần mới đưa ra lựa chọn cuối cùng là đội “Hoa Tràng An” sẽ giành chiến thắng và nhận được giải thưởng tập thể 6 triệu đồng.
Điều đặc biệt ở “Giờ thứ 9” mùa này là giải thưởng cá nhân với tên gọi “Ngôi sao đang lên”. Mỗi nghệ sĩ khách mời sẽ chọn ra một cá nhân xuất sắc. NSND Tự Long đã chọn ra chị Bùi Lan Anh - thành viên đội “Hoa sữa” đến từ công đoàn trường Tiểu học Lý Nam Đế (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Còn Hoa hậu Ngọc Hân đã chọn bạn Đào Ngọc Vân - thành viên đội “Hoa Tràng An” thuộc Liên đoàn quận Đống Đa.
Tiếp nối chương trình là phần thi thứ 2 “Chuyến xe cảm xúc”. Để giành được danh hiệu “Người truyền cảm hứng”, chị Nguyễn Thị Vân Anh đại diện cho đội “Hoa Tràng An” và bạn Hoàng Thị Diệu Linh đại diện đội chơi “Hoa sữa” đã có những chia sẻ đầy xúc động đến ban giám khảo cũng như những người theo dõi “Giờ thứ 9”.
Theo chia sẻ tại chương trình, cả hai rất nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Dù họ gặp phải những khó khăn, vất vả trong cả cuộc sống lẫn công việc nhưng không bao giờ từ bỏ. Câu chuyện cuộc đời của cả hai cũng phần nào phản ánh hoàn cảnh, tâm tư, phẩm chất và khát vọng của cá cán bộ, công nhân viên chức đến từ công đoàn Hà Nội.
Với sự đồng nhất một lòng từ ban giám khảo, danh hiệu “Người truyền cảm hứng” trong tuần này đã thuộc về chị Nguyễn Thị Vân Anh. Bạn Diệu Linh cũng rất xuất sắc tại phần thi này, cả hai đều nhận được 2 triệu đồng tiền thưởng.
Sau phần thi tràn đầy cảm xúc là thử thách thú vị với phần thưởng hấp dẫn dành riêng cho khán giả tại trường quay, mang tên “Trạm dừng vui nhộn”.
2 cổ động viên được MC lựa chọn ngẫu nhiên tham gia một trò chơi hài hước “Chân ải tay ai”. Người chiến thắng tại thử thách này mang về phần thưởng trị giá 3 triệu đồng. Ở phần cuối “Về đích rinh quà”, chương trình lựa chọn ngẫu nhiên 3 con số tương ứng với 3 người chơi tại mỗi đội để tham gia trả lời các câu hỏi tình huống về Luật lao động, chính sách dành cho người lao động. Mỗi đội chơi sẽ có 10 giây suy nghĩ và trả lời.
Câu hỏi tình huống đầu tiên đội chơi “Hoa sữa” đã trả lời nhanh và chính xác nhất nên nhận được phần thưởng 2 triệu đồng.
Câu hỏi số 2: “Bài hát gì là bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam”. Đội chơi “Hoa sữa” mất lượt trả lời nên đội “Hoa Tràng An” đã trả lời chính xác và nhận phần thưởng 2 triệu đồng.
Câu hỏi số 3 có giải thưởng lên đến 4 triệu đồng với hình thức thi “Tam sao thất bản”. Chương trình sẽ có mệnh đề đưa cho bạn đội trưởng, sau đó ở những buồng có vách ngăn về mặt âm thanh các người chơi sẽ dùng những động tác, ngôn ngữ hình thể của mình. Người ở ô số cuối cùng trả lời lại được đúng với mệnh đề chương trình đưa ra sẽ giành được chiến thắng và nhận được phần thưởng trên.
Mệnh đề đầu tiên “An toàn để sản xuất - Sản xuất phải an toàn” - đội chơi “Hoa Tràng An” đưa ra được 8 từ đúng. Mệnh đề thứ hai đối với đội chơi “Hoa sữa” là “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” nhưng đội chơi không đưa ra được đáp án nên giải thưởng 4 triệu đồng đã thuộc về đội “Hoa Tràng An”.
Tổng kết phần 3, đội “Hoa sữa” dành được phần thưởng an ủi là 2 triệu đồng, còn đội “Hoa Tràng An” giành chiến thắng nên nhận phần thưởng 6 triệu đồng.
Đón xem chi tiết các chương trình tiếp theo phát định kỳ lúc 15h00 - 15h45 (Chủ nhật hàng tuần) từ 28/4 - 20/10/2024 trên kênh VTV3.
Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: https://www.youtube.com/TVAdTV
Bích Đào
" alt=""/>Công đoàn Hà Nội sôi nổi tham gia sân chơi ‘Giờ thứ 9 +’