
 |
Lê Thanh Truyền - Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM |
Ngoài việc đưa thuốc kháng virus Molnupiravir tới tận nhà bệnh nhân, Truyền còn hướng dẫn cho họ cách sử dụng, điều trị, chăm sóc sức khoẻ và tinh thần.
Truyền kể, các bệnh nhân ở các địa bàn khác nhau như Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Quận 8, Thủ Đức… Nếu đi một mình, Truyền đăng ký nhận đưa thuốc cho 4 đến 5 F0 tại nhà. Nếu đi chung với bạn khác, cả hai sẽ nhận đưa thuốc cho khoảng 10 người.
Để cận trọng trước khi đưa thuốc kháng virus Molnupiravir cho các F0, tối hôm trước Truyền tranh thủ đọc lại các kịch bản, tình huống có thể xảy ra cần phải xử lý. Cậu cũng tự ôn lại các kiến thức cũng như những nội dung cần phổ biến cho bệnh nhân như tên thuốc, tác dụng thuốc, hướng dẫn tham gia điều trị bằng thuốc, cách sử dụng và điều trị như thế nào…thậm chí các thông tin khác ngoài việc cung cấp thuốc.
 |
Sáng nào Truyền cũng đưa thuốc kháng virus Molnupiravir cho các F0 điều trị tại nhà |
7h sáng hằng ngày, Truyền có mặt ở Trường ĐH Y Dược TP.HCM để ăn sáng với suất ăn do đội hậu cần của trường cung cấp. Sau đó, tham dự họp với các ban điều phối hoạt động, nhận thông tin bệnh nhận, phiếu nghiên cứu, thuốc từ nhóm điều phối, giấy đi đường, máy đo nồng độ oxy trong máu, mặc đồ bảo hộ… và tự chạy xe máy lên đường.
Trước khi tới nhà bệnh nhân, Truyền gọi điện xác minh thêm một lần nữa, đề phòng họ đã di chuyển đến nơi khác so hoặc cũng có thể đã vào khu cách ly do bệnh đã trở nặng.
Dù đã chuẩn bị kỹ, song có những trường hợp khi tới nơi thì nhà đóng cửa và phải gọi rất lâu mới có người mở. Có trường hợp, người bệnh ở sâu trong khu phong tỏa, để tới nhà Truyền phải đi đường vòng mới có thể tiếp cận được.
“Có những trường hợp em đi một “lèo” là tới nhà, nhưng có những trường hợp khá tốn thời gian. Có những ngày em đi cả trưa, trời rất nắng. Những tình nguyện viên như em phải mặc đồ bảo hộ kín mít, chạy xe máy đi ngoài trời nắng, mồ hôi chảy ròng rất mệt”– Truyền kể.
Tới nơi, Truyền tự giới thiệu, sau đó đo nồng độ oxy trong máu, trò chuyện, phát thuốc điều trị Covid-19, cũng như hướng dẫn cách sử dụng, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân…
“Mỗi bệnh nhân nhận thuốc thông thường họ sẽ có bác sĩ theo dõi hỗ trợ điều trị. Khi đưa thuốc, bệnh nhân thắc mắc rất nhiều và em phải giải đáp tường tận để họ hiểu. Em tư vấn, động viên họ an tâm điều trị, giữ tinh thần, lạc quan ăn uống đầy đủ để nhanh khỏi bệnh”- Truyền cho hay.
Trong hành trình đưa thuốc cho các F0, Truyền nhớ có những trường hợp vừa xác nhận có nhà nhưng khi cậu tới nơi thì bệnh nhân đã phải vào viện chăm sóc người nhà cũng là F0 bất ngờ trở nặng. Vì thế, Truyền lại chạy xe từ nhà bệnh nhân đến bệnh viện để đưa thuốc cho họ.
“Em gọi bệnh nhân ra ngoài bệnh viện nhận thuốc. Em và bệnh nhân ngồi dưới gốc cây để hướng dẫn, tư vấn, sau đó lấy yên xe máy làm bàn để bệnh nhân ký xác nhận. Em nhớ có một chú nhận hộp thuốc em đưa chú vui lắm. Chú đi vào bệnh viện cứ ngoái đầu lại nhìn em hoài”.
Một F0 khác được Truyền giao thuốc lại chính là sinh viên cùng trường, nhiễm bệnh sau một thời gian tham gia chống dịch.
"Nhìn bạn, em thấy rưng rưng… Em không nghĩ có lúc mình lại đi giao thuốc cho chính đồng đội của mình trị bệnh. Điều đó có nghĩa nguy cơ là hoàn toàn có, vì vậy em luôn nhắc nhở bản thân mình trước khi muốn giúp đỡ được cho nhiều người thì mình phải thật cẩn thận, giữ gìn sức khoẻ, tuân thủ đúng quy định… bởi nếu mình bị Covid-19 không những sẽ không hỗ trợ được bất kỳ ai mà còn làm cho mọi người lo lắng”.
Ngoài ra, Truyền cũng có những kỉ niệm vui. Đó là những bệnh nhân được Truyền hỗ trợ, tư vấn sau khoảng 4-5 ngày thì cậu nhận được tin báo họ đã âm tính với SARS-COV-2…
"Đó là niềm vui rất lớn không có gì diễn tả được. Có nhiều bệnh nhân nhận được thuốc điều trị họ rơi nước mắt vì vui. Với đó là điều rất ý nghĩa, vinh dự và dù nhỏ bé nhưng là trách nhiệm mình đã chọn khi chọn học ngành y".
Sau khi hoàn thành việc đưa thuốc trong ngày, Truyền sẽ quay về trường tháo đồ bảo hộ bỏ vào nơi xử lý theo quy định. Sau đó Truyền về nhà tiếp tục làm khoá luận tốt nghiệp.
“Mỗi ngày em cố gắng sắp xếp thời gian phù hợp vừa làm tình nguyện vừa làm khoá luận tốt nghiệp. Sử dụng triệt để thời gian em thấy rất có ý nghĩa khi mình có thể chung tay, sát cánh cùng mọi người chống dịch”.
 |
Tháng 10 này, khi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp xong sẽ xung phong vào bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 |
Truyền cho hay, tháng 10 này khi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp xong sẽ tiếp tục xin vào bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Lê Thanh Truyền, từng là một trong những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Trường ĐH Y Dược TP.HCM cách đây 6 năm. Truyền quê ở thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Khi Truyền hơn 1 tuổi, mẹ bỏ đi để lại Truyền và em trai mới tròn 2 tháng. Khi Truyền lên 10, cha em bị bệnh nặng chỉ luẩn quẩn ở nhà. Đã vậy, em trai Truyền cũng mắc bệnh trầm cảm. Ở tuổi ăn, tuổi chơi, Truyền bỗng chốc trở thành lao động chính khi gánh cuộc sống của cả cha và em trên vai. Khi Truyền học lớp 11 thì cha qua đời, để lại cho hai anh em một căn nhà lụp xụp, 1 sào ruộng chỉ có thể trồng lúa. Vượt qua nghịch cảnh, Truyền trúng tuyển vào ngành Y học dự phòng của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, vừa học vừa đi làm thêm để nuôi mình, nuôi em. |
Lê Huyền(Ảnh: NVCC)

Nam sinh mắc Covid-19 sau 3 tháng tình nguyện chống dịch
Sau 3 tháng tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19, Nguyễn Bảo Minh dương tính với SARS-COV-2. Những ngày này Minh đang “chiến đấu”, mong nhanh khỏi bệnh để tiếp tục công việc.
" alt=""/>Nam sinh trường Y kể chuyện hỗ trợ F0 điều trị Covid
MU lại lộ chuyện ‘đi chợ’ kémVới việc mang về 3 tân binh mùa này, Daniel James, Aaron Wan-Bissaka và hậu vệ đắt giá nhất thế giới Harry Maguire, Manchester United chưa hẳn làm người hâm mộ hài lòng. Một số cảm thấy thất vọng, nhắm chỉ trích vào Phó Chủ tịch Ed Woodward.
 |
MU lại bị chê cười vì chuyện 'đi chợ' kém |
MU ngoài việc mất giá trên thị trường chuyển nhượng so với trước, bị không ít cầu thủ từ chối về Old Trafford thì còn gặp phải cảnh… mua lầm người. Alexis Sanchez chứng là minh chứng rõ nhất cho một bản hợp đồng hớ, làm ảnh hưởng không chỉ trên sân mà còn tốn kém tiền bạc.
Mới nhất, MU còn lộ chuyện ‘đi chợ’ kém với cầu thủ có giá 28 triệu bảng, Axel Witsel do chần chừ mà bất thành.
Tiền vệ 30 tuổi tiết lộ, khi quyết định rời CLB Tianjin Quanjian (Trung Quốc), anh đã nhận được một số lời đề nghị, trong đó có MU. Tuy nhiên, Axel Witsel cuối cùng đã chọn bến đỗ Dortmund, thay vì gia nhập Quỷ đỏ, bởi: “Tôi đã có thể đến MU nhưng tôi không muốn chờ đợi. Tôi cảm giác là lựa chọn đầu tiên cho Dortmund. Điều đó là quan trọng khi bạn tới một CLB mới. Tôi thực sự đã quyết định đúng đắn”.
Tính đến nay, Witsel đã có 46 lần ra sân cho Dortmund trên mọi đấu trường.
Mourinho bắc ghế chờ thay Tuchel ở PSG
Jose Mourinho thổ lộ, ông nhớ nghề HLV lắm rồi và muốn mau chóng được trở lại với công việc yêu thích một lần nữa.
 |
HLV Mourinho mong mỏi được trở lại với công việc huấn luyện |
Tuy nhiên, hiện tại thì nhà cầm quân người Bồ vẫn đang… thất nghiệp, chưa có đội bóng hàng đầu châu Âu nào mời về.
Soccer Link cho hay, Mourinho đang theo dõi sát tình hình của thuyền trưởng Thomas Tuchel ở PSG. Nhà vô địch Ligue 1 có kết quả không như ý sau 2 vòng đầu mùa giải mới, với 1 thắng (Nimes 3-0) và 1 thua (1-2 Rennes), hiện xếp thứ 8 BXH.
Điều đáng chú ý là nội bộ PSG không ổn định, với ngôi sao chủ chốt Neymar nằng nặng đòi trở lại Barca và CLB đang tìm cách làm sao để bán cho được giá như mong muốn.
Mourinho được các ông chủ PSG đánh giá cao, bản thân cựu HLV MU cũng từng đề cập đến chuyện có khả năng dẫn dắt đội bóng nhà giàu này lúc còn ở Old Trafford.
Trong gần 20 năm theo nghề HLV, đây là lần đầu tiên Mourinho trải qua mùa hè với tháng 7, 8… chẳng biết làm gì, do không ngồi “ghế nóng” CLB nào cả.
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
L.H
" alt=""/>Tin bóng đá 23