Thế nhưng lúc này, ông Trí lại tham gia hoạt động văn nghệ tại đoàn thanh niên địa phương. Tại đây, ông có những mối quan hệ, niềm vui mới và dần quên đi cô bạn gần nhà.
Vốn đã thầm thương ông Trí, khi thấy ông lạnh nhạt với mình, bà Huy buồn bã, giấu nước mắt vào lòng. Dẫu vậy, một thời gian sau, ông Trí vẫn đến nhà bà Huy để dạy học cho các em của bà.
Nhờ vậy, tình cảm của hai người dần được thắt chặt, sâu đậm thêm. Một lần, sau giờ dạy kèm miễn phí, ông bà hẹn nhau đến bụi chuối ở vườn nhà trò chuyện. Tại đây, cả hai có với nhau nụ hôn đầu đời như một cách thay cho lời hẹn thề sẽ về chung một nhà.
Tại chương trình Tình trăm năm tập 182, bà Huy kể: “Ông ấy là mối tình đầu của tôi. Khi mới đến Đồng Nai, thấy ông ấy ham vui mà lạnh nhạt với tôi, tôi rất buồn.
Tôi tự nhủ rằng nếu ông ấy có để ý mình thì mình cám ơn, nếu không cũng đành chấp nhận. Thế rồi cuối cùng ông ấy vẫn chọn tôi. Hơn một năm sau khi có nụ hôn đầu tiên ở bụi chuối, chúng tôi làm đám cưới”.
Kinh tế khó khăn, đám cưới của ông bà diễn ra chóng vánh, giản dị nhưng đầy ấm cúng. Không lâu sau, bà mang thai và được bố mẹ chồng cắt đất, cho ra ở riêng.
Cuộc sống vất vả, lại có thêm miệng ăn, ông Trí quyết định dắt díu vợ con đến thị xã Long Khánh (Đồng Nai) lập nghiệp. Tại đây, ông bà bán hết chút ít của hồi môn để mua căn nhà nhỏ với niềm tin có an cư mới lạc nghiệp.
Vượt bạo bệnh
Nơi đất khách, ông Trí cần mẫn làm công nhân. Năm 1991, khi kinh tế gia đình ổn định, ông Trí quyết định chuyển gia đình đến TP.HCM sinh sống. Tại đây, ông làm nghề tự do để nuôi sống bản thân, gia đình.
Sống, làm việc trong thành phố nhộn nhịp, hối hả, ông Trí luôn vững tâm, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời. Ông tự dặn lòng phải gắn bó với gia đình, dù đi đâu, làm gì cũng phải đặt gia đình lên trên hết.
Trong khi đó ở nhà, bà Huy tin tưởng và ủng hộ chồng hết mực.
Bà Huy tâm sự: “Tính tôi không thích cãi, ông ấy nói gì, tôi đều lắng nghe. Tôi cũng không ghen tuông, giận hờn. Dù ai nói gì tôi vẫn luôn tin chồng.
Nếu ông ấy có chuyện bực tức bên ngoài, về nhà nói lớn tiếng, tôi đều nhẹ nhàng khuyên ông ngồi xuống vợ chồng chia sẻ chớ để các con nghe mà buồn. Ông cũng hiền, cố gắng giữ cho mọi chuyện hài hòa nên vợ chồng chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn”.
Sống trong cuộc hôn nhân hạnh phúc, ông bà lần lượt có những người con. Thế nhưng năm 2015, bà Huy bất ngờ phát hiện mình mắc bệnh ung thư. Trong lúc bà suy sụp nhất, ông Trí luôn bên cạnh động viên, an ủi.
Cùng với các con, tình yêu của ông Trí trở thành sức mạnh giúp bà vượt qua bạo bệnh. Sau 2 lần xạ trị, phải bán nhà để thuốc thang, bà Huy khỏe mạnh, yêu đời như người chưa từng lâm bệnh.
Thậm chí, bà còn chăm sóc, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình ông Trí điều trị căn bệnh trầm cảm suốt mấy năm qua. Ông Trí chia sẻ: “Có thời gian, tôi bị chứng mất ngủ hành hạ. Đi khám, tôi phát hiện mình bị trầm cảm nặng phải điều trị bằng thuốc lâu dài.
Trong quá trình này, người chăm sóc đóng một vai trò rất quan trọng. Là người bên cạnh, chăm sóc tôi, bà ấy luôn quan tâm sâu sắc, lo cho tôi từng ly từng tí từ miếng ăn đến giấc ngủ. Nhờ vậy, bây giờ bệnh của tôi đã thuyên giảm nhiều”.
Trước khi kết thúc phần trò chuyện, ông Trí bất ngờ nhận được đoạn clip ngắn có lời nhắn gửi của vợ mình. Trong clip, bà Huy nói suốt 47 năm sống với nhau, bà luôn dành cho chồng tình yêu thương, lòng bao dung vô hạn.
Bà cũng cám ơn chồng và cho biết bản thân rất hạnh phúc vì được ông cho mình 4 người con hiếu thảo. Cuối cùng, bà nói mình rất yêu chồng và khẳng định ông là mối tình đầu và cũng là tình cuối của mình.
Cơm ngon với canh chua măng sườn và chả cốm thịt băm.
Nguyên liệu:
- Thịt lợn xay: 400g
- Cốm tươi: 100g
- Sườn lợn: 300g
- Măng tươi:300g
- Bông bí: 500g
- Dưa chuột: 2 quả
- Cà muối
- Gia vị, dầu ăn
- Hành hoa, tỏi, ớt.
Cách thực hiện bữa cơm gia đình với thực đơn đơn giản như sau:
1. Canh chua măng sườn non
![]() |
- Măng chua mua về, các bạn tước sợi cho vào luộc sơ 1 lần cho măng bớt chua.
![]() |
- Sườn non chặt miếng vừa ăn, cho sườn non vào trần sơ với nước sôi. Vớt sườn ra rửa lại cho sạch.
![]() |
- Cho sườn non và măng vào xào với dầu ăn và gia vị cho thật ngấm.
![]() |
- Thêm nước và nấu sôi canh chua măng sườn non trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho sườn mềm. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Thêm hành hoa, mùi tàu vào canh chua măng sườn non để tăng thêm mùi thơm hấp dẫn.
![]() |
Canh chua măng sườn non ngọt ngon có thể ăn cùng cơm hoặc bún. |
- Canh chua măng sườn non có vị chua nhẹ từ măng, nước canh ngọt thanh từ sườn non rất ngon miệng khi thưởng thức.
2. Chả cốm thịt băm thơm ngon
![]() |
- Thịt lợn xay nhuyễn trộn đều với cốm tươi hoặc khô đều được. Thêm 1 thìa gia vị vào trộn đều để thịt băm và cốm ngấm gia vị.
![]() |
- Nặn thịt băm trộn cốm thành các viên nhỏ vừa ăn, ép nhẹ để viên chả cốm hơi dẹt. Làm lần lượt cho tới khi hết phần thịt băm trộn cốm đã chuẩn bị.
![]() |
- Cho dầu ăn vào chảo cho thật nóng, thả chả cốm vào chiên chín vàng giòn các mặt là bạn đã có ngay đĩa chả cốm thơm ngon.
![]() |
Chả cốm thịt băm có cách làm đơn giản nhưng rất ngon miệng. |
3. Bông bí xào tỏi
![]() |
- Bông bí tươi mua về tước thật sạch xơ, bỏ nhụy, rửa sạch để ráo nước. Để tiết kiệm thời gian, các bạn có thể mua loại bông bí hoặc rau bí đã được tước sạch xơ.
![]() |
- Phi thơm tỏi đập dập với dầu ăn, cho bông bí vào xào to lửa cho hoa bí chín tới giữ được độ giòn và màu sắc đẹp mắt. Nêm gia vị cho vừa miệng và cho ra đĩa to.
![]() |
Bông bí xào tỏi xanh mướt rất hấp dẫn. |
4. Cà muối và dưa chuột chẻ:
![]() |
Cà muối |
- Cà muối: các bạn có thể tự muối cà để ăn dần rất đơn giản và đảm bảo vệ sinh hoặc có thể mua cà muối sẵn nếu quá bận rộn.
![]() |
- Dưa chuột tươi nạo sạch vỏ và chẻ dọc để ăn kèm.
![]() |
Bữa cơm gia đình với canh chua măng sườn non, chả cốm, bông bí xào tỏi và cà muối đều là những món rất đơn giản nhưng ngon miệng trong thực đơn hàng ngày.
Với thời gian chỉ khoảng 30 phút là các bạn đã hoàn thành bữa cơm ngon, đủ chất cho cả gia đình. Các bạn cùng tham khảo thực đơn trên đây để có những lựa chọn hợp lý với khẩu vị cả nhà nhé!
Canh ngao chua là lựa chọn tuyệt vời, giúp bạn thấy ngon miệng hơn trong những ngày nắng nóng.
" alt=""/>Bữa cơm ngon với canh chua măng sườn và chả cốm thịt bămSấu ngâm đường (nước sấu)
Nguyên liệu:
- Sấu: 1 kg
- Đường: 800g
- Muối: 100g
- Gừng: 50g
- Lọ thủy tinh
Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu:
Cách chọn sấu:
- Nhiều người chưa có kinh nghiệm thường thích những quả sấu xanh mướt, da mịn, trơn bóng nhưng thực chất những quả sấu này còn non, chỉ nên mua một ít về nấu canh hoặc chế biến trong vài ngày. Sấu non có nhiều thịt nhưng hạt lại mềm nên nếu để ngâm rất dễ bị ủng. Vì thế, để làm sấu ngâm để được lâu, giòn, nhiều thịt mà không bị ủng, chị em nên chọn loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần.
- Hoặc cũng có thể chọn loại sấu bánh tẻ vì lúc này thịt sấu còn dày, hạt nhỏ, nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành.
- Không nên chọn quả sấu quá già, hạt to, thịt sấu mỏng, chỉ gần gọt quả vỏ cũng đã vào gần đến hạt.
- Khi chọn, chị em chọn kỹ từng quả một để có được những quả sấu đủ tiêu chuẩn và không thâm, dập, thối.
Khi chọn, chị em chọn kỹ từng quả một để có được những quả sấu đủ tiêu chuẩn và không thâm, dập, thối.
Các vật dụng ngâm sấu cần sạch, khô
- Lọ thủy tinh hay bất cứ vật dụng gì để dự trữ sấu ngâm cần phải sạch và khô ráo. Để an toàn tốt nhất chị em vẫn nên dùng lọ thủy tinh để đựng. Trước khi ngâm, tráng lọ thủy tinh bằng nước sôi thì khi ngâm sấu, sấu không bị màng hỏng.
- Tay khi làm sấu cũng cần khô ráo, sạch sẽ, không dính nước.
Cách làm:
- Sấu gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao gọt vòng quanh quả sấu, sấu sẽ nhanh ngấm đường, ngon đậm đà hơn. Ngâm sấu vào chậu nước có pha 100g muối hạt khoảng 30 phút cho sấu ra hết nhựa, vớt ra rổ, rửa sạch với nước lạnh.
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
- Đun sôi một nồi nước, thả sấu vào chần nhanh, rồi nhanh tay vớt sấu ra để ráo nước (không chần lâu làm sấu mềm hoặc nhũn).
- Cho sấu vào một chiếc nồi, thêm 800g đường, xóc đều rồi ngâm tới khi đường tan hết (ngâm sấu qua đêm).
- Sau khi đường tan hết, lấy quả sấu bỏ vào lọ thủy tinh, còn nước sấu thì cho lên bếp đun sôi thật kỹ. Dùng đũa khuấy nhẹ để đường còn sót lại sẽ tan hết. Sau đó cho gừng vào khuấy đều rồi tắt bếp.
- Để nước đường thật nguội rồi mới rót vào từng lọ thủy tinh đã xếp sẵn sấu. Bảo quản nước sấu ngâm nơi thoáng mát và dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm:
- Nước sấu hơi sánh, có vị ngọt đậm, thơm mùi sấu đặc trưng, để khi pha với đá là vừa.
- Sấu giòn, ăn ngon và chua thanh nhẹ rất hấp dẫn.
Cách thưởng thức:
- Khi thưởng thức, bạn pha nước sấu ngâm đường với một ít nước lọc, cho thêm đá viên sao cho vừa miệng và vài trái sấu vào dùng kèm, có thể cho thêm một ít chanh tươi để làm tăng khẩu vị của thức uống hấp dẫn này cũng rất ngon miệng.
Cách bảo quản:
- Nước sấu bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín nắp và dùng trong cả mùa hè.
- Khi lấy sấu cần dùng muôi sạch, khô để múc tránh cho sấu bị màng.
Chúc các bạn thành công!
Vào những ngày hè nắng nóng sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt và sinh ra cảm giác chán ăn. Gợi ý dưới đây giúp bạn chuẩn bị mâm cơm vừa ngon vừa mát cho gia đình.
" alt=""/>Cách làm 2 món sấu ngâm tuyệt ngon, để cả năm không màng hỏng