“Phiên chợ Từ Tâm” do Ban Dân vận TP.Thủ Đức và Tiểu ban hướng dẫn Phật tử Ni giới Trung ương phối hợp tổ chức.
“Với các hoạt động thiết thực, phiên chợ đã tạo nên một lễ hội tình người, góp phần tiếp sức cho TP.Thủ Đức trong vấn đề an sinh xã hội, đồng thời giúp người lao động khó khăn - những công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp nơi đây cảm nhận rõ hơn về hơi ấm tình người, giúp họ có thêm điểm tựa về tinh thần, để chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn”, Ni sư Huệ Dâng, trưởng ban Tổ chức chia sẻ.
Nói với VietNamNet, chị Nguyễn Thị Hồng Gấm, công nhân có mặt từ rất sớm tại phiên chợ cho biết, “sau đại dịch, đời sống của công nhân khó khăn hơn do thiếu hàng hóa, thời gian nghỉ làm nhiều, do vậy ngày hội này phần nào chia sẻ với chúng tôi”.
Anh Lê Quang Hưng, công nhân cho một công ty chế biến gỗ tại Linh Trung cũng bày tỏ: “Thực sự, với đồng lương eo hẹp, giá cả leo thang hiện nay, chúng tôi phải cầm cự, nỗ lực rất nhiều trong cuộc sống, dè xẻn các chi tiêu”.
Nói rồi, anh rạng rỡ cầm phiếu đi lựa các hàng hóa thiết thực cho sinh hoạt của gia đình, “được một tuần, đỡ một tuần”.
Phiên chợ tuy không thể đến với tất cả công nhân, phải thông qua phường Bình Chiểu tổ chức cho một số ít anh chị khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo Ni sư Huệ Dâng, đây có thể nói là một bàn tay nhỏ của Ni giới Phật giáo, cùng chung lo cho người lao động khó khăn tại địa phương. “Hi vọng sẽ có thêm nhiều tổ chức đến với công nhân như thế này”, Ni sư trưởng ban tổ chức nói.
Ngoài phiếu mua sắm, các anh chị công nhân còn được tặng phiếu ẩm thực chay (100 ngàn đồng/phiếu) để mua các thực phẩm muốn ăn, mỗi món từ 10-20 ngàn đồng, do các chùa Ni trong TP.HCM thực hiện.
Họ còn được khám, phát thuốc, tư vấn pháp lý, tâm lý miễn phí. Tổng kinh phí thực hiện lên đến 440 triệu đồng do Tiểu ban hướng dẫn Phật tử Ni giới Trung ương chịu trách nhiệm.
Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiểu ban Khoa học tự nhiên thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa dự phiên họp của Tiểu ban Khoa học tự nhiên UNESCO trong phiên họp lần thứ 39 của Đại hội đồng UNESCO.
![]() |
Du lịch sông Giăng vào Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây xứ Nghệ (Nguồn: Khu dự trữ sinh quyển miền Tây xứ Nghệ). |
Tại phiên họp lần thứ 39, Việt Nam đã ứng cử vào thành viên của Hội đồng điều phối quốc tế của Chương trình Con người và Sinh quyển UNESCO nhiệm kỳ 2018-2019 ICC MAB (International Coordination Council). Tiểu ban Khoa học tự nhiên đã phối hợp với Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO vận động để các quốc gia thành viên UNESCO bầu cho đại diện của Việt Nam vào thành viên của ICC. Đại hội đồng đã bỏ phiếu, Việt Nam đã cùng với Australia được bầu là thành viên đại diện Khu vực IV của ICC nhiệm kỳ 2018-2019.
Theo GS. Nguyễn Hoàng Trí - Chủ tịch Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Vietnam), thời gian qua, Việt Nam và tổ chức UNESCO hợp tác ngày càng chặt chẽ và sâu rộng, giúp cho việc triển khai thành công nhiều chương trình của UNESCO tại Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia vào các Ủy ban, Hội đồng chuyên môn của UNESCO vừa khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam, vừa thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của UNESCO và Liên hiệp quốc.
T.Lê
" alt=""/>Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng điều phối sinh quyển quốc tế